Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 93 - 95)

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án nhằm phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án, hạn chế tối đa rủi ro, thất thoát nguồn vốn, bảo toàn và phát triển nguồn vốn TDĐT của Nhà nước. Đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh một cách bền vững. Với giải pháp này nhằm lựa chọn được dự án có hiệu quả, CĐT có năng lực tài chính tốt, lành mạnh, có khả năng quản lý và vận hành dự án, phòng ngừa rủi ro thì chi nhánh cần thực hiện ngay những biện pháp sau:

- Cùng với việc tiếp tục thực hiện các phương pháp thẩm định hiện hành, Chi nhánh Quảng Ninh nên sử dụng kết hợp so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, hiệu quả đầu tư của dự án đang thẩm định. Chú trọng hơn nữa công tác thẩm định năng

lực của chủ đầu tư, áp dụng việc đánh giá năng lực tài chính và uy tín tín dụng của CĐT thông qua hệ thống xếp hạng khách hàng; đề cập đến các chỉ số dự báo trước khi cho vay như: tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán về kinh tế - chính trị - xã hội.

Tăng cường thẩm định thực tế dự án, CĐT gắn với thẩm định hồ sơ nhằm nâng cao chất lượng thẩm định và để kết quả thẩm định sát thực tế hơn. Việc khai thác và xử lý thông tin trong công tác thẩm định phải đầy đủ, chính xác và kịp thời. Cán bộ thẩm định cần khai thác thông tin từ các kênh khác nhau, như các đối tác kinh doanh, bán hàng với CĐT, tìm hiểu uy tín của CĐT với các tổ chức tín dụng và trung tâm CIC, sản phẩm sản xuất từ khách hàng chiếm bao nhiêu phần trăm thị

82

phần thị trường sản phẩm, mạng lưới hoặc kênh phân phối sản phẩm, khả năng cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường, mức độ tín nhiệm của bạn hàng, chính sách khách hàng từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của Hội sở chính. - Tăng cường thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay với mục đích tài sản bảo

đảm tiền vay phải được coi là điều kiện quan trọng trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm của khách hàng. Trong những năm tới Giám đốc nên thành lập tổ định giá “chuyên trách hoặc kiêm nhiệm” với thành phần gồm: cán bộ thẩm định, tín dụng, tài chính kế toán, cán bộ pháp chế. Số lượng cán bộ, phương thức hoạt động của tổ định giá phù hợp với đặc điểm quy mô hoạt động, tình hình thực tế của chi nhánh, đảm bảo hiệu quả và an toàn tín dụng. Trường hợp, tài sản đảm bảo đơn giản, giá trị rõ ràng, phổ biến có thể không nhất thiết phải sử dụng đến tổ định giá. Để giảm bớt thủ tục và thời gian, Giám đốc nên giao cho bộ phận tín dụng hoặc thẩm định tổ chức thực hiện.

Việc kiểm tra tài sản đảm bảo do Giám đốc chủ động tổ chức thực hiện theo từng trường hợp cụ thể, nhưng tối đa không quá 6 tháng/lần. Riêng đối với các tài sản đảm bảo thuộc nhóm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản hình thành trong tương lai đang trong quá trình hình thành do tính ngắn hạn và thường xuyên chuyển đổi hình thái giá trị nên việc kiểm tra phải thường xuyên, liên tục nhằm kiểm soát, nhưng không quá 3 tháng/lần.

- Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu về quản lý đầu tư, về quy trình, quy phạm kỹ thuật thuộc các chuyên ngành kinh tế kỹ thuật. Đào tạo nâng cao khả năng phân tích tài chính, đánh giá năng lực tài chính của CĐT cho tất cả các cán bộ liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư.

- Sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác thẩm định phải có trình độ chuyên môn cao, có năng lực công tác tốt, hiểu biết rõ về nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp đáp ứng được nhiệm vụ đề ra

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thẩm định, thông tin về định hướng phát triển kinh tế xã hội, tính năng hoạt động của công nghệ thiết bị, thị trường sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh quảng ninh (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)