Đánh giá thực trạng thực thi chính sách tạo việc làmcho ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 37 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá thực trạng thực thi chính sách tạo việc làmcho ngƣời lao động

lao động bị thu hồi đất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 2.4.1. Những kết quả đạt được

Với sự nỗ lực thực hiện chính sách của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp và ngƣời lao động, Đông Anh đã thu đƣợc những thành quả đáng kể trong tạo việc làm cho ngƣời lao động nói chung và ngƣời lao động sau thu hồi đất nông nghiệpnói riêng.

Thứ nhất, tỷlệ ngƣời lao động đƣợc tạo việc làm thông qua đào tạo nghề trên tổng số ngƣời lao động bị mất việc do thu hồi đất nông nghiệp theo hƣớng gia tăng. Giai đoạn 2011-2016, Huyện đã mở đƣợc 155 lớp dạy nghề với 5.289 lao động nông thôn. Trong đó, nghề phi nông nghiệp là 108 lớp với số học viên là 3.705 ngƣời Trong đó: lao động nông thôn là 3703 học viên, học viên là lao động bị thu hồi đất canh tác là 1570 học viên.

Hiệu quả dạy nghề đƣợc khẳng định cả về kinh tế và xã hội. Cụ thể là :

Về mặt kinh tế:

* Nghề nông nghiệp: 100% học viên đều ký cam kết tự tạo việc làm tại nhà, hơn 80% lao động nông thôn sau khi học nghề đã có năng suất lao động

cao, góp phần tăng thu nhập. Một số nghề tỷ lệ lao động có việc làm đạt cao nhƣ nghề Trồng và chế biến nấm ăn, nấm dƣợc liệu là 85%, nghề Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh là 86%. điển hình: học viên Nguyễn Trọng Nguyên và Nguyễn Văn Quyến -xã Uy Nỗ, sau khi học lớp cây cảnh đã đầu tƣ mở rộng vƣờn cây cảnh, thu nhập bình quân hàng tháng khoảng 10 triệu.

* Nghề phi nông nghiệp: Sau khi đào tạo, học viên đã nắm bắt đƣợc kiến thức, chủ động xin việc làm, học viên có đƣợc việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp, cụ thể: Nghề mộc dân dụng, nhà trƣờng đã ký hợp đồng tuyển dụng với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gỗ Sông Hồng nhận 10 học viên vào làm, với mức thu nhập từ 2,5 triệu đến 3,5 triệu/ tháng. Ngoài ra, công ty sẽ đảm nhận là đơn vị tiêu thụ sản phẩm cho 20 học viên của lớp. Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn, các học viên tự tạo việc làm tại nhà, thu nhập

tăng thêm của lao động tự tạo việc làm tại chỗ đƣợc nâng từ 1,5 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra,một số học viên đƣợc nhận vào các cơ sở sản xuất, thu nhập của lao động từ 2,8 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/tháng. Nghề tin học văn phòng, sau khi hoàn thành khóa học, học viên áp dụng các kiến thức đã học vào sản xuất, giúp giảm bớt thời gian lao động, tăng năng suất và làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn. Nghề điện dân dụng và nghề hàn, chủ yếu học viên làm việc tại địa phƣơng, chủ động mở xƣởng, thu nhập bình quân là từ 3 triệu – 5 triệu.

Về mặt xã hội: lao động sau đào tạo có việc làm đã góp phầnổn định trật tự an ninh xã hội. Các xã đã gắn chƣơng trình xây dựng nông thôn mới với đào tạo nghề, từng bƣớc chuyển dịch dần một bộ phận lao động nông nghiệp sang làm việc ở các ngành nghề phi nông nghiệp.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm thay đổi rõ rệt theo hƣớng tỷ trọng nông nghiệp giảm và tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ gia tăng.

Bảng 2.4.1. So sánh tỷ lệ cơ cấu việc làm trước và sau khi bị thu hồi đất ở huyện Đông Anh năm 2015 ( Đơn vị %)

Ngành nghề Trƣớc thu hồi Sau thu hồi đất Ghi chú đất 1. Nông nghiệp 59 43 2. Buôn bán nhỏ 8.9 10.9 3. Thợ thủ công 10 15 4. Công nhân 3.5 10.4 5. Làm hành chính 7.4 8.6 6. Công việc khác 6.5 7,2 7. Thất nghiệp 2.5 4.9

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Đông Anh)

Qua số liệu khảo sát năm 2015 của Phòng Lao động Thƣơng binh - Xã hội huyện Đông Anh cho thấy sau thu hồi đất, cơ cấu lao động việc làm trên địa bàn có sự thay đổi đáng kể.Tỷ lệ lao động làm nông nghiệp sau thu hồi đất giảm 16%. Sau thu hồi đất, ngƣời lao động có cơ hội làm việc trong các khu công nghiệp đƣợc xây dựng ngay tại địa phƣơng, vì vậy tỷ lệ ngƣời lao động là công nhân tăng 6,9% từ 3,5% lên 10,4%. Mặc dù vậy, tỷ lệ thất nghiệp có xu hƣớng tăng từ 2,5% lên 4,9%. Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhƣng cũng cần đƣợc chú ý, quan tâm.

Có thể thấy, để đảm bảo một sự phát triển bền vững thì việc giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp cần phải là một quá trình chủ động với phƣơng án và các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp rõ ràng, có tính khả thi chứ không chỉ đơn thuần là sự giảm số lao động nông nghiệp do bị thu hồi đất sản xuất trong quá trình đô thị hóa.

Thứ ba vềhỗtrợ lao động các làng nghề:

Nhìn chung, một số chính sách vốn và đầu tƣ mà Nhà nƣớc ban hành đã góp phần tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc phát triển làng nghề trên địa bàn Đông Anh.Những năm gần đây, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tập trung thực hiện cho vay dựa vào chƣơng trình, dự án mục tiêu, hỗ trợ về tài chính tại các làng nghề. Một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn đã quy định việc Nhà nƣớc hỗ trợ tài chính dƣới hình thức tín dụng ngân hàng với lãi suất ƣu đãi, góp phần mở rộng phạm vi và cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng hỗ trợ cho các hộ sản xuất và doanh nghiệp tại các làng nghề. Chính phủ tiếp tục hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu, trong đó có mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của các làng nghề (QĐ178/1998/QĐ- TTg ngày 19/9/1998). Các làng nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân khu vực (trung bình thu nhập của ngƣời lao động trong các làng nghề cao gấp 3-4 lần so với ngƣời lao động thuần nông), đồng thời việc phát triển thƣơng hiệu cũng đƣợc chú trọng.

Cụ thể, năm 2015 tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn Đông Anh đã tạo ra 13.250 việc làm. Liên Hà, Vân Hà là hai xã có làng nghề phát triển mạnh nhất Đông Anh, trong đó Liên Hà phát triển nghề sản xuất đồ gỗ công nghiệp (gỗ phun sơn) và Vân Hà phát triển nghề mộc, chạm khắc, đồ gỗ mỹ nghệ và gia dụng. Tiềm năng phát triển của hai làng nghề này còn rất lớn. Khu sản xuất làng nghề tập trung xã Liên Hà có quy mô 6 héc-ta đã hoàn thành đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật, các hộ cũng đã đấu thầu quyền sử dụng đất thuê 50 năm. Khu sản xuất này tập trung các cơ sở sản xuất đồ gỗ phun sơn, giảm

ô nhiễm môi trƣờng cho khu dân cƣ.

Khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung làng nghề xã Vân Hà với hình thức tƣơng tự xã Liên Hà đã triển khai đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng.

65

Bên cạnh Liên Hà, Vân Hà nghề truyền thống tại các làng nghề khác cũng đang phát triển mạnh, sản phẩm tiêu thụ tốt trên thị trƣờng. Trong đó, Dục Tú phát triển nghề cơ kim khí (kéo sắt); Võng La, Cổ Loa phát triển nghề chế biến thực phẩm, làm bún; Vân Nội, Đông Hội phát triển nghề đan lát, sản xuất đồ gia dụng từ tre, nứa; Bắc Hồng, Uy Nỗ phát triển nghề may...

Thứ tư, vềchính sách hỗtrợxuất khẩu lao động:

Chính sách xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp hữu hiệu trong quả nhà nƣớc về vấn đề việc làm. UBND huyện tổ chức thực thi nhiều chính sách vận động tuyên truyền ngƣời lao động sang nƣớc ngoài làm việc, đặc biệt ở các xã nghèo, hộ nghèo của huyện sang các thị trƣờng nhƣ Nhật Bản, Malaixya, Đài Loan, Agola… Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm của Phòng LĐ- TB&XH huyện Đông Anh, năm 2015, số lƣợng ngƣời xuất khẩu lao động là 756 lao động.

Thông qua xuất khẩu lao động không chỉ giảm bớt đƣợc gánh nặng việc làm trƣớc mắt mà còn thu đƣợc nguồn ngoại tệ do ngƣời lao động gửi về. Đồng thời trình độ tay nghề, ngoại ngữ của ngƣời lao động cũng tăng cao.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế

Chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ còn chậm, chƣa tạo ra đƣợc bƣớc chuyển biến mạnh mẽ, nông nghiệp vẫn là ngành lao động chủ yếu, công nghiệp và dịch vụ phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của địa phƣơng. Tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao. Xuất khẩu lao động chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và nhu cầu của ngƣời lao động.Xuất khẩu lao động hiện nay là một trong những chính sách quan trọng trong việc tạo việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn. Số lƣợng ngƣời đi xuất khẩu lao động còn hạn chế.

Tốc độ đô thị hóa những năm qua còn chậm nên chƣa thu hút đƣợc lực lƣợng lao động trong huyện. Các doanh nghiệp chƣa giải quyết đƣợc nhiều

việc làm cho ngƣời lao động. Sản xuất nông nghiệp và lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chƣa ổn định, khả năng hội nhập và sức cạnh tranh một số sản phẩm còn yếu. Kinh tế phát triển chƣa thực sự bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm làm ảnh hƣởng đến cơ hội tìm kiếm việc làm.

Trong quá trình triển khai thực hiện việc dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện cũng đã gặp phải một số khó khăn.Công tác khảo sát nhu cầu học nghề chƣa sát với thực tế, công tác tuyên truyền, tƣ vấn cho lao động chọn nghề và tham gia học nghề chƣa phù hợp, chƣa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện và gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Công tác kiểm tra, giám sát tổ chức lớp học nghề ở các xã chƣa thƣờng xuyên, một số xã chƣa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đề án đào tạo nghề hàng năm.Một số ngành nghề lao động nông thôn có nhu cầu theo học cao nhƣ các nghề: sửa chữa và lắp ráp điện thoại, lái xe ô tô, sửa chữa ô tô... nhƣng không nằm trong nhóm các ngành nghề đƣợc UBND Thành phố Hà Nội hỗ trợ.

Công tác giáo dục đào tạo, đào tạo nghề chƣa đồng bộ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo nghề còn thiếu, chƣa đáp ứng cho việc giảng dạy, thực hành các nghề nhƣ: nghề hàn, điện công nghiệp, điện dân dụng, máy vi tính… Ngành nghề đào tạo cũng chƣa thật sự phong phú và sát với nhu cầu của lao động nông thôn, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu học nghề của ngƣời lao động, nhất là trên địa bàn huyện Đông Anh có lực lƣợng lao động đông, số lao động bị ảnh hƣởng chuyển đổi nghề do bị thu hồi diện tích đất nông nghiệp lớn để phục vụ các Dự án xây dựng Khu công nghiệp. Để thực thi chính sách hiệu quả cần đủ nguồn kinh phí. Trên thực tế, hiện nay nguồn kinh phí còn eo hẹp. Công tác xã hội hóa trong tạo nguồn vốn cho tạo việc làm còn

hạn chế, chƣa huy động đƣợc các nguồn lực từ doanh nghiệp tƣ nhân, các tổ chức xã hội và nhân dân.

Việc thực thi chính sách về tạo việc làm mang tính liên ngành và tổng hợp rất rõ rệt, đòi hỏi sự phối hợp giữa các ngành, giữa Trung ƣơng, địa phƣơng và cơ sở. Tuy nhiên trên thực tế do chƣa xây dựng đƣợc cơ chế phối hợp, quy trình cụ thể nên trách nhiệm của các phòng, ban còn phân tán, đến khi triển khai chính sách vào cuộc sống còn nhiều trở ngại.

Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều hạn chế trong quá trình thực thi chính sách. Cán bộ, công chức là đội ngũ trực tiếp tham gia quá trình thực thi thì hiện nay vẫn còn hạn chế về số lƣợng và chất lƣợng, thiếu chuyên môn và kỹ năng ra quyết định và thuyết phục, vận động ngƣời dân tham gia.

Công tác thanh kiểm tra chƣa thật sự chật chẽ, đôi khi còn mang tính hình thức. Trong quá trình thực thi chính sách sử dụng nhiều nguồn lực của Nhà nƣớc nhƣng hoạt động thanh tra, kiểm tra trong những năm qua chƣa có những hoạt động kiểm tra sâu sát, toàn diện và việc sử phạt cũng chƣa thực sự nghiêm minh.

2.4.3. Nguyên nhân

Do xuất phát kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là nông nghiệp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nên sự chuyển dịch cơ cấu việc làm theo hƣớng công nghiệp và dịch vụ không đáng kể. Khả năng tạo việc làm có chất lƣợng cao cho ngƣời lao động còn gặp khó khăn. Cơ chế, chính sách của nhà nƣớc chƣa thể giải quyết hết đƣợc số lao động chƣa qua đào tạo và giải quyết lao động thất nghiệp.

Ngƣời nông dân trên địa bàn huyện chƣa thực sự hiểu rõ về các chính sách trong hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm của Nhà nƣớc. Một bộ phận

ngƣời dân sử dụng vốn vay từ quỹ quốc gia chƣa thực sự hiệu quả, thậm chí còn sử dụng đầu tƣ sai lệch so với dự án trình vay vốn ban đầu.

Công tác khảo sát nhu cầu học nghề tại các xã chƣa sát với thực tế, công tác tuyên truyền phổ biến tới ngƣời dân về chính sách dạy nghề chƣa làm cho ngƣời lao động nhận thức đƣợc quyền lợi trong công tác đào tạo nghề, chƣa hiểu đầy đủ về sự cần thiết lợi ích của việc đi học nghề nên còn ngại đi học và chƣa chuyên cần trong học nghề.

Ngân sách của Nhà nƣớc đầu tƣ trực tiếp cho các chƣơng trình về tạo việc làm còn hạn chế, chƣa thoả đáng với nhiệm vụ. Huyện Đông Anh trong những năm qua chƣa tự xây dựng đƣợc quỹ vốn chuyên về tạo việc làm. Ngân sách của cơ quan cấp trên đƣa xuống để tiến hành thực thi chính sách rất hạn chế, không đủ để đầu tƣ, xây dựng những điều kiện cơ bản để hoàn thành chính sách.

Bên cạnh đó trong thời gian qua huyện cũng chƣa có chủ trƣơng, giải pháp cụ thể về tạo việc làm, do vậy trong lãnh đạo, chỉ đạo cũng nhƣ công tác tham mƣu cho cấp ủy, chính quyền còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

Công tác dự báo còn yếu và còn thiếu chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng ngƣời lao động. Mặt khác huyện còn buông lỏng cơ cấu đào tạo, để phát triển tự phát theo nhu cầu của ngƣời dân, chƣa chú trọng định hƣớng và đào tạo ngành nghề phù hợp.

Quy mô các trƣờng dạy nghề, đào tạo chất lƣợng nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu học nghề, tự tạo việc làm của ngƣời dân. Chƣơng trình đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo còn hạn chế, thiếu sự áp dụng của thông tin, công nghệ, chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Cơ quan thực thi chính sách cấp huyện chƣa đảm bảo nguồn lực về số lƣợng và chất lƣợng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực). Do đó, khi thực hiện chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao.

69

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG BỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)