a) Tính không bền với nhiệt
Nhôm hiđroxit (Al(OH)3) là hợp chất không bền đối với nhiệt, khi đun nóng bị phân huỷ thành nhôm oxit :
2Al(OH)3 →to Al2O3 + 3H2O
b) Tính lỡng tính
• Thí nghiệm 1 : Thả một ít Al(OH)3 vừa đợc điều chế vào cốc nớc, nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào Al(OH)3 (hình 6.11).
Nhận xét: Khi tác dụng với axit mạnh, Al(OH)3 thể hiện tính bazơ Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
• Thí nghiệm 2 : Thả một ít Al(OH)3 vào cốc nớc, nhỏ vài giọt dung dịch kiềm (nh NaOH, KOH, ...) vào Al(OH)3 (hình 6.12).
Hình 6.11. Al(OH)3 tác dụng
Hình 6.12. Al(OH)3 tác dụng với dung dịch NaOH
Nhận xét : Khi tác dụng với kiềm, Al(OH)3 thể hiện tính axit Al(OH)3 + NaOH → Na [Al(OH)4]
Al(OH)3 + OH– → [Al(OH)4]–
Kết luận : Al(OH)3 là hiđroxit lỡng tính.
iii. nhôm sunfat
Muối nhôm có nhiều ứng dụng quan trọng là muối sunfat kép kali và nhôm ngậm nớc, trên thị trờng có tên là phèn chua. Công thức hoá học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O, viết gọn là KAl(SO4)2.12H2O. Trong công thức hoá học trên, nếu thay ion K+ bằng Li+, Na+ hay NH4+ ta đợc các muối kép khác có tên chung là phèn nhôm (không gọi là phèn chua).
Phèn chua đợc dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy (làm cho giấy không thấm nớc), chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải, chất làm trong nớc đục,...
IV. Cách nhận biết ion Al3+ trong dung dịch
Cho từ từ dung dịch NaOH đến d vào dung dịch thí nghiệm, nếu thấy có kết tủa keo xuất hiện rồi tan trong NaOH d thì chứng tỏ có ion Al3+.
3 3 3 Al + +3OH− → Al(OH) ↓ − − + → 3 2
Bài tập