Dựa trên các nguyên tắc của kỹ thuật xử lý mẫu huyết tương, dựa trên tính chất lý hóa của thuốc trừ sâu nhóm Clo hữu cơ, sau khi khảo sát thực nghiệm các
phương pháp, phương pháp xử lý mẫu theo phương pháp QueChERS được sử dụng.
Phương pháp QueChERS với nguyên tắc chiếtmột lần bằng axetonitril đã được
đệm hóa và tách khỏi nước có trong mẫu bằng phân bố lỏng lỏng nhờ muối magie sulfat (MgSO4) và natri clorua (NaCl). Quá trình làm sạch bằng chiết phân tán pha rắn (d-SPE) được dùng để loại các axit hữu cơ, nước còn dư và các thành phần khác nhờ
phối hợp chất hấp phụ amin bậc 1 và bậc 2 (Primary Secondary Amine, viết tắt là PSA) và MgSO4. Sau đó dịch chiết được cô cạn và hòa tan bằng dung môi n-Hexan. Cuối cùng dịch chiết được phân tích bằng sắc ký khí. Tỷ lệ MgSO4: NaCl được thay đổi
khác nhau để chọn được hiệu suất thu hồi cao nhất. Các công đoạn của quy trình chiết bao gồm:
- Đồng hóa huyết tương, sau đó bổ sung H2O đã loại ion vào huyết tương đồng hóa với tỷ lệ theo thể tích của H2O: huyết tương là từ 1:1 để thu được hỗn hợp huyết tương. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Hi ệu su ất
- Chuẩn bị dung môi chiết axetonitril được đệm hóa và tách nước bằng cách lần lượt thêm MgSO4 và NaCl vào axetonitril, trong đó lượng MgSO4 sử dụng cho mỗi ml axetonitril nằm trong khoảng 100-500 mg, lượng NaCl sử dụng cho mỗi ml axetonitril nằm trong khoảng 50-100 mg.
- Thêm hỗn hợp huyết tương nêu trên vào dung môi chiết axetonitril được
đệm hóa và tách nước nêu trên.
- Làm sạch dung dịch trên bề mặt thu được bằng cách thêm dung dịch này vào hỗn hợp MgSO4 và PSA, trong đó lượng MgSO4 nằm trong khoảng 100-150mg và PSA khoảng 150-200mg. Tiến hành cô đặc dung dịch trên bề mặt đã làm sạch bằng thiết bị cô có sử dụng khí nitơ.
Trên cơ sở của quy trình trên, một số khảo sát đã được thực hiện nhằm tối
ưu hóa hiệu suất chiết đối với nền mẫu huyết tương như sau:
- Khảo sát lựa chọn dung môi chiết
- Đánh giá ảnh hưởng của nền mẫu.
Lựa chọn dung môi chiết
- Dung môi Acetonitril được chứng minh là dung môi chiết hiệu quả và cho sự
phân lớp tốt nhất. Tuy nhiên tỷ lệ của MgSO4 : NaCl và MgSO4 : PSA cũng có thểảnh
hưởng đến quá trình tách chiết. Các quy trình QuEChERS đã được khảo sát gồm:
Bảng 3.14 : Các quy trình khảo sát tỷ lệ MgSO4 :NaCl
Quy trình MgSO4:NaCl (mg:mg) MgSO4:PSA (mg:mg) QueChERS 1 1000:1000 110:180 QueChERS 2 900:100 110:180 QueChERS 3 800:200 110:180 QueChERS 4 800:300 110:180
- Sử dụng mẫu huyết tương thêm chuẩn để thu được nồng độ 20ppb trên mẫu. Mỗi nồng độ thêm chuẩn tiến hành ba lần, lấy kết quả trung bình. Các kết quảthu được trình bày trong hình.
Hình 3.11 . So sánh độ thu hồi của hóa chất bảo vệ thực vật nhóm clor hữu cơ
của bốn quy trình.
Nhận xét: Tỷ lệ MgSO4 : NaCl có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất chiết hóa
chất bảo vệ thực vật nhóm Clo hữu cơ. Quy trình 3 với tỷ lệ MgSO4 : NaCl=4:1 cho
hiệu suất chiết là cao nhất. Muối NaCl có tác dụng làm cho dịch chiết phân lớp tốt hơn. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tách giữa hai pha nước và Acetonitril.
Tỷ lệ của PSA NaCl cũng được khảo sát trong nghiên cứu này. Chúng tôi thay đổi hàm lượng của NaCl lần lượt là 100, 120, 150, 180, 200, 220 thì tại giá trị 180, 100 và 220 thì dịch chiết là ổn định nhất, sạch nhất.
Phương pháp QueChERS thu được hiệu suất thu hồi cao với thời gian thử
nghiệm ít, tuy nhiên dịch chiết cần được chú ý và làm sạch đối với từng giai đoạn
để tránh nhiễm chéo. Nên chúng tôi đã quyết định làm theo phương pháp modify
QueChERS với hiệu suất thu hồi cao nhất và dịch chiết ổn định nhất là quy trình Modify QueChERS. Quy trình tối ưu được trình bày như sau: Chuẩn bị ống nghiệm có thể ly tâm được với dung tích 15ml, thêm 2ml ACN, 800mg MgSO4, 200mg NaCl, tiếp theo thêm 2 ml huyết tương đã pha loãng, lắc ống mạnh trong 1 phút bằng máy lắc vortex, đảm bảo dung môi tương tác tốt với mẫu và các tinh thể muối bị vỡ ra khi lắc, sau đó ly tâm 10 phút ở tốc độ 4000 vòng/ phút để thu được dung
0.0000 20.0000 40.0000 60.0000 80.0000 100.0000 120.0000 Hi ệu su ất QueChERS 1 QueChERS 2 QueChERS 3 QueChERS 4
dịch trên bề mặt.
Hút lấy 1,5ml dung dịch trên bề mặt vào ống nghiệm có dung tích 15ml, sau
đó thêm vào 110mg MgSO4 và 180 mg PSA, lắc ống mạnh trong 2 phút bằng máy lắc vortex rồi lại ly tâm trong vòng 10 phút ở4000 vòng/phút đểthu được dung dịch trên bề mặt được làm sạch. Tiếp theo, hút 1000 μl dung dịch trên bề mặt đã làm
sạch để chuyển vào lọdung tích 12ml và đưa vào thiết bị cô có sử dụng khí nitơ để cô đặc. Sau đó, hút 1ml dung dịch n- Hexan chuyển vào lọ chứa dung dịch cô đặc
đã nêu, lắc ống mạnh trong 1 phút bằng máy lắc vortex để thu được dịch chiết bên trên, rồi lọc dịch chiết bên trên này qua đầu lọc 0,45μm đểthu được mẫu.