công trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng.
Phối hợp là làm việc với nhau một cách hòa hợp mà trong đó các chủ thể đều thực thi hành vi, nhằm đạt được mục tiêu đã xác định với sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hành vi. Phối hợp là phương thức kết hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực thi được đầy đủ và có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; nhằm đạt được hiệu quả chính sách của công tác, nó bao gồm suốt quá trình chích sách từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế đến việc tổ chức thực thi cơ chế, chính sách, pháp luật, ở đâu có chính sách thì ở đó có nhu cầu phối hợp.
Công tác phối hợp đặt ra yêu cầu cho bất cứ công việc nào có sự tham gia của hơn một cơ quan, tổ chức. Phối hợp giữa các cơ quan, thực thi không những giúp chia sẻ được những nỗ lực trong xây dựng chính sách và đảm bảo thực thi đầy đủ, hiệu quả những chính sách này mà còn giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực như tài chính, con người nhằm đạt được các mục tiêu chính sách; đảm bảo cho tất cả các cơ quan liên quan có những hành động cần thiết nhằm thực thi chính sách của Nhà nước; đảm bảo cho những chính sách trong lĩnh vực này không gây ra những ảnh hưởng xấu cho lĩnh vực khác... Trong lĩnh vực chính sách về công tác thực thi chính sách đối với người có công cũng cần có sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Mục tiêu cuối cùng của phối hợp trong thực thi chính sách đối với người có công là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong công tác này. Nói cách khác phối hợp trong công tác thực thi chính sách đối với người có công là phương thức thực thi các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Trong chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện có sự phối hợp theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. Phối hợp theo chiều ngang là phối hợp thực thi chính sách giữa các cơ quan, chẳng hạn phối hợp giữa các phòng, ban trong Uỷ ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng. Phối hợp
theo chiều dọc là phối hợp giữa phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện với Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Phòng cần phải tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh và huyện đối với người có công đến đông đảo tầng lớp nhân dân trong địa bàn của huyện.
Phối hợp với ban chỉ huy quân sự quận, Công an huyện, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu thanh niên xung phong, thành đoàn huyện trong việc giải quyết chế độ đối với người có công và thân nhân của họ.
Phối hợp với các tổ chức, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn huyện tạo điều kiện giúp đỡ, dạy nghề, ưu tiên tuyển dụng đối với con thương binh nặng, con của người có công, người có công đang cư trú tại địa phương được học tập và làm việc.
Với chế độ chính sách đối với người có công của Đảng và Nhà nước hiện nay cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn huyện đã tạo niềm tin và sự hài lòng của đa số người dân trên địa bàn huyện. Qua khảo sát gần như không có đối tượng nào đề xuất nâng cao hiệu quả thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện. Có 13 ý kiến đề xuất, kiến nghị chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến những người có công, và chế độ chính sách mới khi ban hành cần phổ biến cụ thể, chi tiết đến từng đối tượng thụ hưởng. Chính quyền địa phương và cán bộ trực tiếp làm công tác chính sách người có công cần quan tâm đến những kiến nghị này để thực thi tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình và đảm bảo luôn làm hài lòng đối tượng người có công ở mức cao nhất.