3.1.2.Mục tiêu phát triển của Công ty Quản lý tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu đã mua của các tổ chức tín dụng tại công ty quản lý tài sản (Trang 73 - 113)

Thứ nhất, Nhân sự VAMC còn mỏng, chưa có nhi u kinh nghiệm trong

xử lý nợ xấu, đặc biệt trong việc hỗ trợ tài chính doanh nghiệp. Nhân sự VAMC còn mỏng (174 người, trong đó 134 cán bộ nhân viên), mặc dù chú trọng chất lượng nhân sự trong quá trình tuyển chọn và các cán bộ VAMC từ quản lý, đi u hành và cán bộ nghiệp vụ được tuyển chọn từ các NHNN và các TCTD, có nghiệp vụ trong các hoạt động ngân hàng. Đến thời điểm hiện tại, cán bộ nhân viên của VAMC cũng đã có hơn 6 năm kinh nghiệm trong xử lý nợ. Tuy nhiên, công tác xử lý nợ có nhi u đặc thù mới đặc biệt trong mô hình xử lý nợ xấu tập trung. Đối với các nghiệp vụ mới như định giá tài sản, đầu tư góp vốn mua cổ phần, hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay. Mặc dù, VAMC đã cử một số cán bộ đi đào tạo nhưng hiện tại việc áp dụng kiến thức vào thực tiễn vẫn còn rất hạn chế, trình độ cán bộ còn nhi u bất cập, chưa đồng đ u, kiến thức pháp lý còn thiếu và yếu.

Thứ hai, Mô hình cơ cấu tổ chức hiện tại của VAMC sẽ không còn phù

hợp trong thời gian tới khi VAMC triển khai đủ nhiệm vụ theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và triển khai các nghiệp vụ mới. Với mô hình cơ cấu tổ chức

này sẽ phù hợp trong giai đoạn hiện nay khi VAMC triển khai cả mua nợ bằng TPĐB và mua nợ theo GTTT. Với định hướng chuyển dần từ hoạt động mua nợ bằng TPĐB sang mua nợ theo GTTT, đồng thời, hiện nay thời gian tới VAMC triển khai đủ các nghiệp vụ theo Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và thêm các nghiệp vụ khác thì mô hình này sẽ không còn phù hợp.

Thứ ba, Công tác Quản trị rủi ro mới bước đầu được thực hiện. VAMC

đã nâng cao vài trò trong công tác đánh giá, cảnh báo rủi ro trong hoạt động mua, bán và xử lý nợ. Tuy nhiên để phát huy hết vai trò của mình, VAMC cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động cảnh báo rủi ro khác trong hoạt động của VAMC, đặc biệt khi VAMC triển khai đủ các nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và Thông tư số 19/2013/TT-NHNN như hoạt động cảnh báo rủi ro theo ngành kinh tế để phục vụ mua bán và xử lý nợ thị trường, cảnh báo các giới hạn an toàn theo quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-NHNN bao gồm các giới hạn đầu tư, cung cấp tài chính và bảo lãnh của VAMC đối với một khách hàng; giới hạn giá trị góp vốn đi u lệ, vốn cổ phần tại của VAMC.

Thứ tƣ, VAMC chưa có hệ thống thông tin kết nối với các TCTD để cập

nhật thông tin v nợ xấu, TSBĐ của nợ xấu phục vụ công tác xử lý nợ. Bên cạnh những thông tin tại thời điểm ban đầu khi VAMC mua nợ thì việc cập nhật các thông tin thường xuyên v khách hàng, khoản nợ, TSBĐ của khách hàng là rất cần thiết cho công tác xử lý nợ. Muốn công tác xử lý nợ hiệu quả, VAMC phải phân loại được khoản nợ, đánh giá được khả năng thu hồi, tuy nhiên việc thiếu thông tin được cập nhật thường xuyên đã ảnh hưởng tới công tác này, làm cho kết quả xử lý thu hồi nợ bị ảnh hưởng.

Thứ năm, Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động của

VAMC. Với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực nợ xấu có nhi u vấn đ nhạy cảm, rủi ro phát sinh, tuy nhiên, VAMC vẫn chưa có đầy đủ tiện ích v cơ sở

hạ tầng để phục vụ công việc. Đi u kiện cơ sở vật chất của VAMC chưa tiện dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu là địa điểm giao dịch, làm việc với khách hàng, với TCTD để tổ chức thực hiện việc xử lý nợ xấu. Cho đến nay, VAMC đã hơn 6 năm đi vào hoạt động, trụ sở của VAMC được bố trí tại hai địa điểm khác nhau. Do trụ sở chưa ổn định nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan từ cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động xử lý nợ

Thứ nhất, Hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán và xử lý nợ xấu

đã hình thành tuy nhiên đang nằm rải rác tại nhi u quy định khác nhau. Chưa có Luật riêng v xử lý nợ xấu, chưa có Luật Chứng khoán hóa khoản nợ.

Trong khi, hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu nói chung và hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC nói riêng muốn thực sự hiệu quả thì các quy định của Nghị quyết 42 và các nội dung liên quan đến xử lý nợ xấu hiện đang nằm rải rác tại nhi u quy định pháp luật khác nhau như hiện nay cần phải được luật hóa thành một đạo luật cụ thể để tạo đi u kiện cho quá trình xử lý nợ xấu được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, thu hút được nhi u nhà đầu tư tham gia.

Mặc dù theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 Phê duyệt Đ án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016- 2020” có giao cho Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch trên thị trường chứng và chuyển đổi các khoản nợ xấu thành chứng khoán để giao dịch công khai, minh bạch, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có quy định được xây dựng và ban hành.

Thứ hai, quy định v thu giữ TSBĐ đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động xử

đây, quy n thu giữ TSBĐ khi xử lý nợ của các TCTD là quy n đương nhiên được hưởng theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, do Bộ Luật Dân sự 2015 không ghi nhận quy n thu giữ TSBĐ, nên các TCTD gặp rất nhi u khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm. Nghị quyết 42 đã tháo gỡ vướng mắc này bằng cách ghi nhận quy n thu giữ TSBĐ và quy định các đi u kiện để thực hiện quy n thu giữ TSBĐ. Tuy nhiên, không phải khoản nợ xấu nào cũng được áp dụng Nghị quyết 42 và Nghị quyết 42 cũng chỉ có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ban hành. Do đó, sau thời điểm này việc xử lý TSBĐ sẽ lại vướng mắc do không được áp dụng biện pháp thu giữ.

Khoản 2 Đi u 7 Nghị quyết 42 quy định một trong các đi u kiện để thu giữ TSBĐ là “Tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quy n; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, hiện Tòa án, Bộ Tư pháp chưa có hệ thống dữ liệu cho phép VAMC và các TCTD trích xuất, tra cứu thông tin tài sản có liên quan đến vụ việc đang được thụ lý giải quyết. Việc này có thể tạo ra khó khăn cho VAMC và các TCTD trong việc xác định TSBĐ nào đang tranh chấp, TSBĐ nào đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp.

V việc xử lý TSBĐ là bất động sản hình thành trong tương lai, quy n tài sản: Hiện tại, VAMC và các TCTD không thực hiện được biện pháp thu giữ đối với các TSBĐ là tài sản hình thành trong tương lai hoặc quy n tài sản phát sinh từ các hợp đồng hợp tác đầu tư…vì lý do: tài sản hình thành trong tương lai thường chưa có giấy chứng nhận sở hữu, quy n tài sản là tài sản vô hình khó nắm giữ. Việc xử lý phải thông qua việc khởi kiện, trong trường hợp có bản án thì việc thi hành án để phát mại tài sản là quy n tài sản cũng khó khăn.

QSDĐ, chưa khuyến khích các nhà đầu tư mua khoản nợ của VAMC. Khoản 1, 2 Đi u 9 Nghị quyết 42 quy định: “Bên mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà TSBĐ của khoản nợ đó là QSDĐ, tài sản gắn li n với đất hoặc tài sản gắn li n với đất hình thành trong tương lai được quy n nhận thế chấp, đăng ký thế chấp QSDĐ, tài sản gắn li n với đất, tài sản gắn li n với đất hình thành trong tương lai là TSBĐ của khoản nợ đã mua; kế thừa quy n và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.”

Tuy nhiên, hiện tại Luật Đất đai 2013 vẫn có quy định hạn chế, chỉ có TCTD mới có quy n nhận thế chấp QSDĐ, tài sản gắn li n với đất như: Điểm b Khoản 4 Đi u 156; Điểm d Khoản 2 Đi u 174; Điểm d Khoản 1 Đi u 175; Điểm b Khoản 2 Đi u 183. Như vậy sau khi Nghị quyết 42 hết hiệu lực, đối với các trường hợp quy định tại các đi u khoản nói trên, các bên mua nợ (không phải là TCTD) sẽ không còn cơ sở pháp lý để nhận thế chấp, đăng ký thế chấp QSDĐ, tài sản gắn li n với đất, tài sản gắn li n với đất hình thành trong tương lai là TSBĐ của khoản nợ đã mua.

Thêm vào đó, theo quy định tại Khoản 3 Đi u 9 Nghị quyết 42 thì chỉ có tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu (theo quy định của Nghị quyết 42 là VAMC) mới được đăng ký thế chấp khi nhận bổ sung TSBĐ là QSDĐ, tài sản gắn li n với đất hoặc tài sản gắn li n với đất hình thành trong tương lai của khoản nợ đã mua.Việc các tổ chức, cá nhân mua nợ của VAMC không được hưởng quy n tương tự như VAMC sẽ khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc khi mua khoản nợ từ VAMC và các TCTD.

Thứ tƣ, Chưa có chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia

vào thị trường mua bán nợ Việt Nam. Tuy nhiên một số vấn đ pháp lý có thể hạn chế nhà đầu tư nước ngoài mua khoản nợ của VAMC, cụ thể:

nước và người mua nước ngoài có thể bị xem là mối quan hệ liên quan đến khoản vay nước ngoài. Trong trường hợp đó theo Đi u 14 Nghị định 219/2013/NĐ-CP và Đi u 1 Thông tư 25/2011/TT-NHNN và Đi u 3 Thông tư 22/2013/TT-NHNN thì khách nợ trong nước có thể phải đăng ký khoản vay nước ngoài với NHNN nếu thời hạn thanh toán khoản vay quá một năm và đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có hướng dẫn thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài của người vay là cá nhân. Đồng thời, các quy định pháp luật vẫn chưa chỉ rõ liệu khoản nợ xấu được bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có phải nằm trong “hạn mức vay thương mại nước ngoài” mà NHNN chỉ có thể xác nhận việc đăng ký khoản vay nước ngoài trong hạn mức vay được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm (Theo đi u 17, Pháp lệnh Ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13).

- Nếu khoản nợ xấu được đảm bảo bằng QSDĐ thì khoản bảo đảm đó có thể trở nên không ý nghĩa hoặc trở ngại khi xét đến pháp luật Việt Nam vì theo Luật đất đai 2013 không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài không được quy n nhận thế QSDĐ cũng như nhận chuyển nhượng quy n sử dụng đất hiện hữu hoặc được Nhà nước giao hay cho thuê QSDĐ mà không thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

- Nếu khoản nợ được bảo đảm bởi cổ phần/phần vốn góp trong các Công ty tại Việt Nam thì các Tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn bị hạn chế sở hữu trong nhi u lĩnh vực kinh doanh (quy định tại Đi u 22 Luật Đầu tư 2014). Những hạn chế này không khuyến khích đầu tư nước mua khoản nợ, TSBĐ của khoản nợ

Thứ năm, Chưa có quy định pháp luật đối với trường hợp đăng ký

QSDĐ, quy n sở hữu tài sản gắn li n với đất áp dụng với cá nhân mua nợ không phải là tổ chức mua bán nợ theo Nghị quyết số 42/2017/QH14.

khoản nợ và tài sản bảo đảm của khoản nợ

Thứ nhất, Khoản nợ xấu đã phát sinh từ lâu, khó thu hồi. Nợ xấu đã

mua từ các TCTD phần lớn là các khoản nợ xấu khó thu hồi, đã phát sinh từ nhi u năm trước và được các TCTD tích cực xử lý nhưng chưa đạt kết quả. TSBĐ của khoản nợ xấu khó xử lý, nhi u TSBĐ là các dự án BĐS dở dang, chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý, chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, hoặc tài sản là các nhà máy sản xuất sản phẩm đặc thù, thuộc các lĩnh vực đang rất khó khăn v thị trường đầu ra như công nghiệp sạch, các nhà máy chế biến thủy sản, đất nuôi trồng thủy sản…Theo đánh giá từ công tác xử lý nợ thì khối lượng nợ xấu khó đòi, cần dùng cácbiện pháp mạnh để thu hồi chiếm tới hơn 40% tổng nợ xấu VAMC mua. Như vậy có thể thấy việc xử lý đối với các khoản nợ xấu đã mua của VAMC không thực sự dễ dàng.

Thứ hai, Xung đột lợi ích trong quá trình mua bán và xử lý nợ xấu giữa

VAMC và TCTD. Xung đột lợi ích trong quá trình xử lý nợ xấu là một trong các thách thức đối với VAMC: Nhà nước cần VAMC xử lý nhanh nợ xấu nhưng phải bảo toàn và phát triên vốn được Nhà nước giao,các TCTD không mong muốn hiện thực hóa khoản lỗ, mà muốn thu được đủ nợ gốc và một phần lãi. Trong khi đó, các khoản nợ xấu bán cho VAMC với các khoản nợ khó đòi chiếm đa số, TSBĐ đã sụt giảm giá trị cho với thời điểm cho vay, rất khó để có thể xử lý thu hồi đủ gốc và lãi như mong muốn của TCTD. Do vậy, việc xung đột lợi ích giữa VAMC và TCTD là một trong các nguyên nhân thời gian qua công tác mua nợ thị trường của VACM còn bị hạn chế.

Thứ ba, Công tác báo cáo, cập nhật thông tin thiếu chính xác, dẫn tới vướng mắc trong xử lý thông tin, đ xuất phương án xử lý nợ. Đối với các khoản nợ VAMC mua bằng TPĐB, sau khi mua nợ VAMC ủy quy n ngay cho TCTD quản lý, thu hồi nợ. Do vậy, các khoản nợ vẫn do TCTD quản lý và theo dõi. VAMC cập nhật thông tin v khoản nợ và TSBĐ thông qua báo

cáo hàng tháng của TCTD. Tuy nhiên VAMC không phải là cơ quan quản lý nhà nước, không có tính chất bắt buộc, cũng như thiếu chế tài để yêu cầu TCTD tuân thủ chặt chẽ. Đi u này gây khó khăn cho VAMC trong công tác báo cáo, thống kê.

Việc không chủ động trong việc cập nhật thông tin v khách hàng, khoản nợ, TSBĐ của khoản nợ đã gây khó khăn cho VAMC trong công tác phân loại khách hàng, đánh giá khoản nợ và đưa ra các biện pháp xử lý nợ phù hợp.

2.3.3.4. Nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng

Thứ nhất, VAMC rất khó thực hiện hoạt động cơ cấu nợ do ít khách

hàng đáp ứng đi u kiện cơ cấu nợ theo quy định. Phần lớn các khách hàng có nợ xấu khi bán nợ cho VAMC, TCTD đã thực hiện cơ cấu nợ nhưng khách hàng cũng không trả được nợ theo cam kết nên khi bán sang VAMC ít trường hợp có phương án sản xuất kinh doanh khả thi để có thể tiếp tục cơ cấu nợ, không chứng minh được nguồn vốn đối ứng để tiếp tục thực hiện dự án, không có TSBĐ bổ sung cho khoản vay mới trong trường hợp cơ cấu nợ gắn với việc cho vay vốn bổ sung.

Do vậy, mặc dù VAMC rất muốn hỗ trợ khách hàng giảm áp lực tài chính, có thêm cơ hội để phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên quá trình tìm kiếm các khách hàng đáp ứng đủ đi u kiện thực sự khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý nợ xấu đã mua của các tổ chức tín dụng tại công ty quản lý tài sản (Trang 73 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)