Các chỉ tiêu phán ánh kết quả công tác thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 39)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.4. Các chỉ tiêu phán ánh kết quả công tác thẩm định tài chính dự án

án của NHTM

Chất lượng của một khoản vay có thể được hiểu là hiệu quả kinh tế mà khoản vốn vay đó mang lại cho cả người đi vay và người cho vay. Một khoản vay được coi là có chất lượng tốt nếu nó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cả ngân hàng và khách hàng, tức là vốn vay được người vay đưa vào quá trình đầu tư tạo ra một số tiền lớn hơn vừa để hoàn trả nợ gốc và lãi vay, vừa trang trải các chi phí khác mà vẫn bảo đảm có lợi nhuận qua đó đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Xét một cách tổng thể khoản vay đó vừa tạo ra hiệu quả kinh tế vừa tạo ra hiệu quả xã hội. Vì vậy, để phản ánh kết quả công tác thẩm định tài chính dự án thường dựa vào các tiêu chí sau:

a. Quy mô cho vay dự án và tỷ lệ các dự án cho vay không thu hồi nợ đúng hạn

Các chỉ tiêu để đánh giá quy mô cho vay dự án bao gồm:

- Số lượng khách hàng đang được ngân hàng tài trợ vốn cho dự án: số lượng khách hàng càng nhiều thể hiện sự thu hút khách hàng của ngân hàng càng cao thông qua chất lượng công tác thẩm định tốt, sự phục vụ nhiệt thành, mức độ hài lòng của khách hàng, cũng như sự hợp tác mang lại những lợi ích cho cả đôi bên.

- Chỉ tiêu về dư nợ và tốc độ tăng dư nợ cho vay dự án: Dư nợ cho vay thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạt động cho vay dự án của ngân hàng, còn tốc độ tăng dư nợ thể hiện khả năng mở rộng quy mô cho vay qua các thời kỳ. Dư nợ cho vay lớn với tốc độ tăng nhanh cho thấy khả năng mở rộng hoạt động cho vay dự án đang ở trong tình trạng tốt. Tuy nhiên đó mới chỉ là điều

kiện cần chứ chưa đủ để khẳng định chất lượng hoạt động cho vay dự án, muốn vậy cần phải kết hợp xem xét các chỉ tiêu khác.

Tỷ lệ các dự án đã cho vay không thu hồi được nợ đúng hạn là chỉ tiêu thể hiện số lượng các dự án mà ngân hàng đã thẩm định và ra quyết định cho vay, nhưng không hoàn trả nợ đúng hạn theo hợp đồng đã ký kết. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đối với mỗi dự án cho vay tại ngân hàng.

b. Mức độ chính xác về nội dung và kết luận của báo cáo thẩm định

Một báo cáo thẩm định đáp ứng được các tiêu chí trên sẽ giúp ngân hàng đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc có nên tài trợ dự án hay không, đánh giá rủi ro để phòng ngừa và nêu ra những điều kiện ràng buộc trong phê duyệt tín dụng, ký kết hợp đồng tín dụng mà cả hai bên phải tuân thủ để mang lại hiệu quả cao nhất cho cả chính khách hàng và ngân hàng.

c. Thời gian thẩm định và chi phí thẩm định

Thời gian thẩm định

Ngân hàng phải đảm bảo thời gian thẩm định dự án ngắn nhất và phù hợp nhất để trả lời chủ đầu tư. Thẩm định tài chính dự án cần một thời gian nhất định trong cả quá trình từ thu thập thông tin, xử lý thông tin đến việc đánh giá và ra quyết định. Chủ đầu tư luôn luôn đòi hỏi ngân hàng đưa ra quyết định sớm nhất có thể để tiết kiệm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian và nhất là không bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt. Mặc khác, khi thời gian thẩm định dự án dài đồng nghĩa với việc ngân hàng tập trung quá nhiều thời gian, nhân lực cho một dự án mà có thể dẫn tới việc bỏ lỡ nhiều dự án khác. Hơn nữa ngân hàng có thể đối mặt với việc mất luôn cả dự án đang thẩm định, khách hàng đã tìm ra được nguồn tài trợ vốn từ các ngân hàng khác khi mà họ đưa ra quyết định sớm hơn.

thẩm định, dẫn đến việc giảm tính chính xác trong công tác thẩm định.

Chất lượng thẩm định thể hiện một phần ở thời gian thẩm định, vì vậy ngân hàng cần chú ý về thời gian thẩm định hợp lý. Thời gian thẩm định có thể được rút ngắn nhờ nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình thẩm định.

Chi phí thẩm định

Chi phí thẩm định bao gồm các chi phí ngân hàng bỏ ra để thu thập thông tin, trả lương cho cán bộ, công tác phí,… Đổi lại, ngân hàng có thu nhập từ lãi vay và các dịch vụ tư vấn cho dự án. Thu nhập phải đủ để trang trải các chi phí thẩm định thì ngân hàng mới thu được lợi nhuận. Chi phí thẩm định cần tính toán sao cho phù hợp với từng dự án khác nhau tùy theo quy mô và tính chất phức tạp của từng dự án. Vì vậy, ngân hàng đặc biệt lưu ý đến chi phí bỏ ra phải hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định.

d. Tỷ lệ nợ xấu các dự án đã cho vay

Thông thường các quyết định cho vay của ngân hàng dựa trên kết quả công tác thẩm định, do đó chất lượng thẩm định lại ảnh hưởng đến kết quả cho vay. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ của việc cho vay dự án thấp chứng tỏ quyết định cho vay của ngân hàng là phù hợp, qua đó cho thấy kết quả thẩm định là đúng đắn, công tác thẩm định đạt chất lượng và ngược lại là kết quả chưa chính xác, chưa mang lại hiệu quả, chất lượng thẩm định chưa cao.

1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án

Thẩm định tài chính dự án phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Để có được kết quả tốt nhất về thẩm định tài chính dự án, cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng.

Điều kiện kinh tế xã hội

Trong một nền kinh tế quốc gia phát triển đồng bộ, ổn định, các ngân hàng có thể nắm bắt và đưa ra những dự báo chính xác, kịp thời. Hơn nữa, với các thông tin được tiếp cận một cách đầy đủ, nhanh chóng giúp thời gian thẩm định rút ngắn, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Ngân hàng cũng cảm thấy yên tâm hơn khi cho vay trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển tốt.

Môi trường pháp lý

Các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của Nhà nước đều có tác động đến chất lượng thẩm định tài chính dự án cũng như kết quả hoạt động của dự án. Trong một môi trường pháp lý ổn định với các chính sách đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế, ngân hàng sẽ dễ dàng đưa ra những quy định cụ thể, hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ cho nhân viên của mình.

Bản thân chủ đầu tư

Những tài liệu mà chủ đầu tư cung cấp là những căn cứ để ngân hàng đánh giá, thẩm định tài chính. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư vì lợi ích riêng đã cố tình che đậy những chi tiết mà ngân hàng thấy khó khăn khi cho vay. Do đó, dẫn tới cán bộ thẩm định có thể đưa ra những đánh giá phân tích không đúng với thực tế. Hoặc cán bộ thẩm định phải mất nhiều thời gian và công sức để kiểm chứng tính xác thực của thông tin, gây chậm trễ và tốn kém trong quá trình thẩm định.

b. Các nhân tố bên trong

Tổ chức công tác thẩm định tài chính dự án

Do thẩm định tài chính dự án được tiến hàng theo nhiều giai đoạn nên tổ chức công tác thẩm định có ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm định tài chính dự án. Nếu công tác này được tổ chức một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm tra giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ cao.

Quy trình thẩm định tài chính trong cho vay dự án

Quy trình thẩm định chính là cơ sở cho cán bộ thẩm định căn cứ vào để tiến hành thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư, vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung thẩm định tài chính trong cho vay dự án đầu tư. Một quy trình thẩm định đầy đủ, phù hợp, mang tính khách quan, khoa học là cơ sở đảm bảo thẩm định tài chính dự án có chất lượng. Vì như vậy mới có thể xác định được chính xác hiệu quả tài chính của dự án, giúp cho việc ra quyết định cho vay của NHTM. Nếu quy trình thẩm định dự án không đầy đủ, phù hợp sẽ có tác động tiêu cực đến nội dung thẩm định tài chính dự án, làm sai lệch các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, từ đó không thể phòng ngừa hết được các rủi ro.

Thông tin

Thẩm định tài chính dự án được tiến hành trên cơ sở phân tích các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Đó là các thông tin về thị trường trong nước và quốc tế, thông tin về kỹ thuật, quy hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước…Nếu những thông tin này không được thu thập một cách chính xác và đầy đủ thì kết quả thẩm định tài chính dự án sẽ bị hạn chế, quyết định đầu tư sai.

Đội ngũ cán bộ

Người quản lý và cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Nếu nhà quản lý nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án thì họ mới tạo những điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định. Nếu cán bộ thẩm định có năng lực chuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định tài chính dự án thường đáng tin cậy. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án, cán bộ thẩm định nói chung và cán bộ thẩm định tài chính nói riêng không những phải có kiến thức chuyên sâu mà còn phải có hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN –HÀ NỘI- CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI - CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh tỉnh Quảng Nam Địa chỉ: 215 Phan Bội Châu, phường Tân Thạnh, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Điện thoại: 02353.815888 Fax: 02353.815777

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh - Mã số chi nhánh: 1800278630-023 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp đăng ký lần đầu ngày 29/10/2009, đăng ký thay đổi lần 3 ngày 28/08/2012.

Phòng giao dịch:

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh tỉnh Quảng Nam - phòng giao dịch Điện Bàn

Địa chỉ: Tổ 3, khối phố 1, thị trấn Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh tỉnh Quảng Nam - phòng giao dịch Hội An

Địa chỉ: 130 Nguyễn Trường Tộ, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp:

Tên: NHTM cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Mã số doanh nghiệp: 1800278630

Địa chỉ trụ sở chính: Số 77 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) thành lập theo Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QĐ-NHNN ngày 20/1/2006 và Quyết định số 1764/QĐ-NHNN ngày 11/9/2006. Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp” và chiến lược kinh doanh luôn đổi mới nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng và sự thịnh vượng cho các cổ đông – nhà đầu tư, SHB luôn làm hài lòng khách hàng và đối tác với những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích, chất lượng và cạnh tranh với phong cách phục vụ chuyên nghiệp. SHB hiện nằm trong Top 5 các Ngân hàng TMCP tư nhân lớn nhất Việt Nam không do Nhà nước chi phối vốn.

Tính đến hết 30/09/2017, SHB có vốn điều lệ đạt 11.197 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 265.300 tỷ đồng. Mới đây, SHB đã được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 12.036 tỷ đồng. Với gần 7.000 cán bộ nhân viên, mạng lưới rộng gần 500 điểm giao dịch ở Việt Nam, Lào và Campuchia, SHB đang phục vụ gần 4 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân và các doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh với các NHTM khác, SHB Quảng Nam đã được thành lập theo quyết định số 1303/NHNN- HCM.02 ngày 30/08/2009 của Chủ tịch Hội đồng quản trị SHB và bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 24/11/2009.

SHB Quảng Nam đóng tại trung tâm tỉnh lụy, là một tỉnh tuy không lớn nhưng địa bàn hoạt động rộng. Từ khi mới thành lập, với cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đảm bảo, nền kinh tế ở địa phương còn rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các NHTM khác trên địa bàn đã hoạt động lâu đời tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt, vì vậy SHB Quảng Nam đứng trước những thách thức rất lớn. Cùng với định hướng kinh tế và sự phát triển của địa phương trong

những năm qua, SHB Quảng Nam với truyền thống đoàn kết, tinh thần hăng say làm việc, không ngừng học hỏi đã dần khắc phục khó khăn, vươn lên khẳng định được vị trí của mình, tạo lập được uy tín trong lòng khách hàng, Hiện chi nhánh đã có những bước tăng trưởng quan trọng, có nhiều đóng góp tích cực đối với hoạt động kinh tế địa phương thông qua hoạt động nghiệp vụ ngân hàng và được SHB hội sở đánh giá cao.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ

a. Chức năng

Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của SHB.

Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc SHB.

Thực hiện các chức năng khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc SHB giao.

b. Nhiệm vụ

Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; Thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật; Bao thanh toán; Dịch vụ bảo quản tài sản và cho thuê tủ, két an toàn (bao gồm cả dịch vụ giữ hộ, bảo quản vàng); Đại lý bảo hiểm; Ủy thác cho vay và nhận ủy thác cho vay; Cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác; Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc SHB giao.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội - Chi nhánh tỉnh Quảng Nam nhánh tỉnh Quảng Nam

đại, tinh gọn, chặt chẽ và tối ưu, phù hợp với chiến lược phát triển. Nhằm tối ưu hóa bộ máy, tập trung nguồn lực để phát triển kinh doanh, SHB đã kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, có chiều sâu trên toàn hệ thống SHB.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức SHB Quảng Nam

2.1.4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

a. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng không thể thiếu song hành

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội chi nhánh tỉnh quảng nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)