Phân tích thực trạng thực thi chính sách tạo việc làmcho ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 30 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Phân tích thực trạng thực thi chính sách tạo việc làmcho ngƣời lao động

động bị thu hồi đất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

Quá trình triển khai chính sách tạo việc làm đƣợc thực hiện thông qua nhiều chính sách khác nhau. Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012 quy định các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho ngƣời lao động gồm: đào tạo nghề tín dụng ƣu đãi tạo việc làm; hỗ trợ chuyển dịch việc làm cho lao động nông thôn; hỗ trợ đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng. Căn cứ vào chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội, UBND huyện Đông Anh đã quy định rõ trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể trong việc triển khai, thực hiện chính sách.

Hàng năm, UBND huyện xây dựng chƣơng trình và dự trù nguồn kinh phí tạo việc làm của địa phƣơng trình HĐND quyết định và thực hiện Quyết định đó. UBND huyện định hƣớng, hỗ trợ, đôn đốc và kiểm tra chƣơng trình thực thi chính sách tạo việc làm ở các 23 xã và 01 thị trấn. Các cơ quan Nhà nƣớc, các doanh nghiệp, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia thực hiện chính sách. Trong đó, Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội huyện Đông Anh - cơ quan chuyên môn của UBND huyện - có chức năng tham mƣu giúp UBND thực hiện chính sách về lao động, việc làm. Trong thực thi chính sách tạo việc làm Phòng LĐ-TB-XH huyện là cơ quan quản lý, điều hành và tổng hợp chung toàn bộ tình hình thực hiện chính sách. Chủ trì phối hợp với các phòng ban, các tổ chức đoàn thể ở huyện cùng tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tạo việc làm .

Đồng thời, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh đã ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo chƣơng trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm trên địa bàn do Phó chủ tịch UBND huyện làm Trƣởng ban, Trƣởng phòng LĐ-TB-XH làm Phó ban thƣờng trực và thành viên là đại diện của các ban

ngành trong toàn huyện. Sự phối hợp của các cơ quan ban ngành trong thực thi chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động ngày càng trở nên chặt chẽ, quy củ.

Hàng năm, Trƣởng Ban chỉ đạo đều căn cứ vào chỉ đạo của Trung ƣơng, Thành phố và tình hình địa phƣơng để triển khai các chính sách về tạo việc làm một cách thống nhất, đồng bộ. Trong đó, các chính sách hạt nhân là chính sách đào tạo nghề cho lao động, chính sách hỗ trợ ngƣời lao động đi làm việc tại nƣớc ngoài theo hợp đồng lao động, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo việc làm mới và chính sách hỗ trợ làng nghề truyền thống.

2.3.1. Chính sách đào tạo nghề nhằm tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 3940/QĐ– UBND ngày 20/9/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo huyện Đông Anh thực hiện Quyết định số 1956/QĐ–TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, gọi tắt là Ban chỉ đạo Quyết định 1956 huyện, đồng thời xây dựng Đề án số 01/ĐA – UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong đó chú trọng lao động bị thu hồi đất nông nghiệptrên địa bàn huyện đến năm 2020.

Hàng năm, UBND Huyện xây dựng và ban hành kế hoạch về công tác đào tạo nghề, kiểm tra, giám sát tình hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện và kiện toàn Ban chỉ đạo theo Quyết định số 1956 của huyện.

Về hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề :

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và ngƣời lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc làm, tăng

thu nhập và nâng cao chất lƣợng cho lao động nông thôn luôn đƣợc quan tâm chú trọng.

Trong giai đoạn 2011-2016, Ban chỉ đạo Quyết định 1956 Huyện đã chỉ đạo các phòng, ngành, Hội đoàn thể tổ chức các hình thức tuyên tuyền đến ngƣời lao động về công tác đào tạo nghề, đối tƣợng tham gia học nghề, các ngành nghề đào tạo, các chế độ quy định mà học viên theo học đƣợc hƣởng….thông qua các hình thức nhƣ phát tờ rơi tuyên truyền; Tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; Lồng ghép Tƣ vấn học nghề cho lao động nông thôn trong buổi tổ chức Hội chợ việc làm hoặc tại các buổi hội nghị của chi hội thôn, làng.

Về Công tác điều tra, hảo sát nhu c u dạy nghề cho lao động nông thôn

Hàng năm, Ban chỉ đạo Quyết định 1956 Huyện yêu cầu UBND các xã rà soát, thống kê nhu cầu học nghề lao động nông thôn trên địa bàn, để các xã chủ động xây dựng kế hoạch, đề xuất phƣơng hƣớng phát triển đào tạo nghề. Qua khảo sát thực tế, số lƣợng ngƣời lao động bị mất đất nông nghiệp có nhu cầu học nghề tại các xã là rất lớn. Trong tổng số 8.245 ngƣời có nhu cầu học nghề thì chiếm đến 60% là ngƣời lao động bị thu hồi đất.

BCĐ Quyết định 1956 Huyện thƣờng xuyên nắm bắt nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Đây là việc làm rất quan trọng, để đảm bảo công tác xây dựng kế hoạch phù hợp với việc dạy nghề, sát với thực tế, có hiệu quả.

Về xây dựng các mô hình dạy nghề hiệu quả cho lao động nông thôn Căn cứ phƣơng hƣớng phát triển kinh tế của Huyện, BCĐ Quyết định

1956 Huyện đã chỉ đạo, hƣớng dẫn BCĐ các xã hàng năm tiến hành khảo sát lựa chọn các nghề đào tạo thu hút đƣợc nhiều lao động. Điển hình nhƣ mô hình đào tạo nghề trồng nấm theo Đề án Nuôi trồng và chế biến nấm ăn, nấm

49

dƣợc liệu trên địa bàn các xã. Đây là nghề đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội địa phƣơng. Vì ngƣời lao động không cần trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp mà sau khi hoàn thành khoá học và ứng dụng vào đời sống khả năng tiêu thụ sản phẩm của ngƣời lao động đƣợc nâng cao. Trong giai đoạn 2011-2016, Huyện đã mở 12 lớp với390 học viên, thời gian đào tạo là 3 tháng. Đại đa số học viên sau khi học nghề có thu nhập cao hơn so với trƣớc khi tham gia học nghề. Một số học viên đã mạnh dạn mở rộng sản xuất kinh doanh tại gia đình, gia tăng thu nhập bình quân từ 2 đến 2,5 triệu/ ngƣời/ tháng.

2.3.2. Hỗ trợ làng nghề

Chính sách hỗ trợ làng nghề đã đƣợc quan tâm chú trọng. Trong đó, các chính sách về vốn và đầu tƣ, tín dụng đã có nhiều đổi mới, góp phần tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp trong làng nghề phát triển. Một số chính sách cụ thể đƣợc ban hành nhƣ: - Công văn số 08/NHNN-TD ngày 4/1/2001 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về hƣớng dẫn thực hiện Quyết định 132/2000/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.

- Thông tƣ số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ.

- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 22/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Thông tƣ số 14/2010/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về hƣớng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP

ngày 22/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Căn cứ vào các văn bản của Nhà nƣớc,UBND ban hành Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND về một số chính sách khuyến khích phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

Đối với làng nghề, chủ đầu tƣ UBND cấp xã: Hỗ trợ đầu tƣ xây dựng công trình bảo vệ môi trƣờng phục vụ chung cho làng nghề theo dự án nhƣng tối đa không quá 60% tổng mức đầu tƣ dự án và không quá 1 tỷ đồng/dự án; trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa 40%; ngân sách huyện, thị xã hỗ trợ 20%; hỗ trợ xây dựng khu trƣng bày sản phẩm, tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề đƣợc ngân sách tỉnh hỗ trợ 40% tổng mức đầu tƣ dự án nhƣng không quá 1 tỷ đồng; ngân sách huyện, thị xã hỗ trợ 20% tổng mức đầu tƣ dự án nhƣng không quá 800 triệu đồng. Ngoài ra, làng nghề đƣợc xem xét hỗ trợ xây dựng đƣờng bê tông xi măng và công trình nƣớc sạch.

Đối với các cơ sở sản xuất làng nghề: Cơ sở làng nghề tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc, tham gia Phiên chợ hàng Việt về nông thôn đƣợc hƣởng chính sách quy định tại Quyết định số 46/2011/QĐ-UBND ngày 02/11/2011 của UBND thành phố về việc điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất thuộc làng nghề trên địa bàn tham dự hội chợ, triển lãm trong và ngoài nƣớc và Quyết định số 37/2011/QĐ-UBND ngày 15/11/2011 của UBND thành phố về việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tham gia bán hàng tại các Phiên chợ hàng Việt do Sở Công Thƣơng tổ chức nhằm thực hiện cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, cơ sở làng nghề đƣợc hỗ trợ xây dựng Website thƣơng mại điện tử với mức hỗ trợ tối đa 70% chi phí nhƣng không quá 5 triệu

đồng/Website. Cơ sở làng nghề xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật đƣợc hỗ trợ kinh phí theo quy định. Cơ sở làng nghề mở lớp dạy nghề và nhận lao động sau đào tạo vào làm việc tại cơ sở, các nghệ nhân ngành nghề thủ công mỹ nghệ đăng ký tổ chức truyền nghề đƣợc hỗ trợ theo chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đƣợc hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.

2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu inh tế nông thôn tạo việc làm mới

Căn cứ Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết này khẳng định vị trí chiến lƣợc của nông nghiệp, nông thôn, nông dânvà cơ cấu kinh tế nông thôn trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu đến năm 2020 lao động nông nghiệp chỉ chiếm 30% trong tổng cơ cấu lao động .

Để đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển nền kinh tế theo hƣớng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ngành nông lâm thuỷ sản cần phải có sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản theo hƣớng sản xuất hàng hoá, tăng nhanh tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi - thuỷ sản, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt. Thực hiện quy hoạch vùng chuyên canh, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung từng bƣớc chuyển nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế nông nghiệp phục vụ đô thị. Phát triển nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp đô thị và sinh thái với các loại hình sản xuất tập trung, công nghệ cao, chất lƣợng cao và an toàn thực phẩm, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Các sản phẩm chủ yếu: Lƣơng thực: lúa, ngô; rau đậu, hoa cây cảnh, cây ăn quả; thịt lợn, bò, gia cầm.

Theo đề xuất của Phòng Nông nghiệp với mục tiêu là giảm tối đa diện tích cây trồng, vật nuôi hiệu quả thấp chuyển sang cây trồng, vật nuôi khác

hiệu quả cao, phát triển bền vững làm nền tảng cho việc nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập nông dân, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn, gắn chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với việc hình thành phong trào thi đua sản xuất, xây dựng và định hình các vùng sản xuất giống cây, giống con đặc sản, Chủ tịch UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2012-2016 (Quyết định số 67/2012/QĐ-UBND ngày 16/3/2012) nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tƣ cơ sở hạ tầng và chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm: cải tạo đồng ruộng, xây dựng và nâng cấp bờ bao nội đồng, hệ thống tƣới tiêu, đào ao, cải tạo ao, đầu tƣ chuồng trại, nhà lƣới, nhà kính, thiết bị phục vụ sản xuất đƣợc ngân sách huyện hỗ trợ lãi vay. Khuyến khích nông dân làm giàu thông qua việc khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, phát triển cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế, áp dụng mạnh các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo ra nguồn hàng hoá phục vụ trong nƣớc và xuất khẩu. Phát triển mạnh các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, giảm bớt hộ nông nghiệp thuần tuý, tăng hộ nông dân kiêm ngành nghề và dịch vụ. Nâng cao trình độ dân trí của nông dân, xây dựng nông thôn mới theo hƣớng văn minh, hiện đại.

Cơ chế chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã đƣợc các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ gia đình, chủ trang trại, cá nhân tích cực đón nhận và triển khai thực hiện theo các phƣơng án, đề án, dự án đầu tƣ phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, ngành nghề nông thôn, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đầu tƣ xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức chế biến, đầu tƣ sản xuất giống cây, con chất lƣợng cao phù hợp với mục tiêu và danh mục khuyến khích của chƣơng trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện giai đoạn 2012– 2016.

53

 Lĩnh vực nông - lâm - thủy sản:

Huyện có chủ trƣơng, chính sách giao quyền sử dụng đất nông nghiệp ổn định lâu dài cho hộ nông dân. Đồng thời thực hiện chủ trƣơng dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho ngƣời dân sản xuất trên quy mô diện tích đất lớn, tập trung. Cuối tháng 5/2012, UBND huyện Đông Anh đã ban hành Kế hoạch số 36, sau đó, thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, giao phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan thƣờng trực, phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, các phòng chuyên môn có liên quan và UBND các xã tổ chức thực hiện. Phấn đấu đạt mục tiêu phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đƣa các giống mới có năng suất, chất lƣợng cao vào sản xuất.

Ban chỉ đạo cũng tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng sản xuất cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Huyện đã hoàn thành việc lập quy hoạch chuyển đổi cây trồng tại 23 xã và đang triển khai thực hiện quá trình chuyển đổi với kết quả đến nay đã chuyển đổi đƣợc trên 600 ha. Nhiều mô hình trong trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao nhƣ: mô hình rau an toàn đƣợc mở rộng quy mô, mô hình ngô nếp, mô hình cây ăn quả,... và đặc biệt là mô hình lúa nếp cái hoa vàng đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả cao với diện tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)