407,7 tỷ NDT, Orient là 267,4 tỷ NDT, Great Wall và Cinda lần lượt là 373,0 và 407,7 tỷ NDT. Tỷ lệ thu hồi ti n mặt là 21%.
Bảng 1.3 Xử lý nợ xấu và thu hồi tài sản - tháng 12/2001 (tỷ NDT)
AMC Giá trị nợ xấu AMC mua Giá trị đƣợc xử lý
Tiền mặt thu hồi Tỷ lệ thu hồi tiền mặt (%) Orient 267,4 18,3 4,4 24,2 Great Wall 345,8 53,1 3,7 6,9 Cinda 373,0 29,9 10,5 35,1 Huarong 407,7 23,2 7,6 32,5 Tổng 1.393,9 124,5 26,2 21,0 Nguồn: LI Jiangfeng (2009)
Sau khi mua nợ các AMC đã áp dụng nhi u biện pháp để xử lý thu hồi như: - V hoán đổi nợ thành cổ phần: Biện pháp này không áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp mà chỉ giới hạn cho những đối tượng sau: (1) doanh nghiệp
được thành lập trong giai đoạn 1996-1997, chủ yếu được tài trợ bởi các NHTM và bị rơi vào vòng quay vay vốn và trả lãi vì sử dụng vốn không hiệu quả là nguyên nhân chính dẫn tới vỡ nợ; (2) thuộc 152 DNNN và có gánh nặng trả nợ vì thực hiện công tác đổi mới và mở rộng trang thiết bị.
Các AMC đã thực hiện hoán đổi nợ thành cổ phần cho 587 doanh nghiệp, với tỷ trọng 24,5% tổng số nợ các AMC mua v .
Bảng 1.4 Kết quả hoán đổi nợ thành cổ phần của các AMC Trung Quốc
AMC Tài sản chuyển nhƣợng (tỷ NDT) Hoán đổi nợcổ phần (tỷ NDT) Tỷ lệ hoán đổi (%) Số lƣợng DNNN Orient 267.4 63.9 23.9 65 Great Wall 345.8 12.5 3.6 21 Cinda 373.0 154.5 41.4 168 Huarong 407.7 110.0 27.0 333 Tổng cộng 1,393.9 340.9 24.5 587 Nguồn: LI Jiangfeng (2009)
- Thanh lý tài sản, bán tài sản cho các nhà đầu tư nước ngoài: Mặc dù v tổng thể các AMC chưa thực sự thành công, tuy nhiên xét theo từng biện pháp thì có thểnói biện phápthanh lý tài sản, bán tài sản cho các nhà đầu tư nước ngoài của AMC Trung Quốc đã đạt được những kết quả tốt. Với biện pháp này thì Huarong thực hiện thành công nhất trong bốn AMC. Huarong đã thực hiện hai lần thành công với tổng giá trị tài sản bán là 33,3 tỷ NDT. Cuộc bán đấu giá tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài của Huarong là cuộc bán đấu giá lớn nhất ở Châu Á thời điểm đó.
- Chứng khoán hóa nợ xấu: Nghiệp vụ chứng khoán hóa các khoản nợ xấu ở Trung Quốc được thực hiện không chỉ có sự tham gia của các AMC mà còn bởi các NHTM khác với tỷ lệ thu hồi được báo cáo là từ 10-30%.
Bảng 1.5 Diễn biến hoạt động chứng khoán hóa tại Trung Quốc
Năm AMC/Bank Tài sản chứng khoán hóa
2003 Huarong 13,3 tỷ NDT (1,6 tỷ USD)
2004 Cinda 2 tỷ NDT (240 triệu USD)
2004 ICBC 2,6 tỷ NDT (314 triệu USD)
1.3.1.3. Với sự vào cuộc của Bảo hiểm tiền gửi, Nhật Bản thành lập Cơ quan xử lý và thu hồi nợ - RCC, Cơ quan tái thiết công nghiệp – IRCJ để xử lý nợ xấu
*/ Tình hình nợ xấu của Nhật Bản:
Tính đến cuối năm 1999, nợ xấu của các TCTD được Chính phủ Nhật Bản công bố lên đến 647,6 tỷ USD, chiếm tới 12,6% GDP, tập trung chủ yếu ở những ngành phi sản xuất, cụ thể là lĩnh vực đầu tư BĐS và kinh doanh chứng khoán. Đến năm 2001, tỷ lệ nợ xấu trên GDP còn tiếp tục tăng lên 15,6% GDP.
Biểu đồ 1.2 Diễn biến nợ xấu tại Nhật Bản giai đoạn 1997 – 2006
Nguồn: Daniela Klingebiel (1999)& Kay Ellen Herr and Goe Miyazaki (1999)
*/ Các biện pháp thực hiện:
Chính phủ Nhật Bản đã thành lập 02 đơn vị bao gồm: (i). Cơ quan xử lý và thu hồi nợ (RCC):
Để xử lý và thu hồi nợ xấu,RCC thực hiện đồng thời các biện pháp xử lý nợ: (1) Đánh giá khách hàng để lựa chọn các biện pháp xử lý nợ, RCC sẽ lựa chọn các giải pháp thu hồi nợ; (2) Hỗ trợ tái thiết doanh nghiệp; (3) Thống nhất
với DICJ để bổ sung vốn công cho các khách nợ, sau đó sẽ nhận lại các cổ phiếu của khách nợ; (4) Mua chỉ định các khoản nợ khó có khả năng thu hồi; (5) Thực hiện vai trò của ngân hàng cầu nối nhằm bảo đảm tính linh hoạt và hiệu quả trong việc xử lý các tổ chức phá sản; (6) Thực hiện khởi tố dân sự đối với các trường hợp tranh chấp, khởi tố hình sự trường hợp vi phạm thuộc diện phải khởi tố hình sự.
(ii). Cơ quan tái thiết công nghiệp - JRCJ
Tháng 4/2003, Thượng viện Nhật Bản thông qua Đạo luật v cơ quan tái thiết công nghiệp vào tháng 5/2003, Cơ quan tái thiết công nghiệp (IRCJ) chính thức đi vào hoạt động. Khác với RCC, IRCJ không thực hiện bán nợ mà tái thiết doanh nghiệp gắn với xử lý nợ thông qua các biện pháp như thực hiện hoán đổi vốn - nợ, xóa nợ cho doanh nghiệp, tái thiết hoạt động, cử người trực tiếp quản lý đi u hành doanh nghiệp.
*/ Kết quả thực hiện xử lý nợ xấu:
RCC với nhiệm vụ chủ yếu tập trung thu hồi các khoản nợ xấu được mua từ 173 định chế tài chính phá sản, thu hồi các khoản nợ xấu được giao từ bảy Công ty cho vay mua nhà và xử lý nợ xấu từ các ngân hàng lành mạnh: Kết quả thực hiện đến năm 2007, RCC đã xử lý được 5.113 tỷ yên mua từ 173 định chế tài chính, 4.656 tỷ yên các khoản nợ được chuyển giao từ các công ty cho vay mua nhà và 331,5 tỷ yên nợ mua từ các định chế tài chính lành mạnh.
Riêng v hoạt động tái thiết doanh nghiệp, RCC và IRCJ đã giúp tái thiết lại 717 doanh nghiệp, riêng IRCJ trong 4 năm hoạt động từ 2003-3007 hoạt động của IRCJ khá hiệu quả, đã tạo cho ngân sách thu được 74,5 tỷ yên (thuế thu được 31,2 tỷ yên và 43,3 tỷ yên sau khi thanh lý tài sản và giải thể IRCJ), cổ đông thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu 50,5 tỷ yên và 200 triệu yên ti n cổ tức và hoàn trả đầy đủ các khoản vốn huy động.
RCC và IRCJ đã khơi thông được nút thắt của nguồn tài chính đang bị tắc nghẽn tại doanh nghiệp, giúp khơi thông được dòng chảy tín dụng cho n n
kinh tế. Nợ xấu đã giảm một cách nhanh chóng, từ cuối tháng 3 năm 2002 là 43.200 tỷ yên với tỷ lệ nợ xấu 8,4% đã giảm xuống 25.300 tỷ yên vào cuối tháng 3 năm 2005 (tỷ lệ nợ xấu 2,9%) và xuống còn khoảng 12.000 tỷ yên vào cuối tháng 3 năm 2007 (tỷ lệ nợ xấu 1,5%).
1.3.1.4. Một trong ba giải pháp xử lý nợ xấu của Malaysia là là thành lập AMC quốc gia - Danaharta
*/ Tình hình nợ xấu của Malaysia:
Khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997 đã ảnh hưởng trầm trọng đến n n kinh tế Malaysia.Khi đó, đồng Ringgit mất đến 50% giá trị, ni m tin tiêu dùng suy giảm trầm trọng. Nếu như các khoản nợ xấu tại thời kỳ ngay trước khủng hoảng dao động từ 2-3% thì khi bong bóng vỡ ra, tỷ lệ nợ xấu tăng lên hai chữ số, đỉnh điểm vào tháng 8 năm 1998 khi nợ xấu lên đến 11,4%.
Biểu đồ 1.3 Diễn biến tỷ lệ nợ xấu tại Malaysia giai đoạn 1996 – 2003
Nguồn: Thomas Mathew (2008)
*/ Các biện pháp thực hiện:
Tháng 6 năm 1998, Chính phủ Malaysia thành lập ra Danaharta (một AMC), có chức năng thanh lý nhanh các khoản nợ xấu và các tài sản khác kèm theo hoặc tái cấu trúc (trong trung hạn) hệ thống các doanh nghiệp có trong danh mục nợ xấu mà AMC quản lý. Các biện pháp xử lý nợ chính của
Danahatar là mua nợ loại bỏ các khoản nợ xấu khỏi bảng kế toán của các định chế tài chính với mức giá hợp lý và tối đa hóa giá trị có thể phục hồi của các khoản nợ thông qua quản lý khoản nợ, xử lý khoản nợ bằng hình thức bán nợ, bán tài sản, cơ cấu nợ...
*/ Kết quả thực hiện xử lý nợ xấu:
Trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2002, Danaharta đã mua được 47,76 tỷ Ringgit giá trị các khoản nợ từ các TCTD tại Malaysia, góp phần giữ cho tỷ lệ nợ xấu không tăng quá nhanh, bảo đảm ổn định hệ thống tài chính, đáng để các quốc gia khác học hỏi.
Bảng 1.6 Giá trị các khoản nợ đƣợc Danaharta mua từ năm 1998 đến 2002
Đơn vị: Triệu Ringgit
1998 1999 2000 2001 2002
Giá trị các khoản nợ mua bởi Danaharta
19727,7 25793 1967,2 231 43
Nguồn: Mohd Zaini Abd Karim, Sok-Gee Chan, Sallahudin Hassan (2010)
Theo thống kê của tạp chí Asia-Pacific Development Journal, tính tới năm 1999, tỷ lệ thu hồi vốn của Danaharta là 58%. Mặt khác, theo ước tính của IMF, chi phí xử lý nợ xấu ngân hàng từ nguồn ngân sách và các nguồn khác vào cuối năm 1998 là 110 nghìn tỷ RM, tương đương với 13 tỷ USD, chiếm 18% GDP, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) cũng tăng lên 12,7%. Với kết quả ấn tượng trên, mô hình AMC của Malaysia đáng để các quốc gia trên thế giới học hỏi.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về xử lý nợ xấu
1.3.2.1. Hệ thống pháp lý hoàn chỉnh là cơ sở để đẩy nhanh, hiệu quả xử lý nợ xấu
Qua kinh nghiệm của các nước cho thấy, nếu hệ thống pháp lý hoàn chỉnh sẽ giúp cho hoạt động của AMC được thuận lợi, đặc biệt đối với các nước có luật riêng v xử lý nợ xấu dành cho AMC thì hiệu quả xử lý nợ sẽ cao hơn các nước không có luật riêng. Kinhnghiệm của Trung Quốc cho thấy,
với hệ thống pháp lý rời rạc, khi xử lý nợ xấu AMC phải áp dụng quá nhi u luật khác nhau, đôi khi các luật còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, làm cho quá trình xử lý nợ xấu của AMC gặp không ít các khó khăn. Đồng thời, với sự quản lý cồng k nh của hệ thống giám sát AMC đã góp phần tạo thêm áp lực cho AMC, mất thời gian trong công tác báo cáo, giảm hiệu quả xử lý nợ xấu.
1.3.2.2.Muốn xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu cần xây dựng Luật riêng về xử lý nợ xấu
Mô hình xử lý nợ xấu tập trung qua AMC quốc gia được nhi u nước trên thế giới lựa chọn và có vai trò rất quan trọng trong xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD. Tuy nhiên, để công tác xử lý nợ xấu đạt được hiệu quả thì AMC phải được giao quy n lực đủ mạnh.
Bên cạnh những chính sách khuyến khích như: chính sách giảm thuế, chính sách khuyến khích bàn giao tài sản....thì phải có các chính sách bắt buộc đối với TCTD bán nợ như: buộc các TCTD có nợ xấu cao phải bán nợ xấu cho AMC, trường hợp không bán phải trích đủ dự phòng rủi ro, hoặc buộc phải bán cho AMC với giá bán do AMC xác định...
Đồng thời để gia tăng động lực bán, đảm bảo quy n lợi của TCTD bán nợ, cùng với việc mua nợ theo giá chiết khấu, AMC có cơ chế chia sẻ lợi nhuận/lỗ với TCTD bán nợ khi bán khoản nợ đã mua. Cơ chế này phát huy hiệu quả rất tốt đối với các AMC mua bán nợ tập trung của nhà nước.
1.3.2.3. Muốn xử lý nhanh, hiệu quả phải ƣu tiên xử lý bằng tiền thực
Việc mua bán nợ xấu bằng nguồn ti n thực là yếu tố rất quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình mua bán và xử lý nợ. Bên cạnh vốn tự có, cần có các chính sách để AMC huy động vốn khác tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu như: từ phát hành trái phiếu, tuy nhiên việc mua bán nợ xấu thực hiện bằng trái phiếu sẽ giảm sức hấp dẫn đối với các TCTD, để trái phiếu có tính thanh khoản cao, trái
phiếu cần phải được nhà nước phải bảo lãnh và bảo đảm có thể dễ dàng chuyên đổi thành ti n.
1.3.2.4. Không chỉ xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu mà cần nâng cao vai trò trong hoạt động tái thiết doanh nghiệp
Xử lý nợ xấu phải đi đôi với tái cấu trúc doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đóng vai trò đầu tầu của n n kinh tế. Xử lý nợ xấu không chỉ xử lý nhanh các khoản nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ mà một nhiệm vụ cũng khá quan trọng đó là cơ cấu lại doanh nghiệp đang có nợ xấu bằng cách giãn nợ, miễn giảm lãi để giảm nghĩa vụ nợ cho doanh nghiệp, tái thiết lại doanh nghiệp bằng cách hoán đổi nợ thành vốn cổ phần, tham gia vào quản trị bộ máy đi u hành của doanh nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng doanh nghiệp, tạo giá trị thặng dư cho xã hội.
1.3.2.5. Chứng khoán hóa khoản nợ cũng là một giải pháp tốt nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu
Kinh nghiệm các nước cho thấy, một trong các hình thức xử lý nợ hiệu quả là chứng khoán hóa khoản nợ. Các AMC sẽ nhóm các khoản nợ xấu đã mua để phát hành trái phiếu được đảm bảo bởi các tài sản có giá trị còn lại. Trái phiếu có thể được phát hành bằng đồng nội tệ hay dưới các ngoại tệ khác nhau rất linh hoạt.
Việc chứng khoán hóa khoản nợ xấu cũng là một cách hiệu quả để xử lý nợ xấu, bởi chúng tạo ra các loại chứng khoán có rủi ro khác nhau, nên có thể thu hút được nhi u nhà đầu tư trong và ngoài nước và có khẩu vị rủi ro khác nhau, thu lại được ti n mặt ngay lập tức cho tổ chức phát hành.
1.3.2.6.Bên cạnh hình thức xử lý nợ thông thường, xử lý tài sản/khoản nợ
theo lô sẽ giảm chi phí, thời gian, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu
Kinh nghiệm Hàn Quốc cho thấy việc bán nợ/TSBĐ của khoản nợ theo lô đã rất thành công, giúp KAMCO Hàn Quốc đã đạt được kết quả tốt trong xử lý nợ xấu. Việc xử lý theo lô giúp giảm được thời gian chi phí trong quá trình xử lý nợ xấu.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã làm rõ khung lý thuyết cơ bản v nợ xấu và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản. V nợ xấu, tác giả đã luận giải những vấn v lý luận cơ bản v nợ xấu như khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân phát sinh nợ xấu. Phân tích v xử lý nợ xấu, biện pháp xử lý nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xử lý nợ xấu của VAMC.
Đồng thời, bằng việc nghiên cứu v kinh nghiệm xử lý nợ xấu qua AMC ở một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Malaysia. Với mỗi quốc gia từ phân tích bối cảnh ra đời các AMC, hình thức sở hữu, đặc điểm từ đó tổng kết các giải pháp trong quá trình xử lý nợ xấu và kết quả mà các AMC từng quốc gia đã đạt được.Thông qua các phân tích các giải pháp xử lý nợ xấu thông qua AMC của các quốc gia, tác giả đã rút ra một số bài học nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu cho VAMC.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU ĐÃ MUA CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN 2.1. Khái quát về Công ty Quản lý tài sản
2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty Quản lý tài sản 2.1.1.1. Bối cảnh ra đời của Công ty Quản lý tài sản
Trong bối cảnh n n kinh tế toàn cầu suy thoái giai đoạn 2008 - 2012, cùng với những yếu kém nội tại tích tụ qua nhi u năm, n n kinh tế Việt Nam bắt đầu suy giảm, kinh tế vĩ mô xuất hiện nhi u yếu tố bất ổn, tỷ lệ lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm xuống mức thấp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trì trệ, khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng, TCTD bắt đầu siết chặt hoạt động cấp tín dụng. Vấn đ trở nên trầm trọng khi các TCTD đã nỗ lực tự xử lý nợ xấu dưới mọi hình thức, song nợ xấu vẫn tăng lên nhanh chóng trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013. Trước tình hình đó, đòi hòi phải có một công cụ đặc biệt hữu hiệu để xử lý nhanh, dứt điểm, đưa tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các TCTD v mức an toàn, khơi thông dòng tín dụng cho n n kinh tế, bảo đảm an toàn, hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong đi u kiện nguồn vốn ngân sách hạn hẹp không đủ để hỗ trợ xử lý nợ xấu