Dự báo tình hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của luật sư việt nam trong bảo vệ quyền con người (Trang 69 - 83)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Dự báo tình hình

3.1.1. Xu hướng phát triển của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Trong xu hướng phát triển chung của toàn thế giới, các quan hệ kinh tế, chính trị và ngoại giao giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng và tăng cường; các giao lưu về thương mại,dân sự, hôn nhân - gia đình, văn hóa và xã hội trên phạm vi toàn cầu ngày càng gia tăng về số lượng, đa dạng và phức tạp về nội dung. Các yêu cầu về trách nhiệm quốc gia trong thực thi các điều ước quốc tế - trong đó bao gồm hai công ước về quyền con người năm 1966 mà Việt Nam là thành viên, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội ngày càng nghiêm ngặt và đòi hỏi thực chất hơn trong việc thực thi và bảo đảm các quyền con người, trọng tâm là các quyền trong lĩnh vực tư pháp hình sự, quyền về sở hữu và liên quan đến vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Trong phạm vi quốc gia của Việt Nam, pháp luật về hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị xã hội; các giao dịch dân sự, thương mại nói chung; và các quy định cụ thể về quyền con người, phương thức thực hiện và bảo đảm các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về lĩnh vực, phức tạp và có tính chuyên sâu cao trong từng ngành, từng lĩnh vực. Trước xu thế này, nhu cầu cần được tư vấn, cung cấp các dịch vụ pháp lý về việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ và giải quyết tranh chấp cũng sẽ không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội nói chung của đất nước. Hơn nữa, để có

thể xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, với một nền tư pháp liêm chính, đủ mạnh để bảo vệ tốt các quyền con người đòi hỏi có đủ lực lượng các luật sư, chuyên gia pháp lý có trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.

Nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trò của các luật sư trong xây dựng mục tiêu, phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có định hướng, chính sách phát triển nghề luật theo xu hướng tăng cường về số lượng và nâng cao về chất lượng, tính chuyên nghiệp. Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, về cơ bản tiêu chuẩn để trở thành luật sư và

tổ chức hành nghề của luật sư luôn được quy định phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia và sự hội nhập quốc tế.

Theo quy định của Pháp lệnh Luật sư năm 1987, mọi công dân có phẩm chất đạo đức, có trình độ đại học pháp lý hoặc tương đương và không đang công tác tại các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp chế có thể gia nhập Đoàn luật sư và trở thành luật sư, hoạt động nghề luật sư [7, Điều 11]. Nói cách khác, các cán bộ, công chức có thể đồng thời là luật sư, trừ những người thực hiện các chức năng, nhiệm vụ thanh tra, điều tra, kiểm sát và xét xử. Theo quy định của Pháp lệnh này, tổ chức hoạt động của luật sư là các Đoàn luật sư được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương; Đoàn luật sư có tư cách pháp nhân và tiến hành hoạt động nghề nghiệp kể từ ngày đăng ký tại Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức các hoạt động của luật sư thông qua Ban chủ nhiệm.

Pháp lệnh luật sư năm 2001 (thay thế Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987) được đánh giá là một bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới và hoàn thiện thể chế về luật sư ở nước ta, đưa chế định luật sư của nước ta tiếp cận gần hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Ngay trong những dòng đầu,

“Để bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tư vấn pháp luật của cá nhân, tổ chức, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; để phát triển và củng cố đội ngũ luật sư chuyên nghiệp có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, phát huy vai trò của luật sư và tổ chức luật sư trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, tăng cường quản lý nhà nước đối với tổ chức luật sư và hành nghề luật sư...”.

Theo Pháp lệnh này, luật sư hoạt động chuyên nghiệp cán bộ, công chức

i

hoạt động hành nghề luật sư phải là thành viên của Đoàn luật sư; được đào tạo chuyên môn sâu, có thời gian tập sự và được hướng dẫn hành nghề.Về mặt đào tạo chuyên môn, người muốn được hành nghề luật sư phải gia nhập một Đoàn luật sư và có Chứng chỉ hành nghề luật sư [28, Điều 7]; và một trong các điều kiện để gia nhập Đoàn luật là phải tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài được pháp luật Việt Nam công nhận, trừ trường hợp được miễn [28, Điều 9].

Theo Pháp lệnh năm 2001, Đoàn luật sư là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư, được thành lập ở các đơn vị hành chính cấp tỉnh, có vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp cao [28, Điều 33]. ổ chức hành nghề luật sư là Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh; để tổ chức hành nghề, luật sư có thể lựa chọn một trong hai hình thức là Văn phòng luật sư hoặc Công ty luật hợp danh [28, Điều 17].

Với những ưu thế nổi trội so với Pháp lệnh luật sư năm 1987, thể hiện rõ được tính chất chuyên nghiệp của nghề luật sư, mở rộng và phát triển hoạt động

hành nghề của các luật sư, Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã tạo điều kiện tiền đề để nghề luật sư phát triển nhanh. Sau 05 năm thi hành, đến tháng 6 năm 2006, tổng số luật sư trong cả nước đã tăng gấp đôi, đạt 4.032; có 961 Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh đã được thành lập và đăng ký hoạt động.

Cũng trong thời kỳ này, khi có yêu cầu cải cách mạnh mẽ về tư pháp, vai trò của luật sư trong tham gia để đảm bảo hoạt động tư pháp được đúng đắn, đạt mục tiêu càng trở nên quan trọng, được sự quan tâm của cả Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.

cải cách tư pháp

Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”

vai trò và nhiệm vụ của luật sư - người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của các đương sự - đã được đề cao và khẳng định rõ thông qua yêu cầu đối với các hoạt động tố tụng, cơ chế ra phán quyết của Tòa án “Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định”.

Quan điểm chiến lược về phát triển đội ngũ luật sư được thể hiện trong - một trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp những năm 2000 là phải “Tăng cường, củng cố các tổ chức luật sư”; “Phát triển và kiện toàn đội ngũ luật sư” [3]

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã có những quy định tạo điều kiện để luật sư có thể thực hiện chức năng. Ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Theo đó đặt ra một trong những định hướng quan trọng đó là phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

Đồng thời, trong giai đoạn này, Việt Nam đang tiến gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đòi hỏi phải luật sư am hiểu pháp luật quốc tế, các quốc gia liên quan. Theo b ổng kết 05 năm thi hành Pháp lệnh luật sư năm 2001 Bộ Tư pháp

:

- Chất lượng đội ngũ luật sư hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Đa số các luật sư hiện nay chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề nói chung và kỹ năng tranh tụng nói riêng. Số lượng luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có hiểu biết về kiến thức pháp luật quốc tế, có kinh nghiệm hành nghề trong môi trường quốc tế, có trình độ ngoại ngữ giỏi và hành nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế còn ít.

- Việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề luật sư vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi cá nhân luật sư trong hành nghề và trong cuộc sống, thậm chí có luật sư vi phạm pháp luật nghiêm trọng...

Trong điều kiện như vậy, pháp luật, chính sách phát triển nghề luật sư cần được sửa đổi. Vấn đề này được nhận định để “đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế, thì phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đủ về số lượng là một trong những nội dung quan trọng. Đổi mới tổ chức và hoạt động luật sư không những phải theo định hướng phục vụ tốt hơn yêu cầu của hoạt động tư pháp nói chung, của hoạt động xét xử nói riêng, mà còn là nhân tố quan trọng hỗ trợ các quan hệ kinh tế thị trường phát triển”. Trong hoàn cảnh đó, Luật Luật sư năm 2006

:

- Thể chế hoá Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược

xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định

hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, hoàn thiện thể chế pháp luật nhằm phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vững về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng dịch vụ pháp lý của luật sư, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế.

-Tăng cường trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư trong hành nghề, đặc biệt là việc tuân thủ pháp luật, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật hành nghề; đồng thời hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của luật sư.

Khi đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Thủ tướng chính phủ đã quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” với mục tiêu dài hạn, tổng quá) là: xây dựng đội ngũ luật sư giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, thông thạo tiếng Anh, thành thạo về kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế, có đủ

các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài. Để đạt được mục tiêu chung này, các mục tiêu cụ thể được xác định bao gồm:

- Đến năm 2015, số lượng luật sư được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại, đầu tư là 400 người; năm 2020 số lượng này là 1.000 người; số luật sư đạt tiêu chuẩn quốc tế là 150 người;

- Phát triển các tổ chức hành nghề luật sư theo hướng hình thành các công ty luật chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 30 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.

Đến năm 2011, trong cả nước đã thành lập 62 Đoàn Luật sư/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với hơn 6.250 luật sư và hơn 3000 người tập sự hành nghề luật sư, hoạt động trong gần 2.750 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó, có khoảng 10 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu về kinh doanh, thương mại đầu tư có yếu tố nước ngoài. Chất lượng của đội ngũ luật sư từng bước được nâng cao, bước đầu đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa; số lượng vụ việc, khách hàng của luật sư nhiều hơn, đa dạng hơn; phạm vi hoạt động hành nghề của luật sư ngày càng được mở rộng; góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ tích cực cho công cuộc cải cách tư pháp; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

uy nhiên, tổ chức và hoạt động luật sư vẫn nhiều hạn chế như số lượng luật sư hiện có so với dân số còn rất thấp và có sự phát triển mất cân đối giữa khu vực thành thị nông thôn ; chất lượng của đội ngũ luật sư còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu

của cải cách tư pháp, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế; hoạt động hành nghề của luật sư chưa mang tính chuyên nghiệp cao, thiếu các tổ chức hành nghệ chuyên sâu. Trước tình hình đó, ngày 05/11/2011, Thủ tướng Chính phủ “Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020”. Chiến lược này đặt mục tiêu: “Phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 có từ 18.000 đến 20.000 luật sư, hành nghề chuyên sâu theo lĩnh vực pháp luật; nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, chất lượng hoạt động hành nghề luật sư, vị trí, vai trò của luật sư trong hoạt động tố tụng, từng bước phát triển, mở rộng thị trường dịch vụ pháp lý, tạo nền tảng để phát triển nghề luật sư Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Phát triển các tổ chức hành nghề luật sư hoạt động chuyên môn hóa theo lĩnh vực pháp luật, chú trọng phát triển các tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn, chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài”. Trong đó, mục tiêu cụ thể bao gồm:

- Nâng cao chất lượng hoạt động hành nghề của luật sư trong tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật.

Đảm bảo cơ chế để luật sư tham gia đầy đủ vào các giai đoạn tố tụng, thực hiện có hiệu quả, chất lượng nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa. Phấn đấu để số lượng các công dân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp sử dụng luật sư tư vấn, tham gia giải quyết các vụ án, vụ việc ngày càng tăng.

Đến năm 2020, đảm bảo trên 50% các vụ án hình sự Tòa án xét xử có luật sư tham gia; phấn đấu đạt mục tiêu có trên 50% số lượng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của luật sư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của luật sư việt nam trong bảo vệ quyền con người (Trang 69 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)