Điều kiện và quy trình tuyển dụng viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng viên chức trong các đơn vị trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh gia lai (Trang 25)

7. Bố cục luận văn

1.2. Điều kiện và quy trình tuyển dụng viên chức

1.2.1. Điều kiện tuyển dụng viên chức

phải đặt ra những điều kiện đối với ứng viên dự tuyển để sàng lọc đối tượng. Đối với việc tuyển dụng viên chức, các ứng viên phải đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật quy định và của đơn vị SNCL đặt ra.

Các đơn vị SNCL sử dụng ngân sách nhà nước, cung cấp dịch vụ phục vụ quản lý nhà nước nên hoạt động tuyển dụng phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Điều này đảm bảo tuyển dụng được những viên chức có trình độ, năng lực để đảm nhiệm công việc và sự thống nhất trong hệ thống các đơn vị. Bên cạnh những quy định của pháp luật, các đơn vị SNCL cũng có thể đặt ra một số điều kiện đối với ứng viên dự tuyển bởi lẽ các đơn vị này là nơi sử dụng trực tiếp viên chức, có những đặc thù riêng trong hoạt động, đòi hỏi viên chức phải thích hợp với công việc tại đơn vị đó.

Điều kiện đầu tiên là người tuyển dụng phải có trình độ chuyên môn theo yêu cầu. Hoạt động chuyên môn của viên chức chủ yếu dựa trên các kỹ năng nghiệp vụ, mang tính nghề nghiệp cao nên người được tuyển dụng phải được đào tạo bài bản, thể hiện bằng các văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục cấp hoặc có các kỹ năng đặc biệt. Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, có năng lực.

-Thứ hai, người được tuyển dụng phải có tư cách đạo đức, bởi vì mọi hoạt động của viên chức có thể ảnh hưởng đến uy tín, lợi ích của cả đơn vị. Những hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học đều gắn liền với danh dự nghề nghiệp mà xã hội đã công nhận và tôn vinh. Viên chức làm việc trong các đơn vị SNCL cần phải có tư cách đạo đức và có tinh thần cống hiến, hy sinh.

-Thứ ba, người được tuyển dụng phải đạt yêu cầu về năng lực làm việc, có khẳ năng giải quyết các yêu cầu công việc chuyên môn được giao. Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng của một viên chức. Kiểm tra năng lực làm việc cũng là một nội dung quan trọng để quyết định kết quả tuyển

dụng.

-Thứ tư, người được tuyển dụng phải mang Quốc tịch Việt Nam, đang cư trú tại Việt Nam. Hoạt động chuyên môn của viên chức là nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, nhiều nội dung liên quan đến viên chức hiện nay vẫn được điều chỉnh bởi pháp luật hành chính nên quy định trên cũng nhằm bảo đảm cho công tác quản lý nhà nước đối với viên chức.

-Thứ năm, người được tuyển dụng phải đạt tới độ tuổi nhất định. Khi đạt tới một độ tuổi theo quy định, viên chức có khả năng thực hiện công việc và chịu trách nhiệm pháp lý về các hành vi của mình. Giới hạn độ tuổi cũng phù hợp với các quy định về độ tuổi người lao động trong pháp luật lao động. -Thứ sáu, người được tuyển dụng phải có hồ sơ lý lịch rõ ràng. Đây là điều kiện để đơn vị SNCL có thể nắm bắt được những thông tin cơ bản về người dự tuyển, làm cơ sở để quản lý viên chức.

Ngoài ra, các đơn vị SNCL cũng có thể đặt ra các tiêu chuẩn khác nhằm lựa chọn được những viên chức phù hợp với đặc thù của đơn vị nhưng không trái với các quy định của pháp luật. Đó có thể là các tiêu chuẩn về hình thể, giọng nói, năng khiếu… Ví dụ, một trường đại học tuyển giảng viên có thể đặt ra yêu cầu về ngoại hình, giọng nói…; cơ sở nghiên cứu khoa học có thể đặt ra yêu cầu về công trình nghiên cứu khoa học mà ứng viên đã thực hiện…

1.2.2. Quy trình tuyển dụng viên chức

Việc tuyển dụng viên chức phải tuân theo quy trình đã được quy định trong các VBQPPL nhằm đảm bảo cho việc tuyển dụng được diễn ra một cách công bằng, minh bạch, đúng pháp luật, tạo sự thống nhất trong tuyển dụng giữa các đơn vị.

Hàng năm, đơn vị SNCL xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để tổ chức thực hiện. Quy trình tuyển dụng viên chức bao gồm các bước sau:

-Bước 1: Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển

+ Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển.

+ Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển ít nhất là 20 ngày làm việc kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

+ Chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển để niêm yết công khai tại trụ sở làm việc và thông báo trên trang điện tử của đơn vị (nếu có).

-Bước 2: Tổ chức tuyển dụng viên chức

+ Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng để thực hiện việc thi tuyển hoặc xét tuyển.

+ Hội đồng tuyển dụng viên chức thành lập và phân công cụ thể cho bộ phận giúp việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

+ Chậm nhất trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, Hội đồng tuyển dụng viên chức phải tổ chức chấm thi hoặc tổ chức tổng hợp kết quả xét tuyển và báo cáo với người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.

-Bước 3: Thông báo kết quả tuyển dụng

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của Hội đồng tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải niêm yết công khai kết

quả thi tuyển hoặc xét tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức (nếu có).

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển, người dự tuyển có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức giao Hội đồng tuyển dụng tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo.

+ Sau khi thực hiện các quy định trên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phê duyệt kết quả tuyển dụng và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký, nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian và địa điểm người trúng tuyển đến ký hợp đồng làm việc.

+ Đối với các đơn vị SNCL, pháp luật quy định có haihình thức tuyển dụng sau:

Đối với đơn vị SNCL được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự, người đứng đầu ĐVSNCL tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức; quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Đối với đơn vị SNCL chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị SNCL tổ chức thực hiện hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức cho đơn vị SNCL thuộc quyền quản lý; quyết định hoặc ủy quyền quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

- Thi tuyển viên chức

Tại điều 7 của Nghị định nêu ra các nội dung và hình thức thi như sau: + Người dự thi tuyển viên chức phải thực hiện các bài thi sau: Thi kiến

thức chung và thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành. Việc thi tin học văn phòng và ngoại ngữ đối với người dự thi tuyển viên chức thực hiện theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và yêu cầu của vị trí việc làm.

+ Thi kiến thức chung: Thi viết về pháp luật viên chức; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những hiểu biết cơ bản về ngành hoặc lĩnh vực tuyển dụng.

+ Thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành thông qua hình thức thi viết hoặc trắc nghiệm và thi thực hành. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định hình thức và nội dung thi phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.

Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc công nghệ thông tin, bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc công nghệ thông tin thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ hoặc thi tin học văn phòng quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

+ Thi ngoại ngữ: Thi một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.

Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc ít người, việc thi ngoại ngữ được thay thế bằng tiếng dân tộc ít người. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định hình thức và nội dung thi tiếng dân tộc ít người.

+ Thi tin học văn phòng: Thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.

+ Căn cứ vào khả năng, điều kiện cụ thể, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định hình thức thi trên giấy hoặc trên

máy vi tính.

- Tại Điều 8, quy định điều kiện miễn thi một số môn như sau:

Người đăng ký dự tuyển được miễn thi môn ngoại ngữ hoặc tin học trong các trường hợp sau:

- Miễn thi môn ngoại ngữ trong trường hợp môn nghiệp vụ chuyên ngành không phải là ngoại ngữ nếu có một trong các điều kiện sau:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học về ngoại ngữ;

+ Có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.

- Miễn thi môn tin học văn phòng trong trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.

Tại Điều 9, quy định cách tính điểm như sau: - Bài thi được chấm theo thang điểm 100. - Điểm các bài thi được tính như sau: + Thi kiến thức chung: Tính hệ số 1;

+ Thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành: phần thi viết hoặc thi trắc nghiệm tính hệ số 1; phần thi thực hành tính hệ số 2.

- Kết quả thi là tổng số điểm của bài thi kiến thức chung và các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành. Trường hợp người dự tuyển thi ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc ít người, thi tin học văn phòng, kết quả các bài thi này là điểm điều kiện và không tính vào tổng số điểm thi, trừ trường hợp ngoại ngữ và công nghệ thông tin là phần thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành.

Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức quy định như sau: - Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải tham dự đủ các bài thi, mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên và được xác định theo nguyên tắc: Người trúng tuyển có kết quả thi cao hơn, lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

- Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu tổng số điểm các bài thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau:

+ Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động; + Thương binh;

+ Người hưởng chính sách như thương binh; + Con liệt sĩ;

+ Con thương binh;

+ Con của người hưởng chính sách như thương binh; + Người dân tộc ít người;

+ Đội viên thanh niên xung phong;

+ Đội viên tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;

+ Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự; + Người dự tuyển là nữ.

- Trường hợp vẫn không xác định được người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức trực tiếp phỏng vấn và quyết định người trúng tuyển.

- Không thực hiện việc bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.

- Xét tuyển viên chức

Tại điều 11 quy định nội dung xét tuyển viên chức như sau:

+ Xét kết quả học tập bao gồm điểm học tập và điểm tốt nghiệp của người dự tuyển.

+ Kiểm tra, sát hạch thông qua phỏng vấn hoặc thực hành về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển.

Cách tính điểm được quy định như sau:

+ Điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.

+ Điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ luận văn của người dự xét tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.

+ Trường hợp người dự xét tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì điểm học tập đồng thời là điểm tốt nghiệp và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 2.

+ Điểm phỏng vấn hoặc thực hành được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 2.

+ Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn tính theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 4 Điều này.

Trường hợp người dự xét tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì kết quả xét tuyển là tổng số điểm được tính tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức:

+ Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn hoặc thực hành, mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên;

- Có kết quả xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

+ Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả xét tuyển bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng cần tuyển dụng thì người có điểm phỏng vấn hoặc điểm thực hành cao hơn là người trúng tuyển; nếu điểm phỏng vấn hoặc điểm thực hành bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

+Trường hợp vẫn không xác định được người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên quy định tại Khoản 2 Điều này thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển.

+ Không thực hiện bảo lưu kết quả xét tuyển cho các kỳ xét tuyển lần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển dụng viên chức trong các đơn vị trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh gia lai (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)