Xây dựng, ban hành văn bản nhằm triển khai thực hiện pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 29)

1.3.1. Xây dựng, ban hành văn bản nhằm triển khai thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản luật về khai thác khoáng sản

Công tác xây dựng, ban hành văn bản nhằm triển khai pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế góp phần phát triển kinh tế - xã hội và trật tự an toàn xã hội của địa phương cũng như trên địa bàn cản nước. Đối với việc triển khai thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản. Sau khi Luật Khoáng sản có hiệu lực (ngày 01/7/2011) đến nay các cơ quan có thẩm quyền liên quan đều đã ban hành văn bản quy định, hướng dẫn để thi hành. Trong đó có hàng chục văn bản chủ yếu và liên quan trực tiếp lĩnh vực khoáng sản gồm: Chính phủ ban hành 08 Nghị định (03 Nghị định thay thế, 02 Nghị định sửa đổi, bổ sung 1 số điều); Thủ tướng Chính phủ ban hành 05 Quyết định; Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan ban hành 52 Thông tư quy định, hướng dẫn chi tiết một số nội dung hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản; lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản; thu nhận, lưu giữ, bảo quản và cung cấp dữ liệu về địa chất, khoáng sản và nhiều văn bản, quyết định về định mức kinh tế kỹ thuật công tác địa chất, phân loại trữ lượng tài nguyên khoáng sản; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công tác thăm dò khoáng sản, phân tích mẫu…

Bên cạnh đó, khai thác khoáng sản là một ngành rộng, có sự liên kết với nhiều thành phần kinh tế, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội.

Vì vậy, bên cạnh Luật Khoáng sản 2010 và các văn bản triển khai, Nhà nước đã xây dựng và ban hành những văn bản pháp luật khác để điều chỉnh những ảnh hưởng ấy.

Luật Bảo vệ môi trường 2014 được ban hành, trong đó có những quy định rất cụ thể, bắt buộc các chủ thể là tổ chức, cá nhân khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường. Thể hiện rõ quan điểm, Nhà nước không đánh đổi môi trường lấy mục tiêu kinh tế.

Khai thác khoáng sản là một lĩnh vực sử dụng nhiều lao động và một số ngành khai khoáng chứa đựng nhiều rủi ro (than, đá, dầu khí….), vì vậy yêu cầu phải đảm bảo an toàn lao động. Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 được ban hành với những quy định bắt buộc mọi chủ thể phải tuân theo, từ chủ thể là người sử dụng lao động, đến người lao động và cả cơ quan nhà nước có trách nhiệm liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)