Kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành sửa đổi, bổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của luật sư việt nam trong bảo vệ quyền con người (Trang 94 - 100)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành sửa đổi, bổ

đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật nhằm nâng cao vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người

Thứ nhất, Ban Bí thư Trung ương Đảng cần chỉ đạo tổ chức tổng kết

việc thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư, quan tâm tới việc xây dựng chính sách và cơ chế phát triển đội ngũ luật sư và hành nghề luật sư, trong đó, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đảng trong tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư trong việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, các đoàn luật sư; trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan nhà nước khác trong việc phối hợp với tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư thực hiện chế độ tự quản đối với luật sư, hoạt động hành nghề của luật sư.

Thứ hai, Ban Cải cách Tư pháp Trung ương cần chỉ đạo đến các cơ

quan tiến hành tố tụng để tạo cơ hội cho đội ngũ luật sư thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức kinh tế xã hội. Đồng thời, có những biện pháp xử lý các cá nhân người tiến hành tố tụng cản trở quyền hành nghề hợp pháp của luật sư; yêu cầu các cơ quan thực hiện đúng tinh thần cải cách tư pháp đã được ghi nhận trong Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp, Hiến pháp năm 2013 và các Bộ luật tố tụng có liên quan.

Thứ ba, Chính phủ cần chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất với Quốc hội để sửa

các chính sách, văn bản pháp luật hỗ trợ phát triển luật sư, nghề luật sư trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế sâu rộng; nghiên cứu xây dựng, ban hành chính sách để phát triển đội ngũ luật sư có chất lượng cao, đủ khả năng hội nhập quốc tế; có chính sách ưu đãi đối với tổ chức hàn

-

.

Thứ tư, Bộ Tư pháp cần rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy

định của pháp luật về luật sư và nghề luật sư, các văn bản pháp luật khác có liên quan tới môi trường hành nghề luật sư; trong đó đề xuất sửa đổi quy định về nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư; đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, đạt hiệu quả các Đề án, Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch về phát triển đội ngũ luật sư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư nâng cao hiệu quả công tác tự quản luật sư và hoạt động hành nghề của luật sư.

Thứ năm, Bộ Công an cần nghiên cứu, xây dựng, kịp thời trình Chính

phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam và các luật khác có liên quan đảm bảo cho luật sư thực hiện đúng quy định của pháp luật khi tham gia hoạt động hành nghề hợp pháp để cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất cho khách hàng, góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Sửa đổi, bổ sung kịp thời Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Công An quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo tinh thần của Hiến pháp 2013 và

quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 để tạo điều kiện cho việc hành nghề hợp pháp của luật sư khi tham gia bào chữa các vụ án hình sự.

Thứ sáu, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cần

chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan; phát huy vai trò của luật sư trong việc đề xuất nguồn án lệ để Hội đồng tư vấn án lệ và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xây dựng và công bố án lệ; xây dựng cơ chế phối hợp về đảm bảo sự tham gia của luật sư trong giai đoạn xét xử; tạo điều kiện để Liên đoàn Luật sư Việt Nam giám sát luật sư trong việc tuân thủ quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn và các quy định khác của Liên đoàn Luật sư Việt Nam khi tham gia hoạt động hành nghề tại Tòa án; hướng dẫn, chỉ đạo, thể chế hóa chủ trương quan trọng nêu trong Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về yêu cầu bắt buộc bản án phải ghi nhận hoặc bác bỏ ý kiến bào chữa của luật sư, các quyết định, bản án phải xuất phát từ kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Đồng thời quán triệt tới cán bộ, công chức ngành Tòa án nhận thức đúng về vị trí, vai trò của luật sư, thực thi nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, đảm bảo tạo điều kiện cho hoạt động của luật sư.

KẾT LUẬN

Bảo vệ quyền con người là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với

. Trong các chế bảo vệ quyền con người bảo vệ quyền con người bằng thiết chế luật sư luôn thể hiện được nhiều ưu điểm các chủ thể khác . Thông qua hoạt động hành nghề của mình, luật sư ngăn chặn có hiệu quả những hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến quyền con người, đồng thời

khôi phục những quyền con người bị xâm hại. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những yếu tố mang tính chất lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, hệ thống pháp luật còn nhiều mâu thuẫn, thiếu sót, một bộ phận luật sư năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ , phẩm chất đạo đức

hạn chế đã cho hiệu quả bảo vệ quyền con người chưa đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của người dân .

bảo đảm định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay là cần phải xây dựng các giải pháp khoa học

thực tiễn thúc đẩy hiệu quả bảo vệ quyền con người thông qua thiết chế luật sư. âng cao vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người đồng thời xây dựng pháp luật đảm bảo vị trị, vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền con người là một trong những yêu cầu sự thành công của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1992), Chỉ thị số 12/CT-TW ngày 12/7/1992 của Bộ Chính trị “Về vấn đề quyền con người và quan điểm

chủ trương của Đảng ta”.

2. Ban chỉ đạo cải cách tư pháp (2006), Báo cáo kết quả 4 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một

số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW, ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp

trong thời gian tới”.

4. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 02/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tóm tắt kết quả 04 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/02/2002 về “Một số

nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới”.

6. Đảng cộng Sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sửa đổi và phát triển năm 2011.

7. Hội đồng nhà nước (1987), Pháp lệnh Tổ chức luật sư, NXB Chính trị Quốc gia.

8. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948.

9. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966. 10. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về quyền kinh tế, văn hóa, xã

hội năm 1966.

11. Liên đoàn Luật sư Việt Nam (2016), Báo cáo về việc luật sư tư vấn, trợ giúp pháp lý cho công dân trong quá trình giải quyết khiếu nại tố cáo tại

12. Liên đoàn Luật sư Việt Nam (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2017, phương hướng và nhiệm vụ công tác năm 2018 của Liên đoàn Luật sư việt Nam.

13. Liên đoàn Luật sư Việt Nam (2018), Báo cáo về việc triển khai hoạt động luật sư trợ giúp pháp lý cho công dân trại trụ sở tiếp công dân Trung ương.

14. Liên đoàn Luật sư Việt Nam (2011), Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

15. Liên đoàn Luật sư Việt Nam (2011), Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam 16. Quốc hội (1980), Hiến pháp năm 1980, NXB Chính trị Quốc gia.

17. Quốc hội (1992), Hiến pháp 1992, NXB Chính trị Quốc gia.

18. Quốc hội (2001), Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, NXB Chính trị Quốc gia.

19. Quốc hội (2006), Luật Luật sư 2006, NXB Chính trị Quốc gia.

20. Quốc hội (2011), Luật khiếu nại năm 2011, NXB Chính trị Quốc gia.

21. Quốc hội (2012), Luật sử đổi bổ sung một số điều của Luật Luật sư

2006, NXB Chính trị Quốc gia.

22. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013, NXB Chính trị Quốc gia.

23. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự năm 2015, NXB Chính trị Quốc gia. 24. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, NXB Chính trị

Quốc gia.

25. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hành chính năm 2015, NXB Chính trị Quốc gia.

26. Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, NXB Chính trị Quốc gia.

28. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 37/2001/PL-UBTVQH ngày 25 tháng 7 năm 2001 về luật sư, NXB Chính trị Quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của luật sư việt nam trong bảo vệ quyền con người (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)