Tái chế bọc Nilon thành vật dụng hằng ngày

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INDEVECO VN (Trang 26 - 27)

Bọc Nilon và thời trang

Những mẫu áo rất thời trang và sang trọng được may từ túi nhựa. Trong tương lai , nhựa sẽ là một đối thủ cạnh tranh của các chất liệu như tơ lụa hay sa-lanh.Những người thợ thủ công đã làm bằng tay những vật dụng từ áo mưa đến dép xăng đan phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên toài thế giới. Tuy quần áo làm bằng nhựa không được thoải mái và dễ thở như các chất liệu khác, nhưng một ưu điểm rõ ràng của nó là dễ lau những vết bẩn dính lên áo, quần.

Với một bàn tay khéo léo của những người đam mê đan lát mà những chiếc túi nhựa đã trở nên tinh tế và đẹp mắt hơn rất nhiều. Có thể với ai đó túi nhựa là rác, nhưng với nhiều người khác đó thực sự là một kho báu. Một điểm đáng chú ý là sợi len cũ đã lạc hậu so với sợi nhựa hay plarn, là những chất liệu mà người thợ đan sử dụng để tạo những sản phẩm có độ bóng cao hơn.

Bọc Nilon và đồ thủ công mỹ nghệ

Nghệ thuật luôn là mảnh đất cho sự sáng tạo không tưởng của con người. Rất nhiều họa sĩ sơn dầu đã làm mới những tác phẩm của mình bằng những ý tưởng độc đáo. Ngày nay những phương pháp truyền thống đã bị quên lãng, họ sử dụng những vật liệu nghệ thuật đặc biệt hơn, chẳng hạn như túi nhựa. Chính sự đặc biệt của nguyên liệu túi nhựa là một thách thức cho người nghệ sĩ khi muốn biến chúng thành một tác phẩm nghệ thuật thực sự.Với trẻ em, thì việc tạo ra những vật như con gà, con chó, hay ngôi nhà từ những chiếc túi nhựa vừa giáo dục chúng về sự tiết kiệm, lại vừa mang lại cơ hội để phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo.

Khả năng phát triển

Việc tái chế bọc nylon thành các sản phẩm thời trang và đồ dùng mỹ nghệ chỉ áp dụng cho quy mô nhỏ vì đòi hỏi độ thẩm mỹ cao, bọc nylon dùng để tái chế phải qua công đoạn rửa sạch và phơi ráo nên nó chỉ áp dụng được khi kết hợp với việc phân loại rác tại nguồn, với việc tái chế này đòi hỏi đội ngũ có tay nghề cao về mặt thẩm mỹ và tính sáng tạo. Mặc dù không thể

áp dụng trên quy mô công nghiệp nhưng việc tái chế như thế sẽ góp phần làm giảm lượng rác thải lãng phí, mặc khác nó cũng góp phần giáo dục ý thức bảo vệ và gìn giữ môi trường của người dân. Hiện nay ở Việt Nam việc tái chế này chỉ thực hiện dưới hình thức giáo dục ý thức chứ chưa áp dụng thực tiển, trong tương lai mô hình này sẽ được áp dụng và nhân rộng khắp cả nước

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN INDEVECO VN (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w