Một số đề xuất đối với nhà quản lý các cấp trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập : Quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 52 - 55)

các cấp trên địa bàn Hà Nội

Nhà nước cần thành lập ban chỉ đạo sản xuất sữa bột các cấp từ thành phố đến cấp xã, phường; Chi cục BVTV cử cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, hướng dẫn, giám

sát nông dân chăn nuôi bò sữa ở tất cả các vùng sản xuất sữa. Siết chặt hơn nữa công tác giám sát sản xuất, tiêu thụ sữa, giám sát chặt chẽ các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận (áp dụng quy trình sản xuất, nguồn gốc, sản lượng, địa chỉ cung ứng sữa…), phối hợp các cơ quan chức năng xử lý nghiêm, công khai các cơ sở vi phạm, tuyên truyền và khen thưởng những cơ sở làm tốt. Kiểm tra đột xuất và ngẫu nhiên nhiều cửa hàng kinh doanh.

Có sự phân cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý theo các cấp tránh tình trạng trùng lặp. Tránh tình trạng bỏ ngỏ thị trường do trông chờ, ỷ lại, không có trách nhiệm.

4.3.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh sữa trên địa bàn Hà Nội

Trước khi mở cửa hàng kinh doanh phải đăng ký kinh doanh sữa theo các quy định của Nhà Nước. Đảm bảo việc kinh doanh là hợp pháp theo quy định của pháp luật. Có giấy phép kinh doanh do Cục quản lý thị trường cấp để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và của hàng.

Kiên quyết chỉ kinh doanh các loại sữa đảm bảo chất lượng, không bán sữa lậu. Chỉ nhập sữa của các HTX, hộ sản xuất đã đạt tiêu chuẩn về sản xuất sữa, không nhập sữa mà không rõ nguồn gốc. Chọn lựa các cơ sở cung cấp sữa uy tín, đảm bảo thời gian giao hàng đúng hạn, đúng chủng loại đảm bảo chất lượng. Từ đó xây dựng lên một thương hiệu uy tín của cửa hàng được nhiều người biết đến.

4.3.3 Giải pháp đối với người tiêu dùng

Người tiêu dùng là những người trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra. Để quản lý tốt thị trường cũng cần phải có cách tác động đến người tiêu dùng. Do đặc điểm thị trường Hà Nội hiện nay còn tồn tại rất nhiều chợ cóc, chợ tạm ở khắp nơi, nó len lỏi trong từng hẻm, từng góc phố. Do thói quen mua sắm hàng ngày của người dân là tiện đâu mua đó. Thói quen này gây không ít khó khăn cho hoạt động quản lý t hị trường.

Chính vì vậy mà, để đảm bảo chất lương tiêu dùng thì không có cách nào khác là thay đổi ý thức tiêu dùng, định hướng cho người tiêu dùng thấy được việc sử dụng các loại sản phẩm không đảm bảo sẽ có ảnh hưởng rất lớn tơi sau này, nhất là đối với các loại sữa dành cho trẻ em. Do đó, người tiêu dùng nên học cách để là người tiêu dùng thông thái.

Tài liệu tham khảo:

1.Đặng Đình Đào và Hoàng Đức Thân( chủ biên) (2001), giáo trình kinh tế thương mại, NXB thống kê, Hà Nội.

2.Thân Danh Phúc và Hà Văn Sự,Bài giảng Quản lý nhà nước và thương mại, Trường ĐH Thương mại, Hà Nội.

3.Kinh tế vĩ mô, Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục, 1997.

4. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Thủy (2010), Đồ án Công nghệ: Công nghệ chế biến sữa bột, ĐH Bách khoa, Đà Nẵng.

5.Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 sữa và sản phẩm sữa (2002), Tiêu chuẩn Việt Nam 7084:2002,Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ khoa học và Công nghệ, Hà Nội.

6..http://vietbao.vn/Xa-hoi/Se-cong-khai-cac-loai-sua-chat-luong- kem/75010712/157/ 7.http://tintuc.timnhanh.com/kinh_te/thi_truong/20090205/35A8DEC5/ 8.http://vietlove.com/board/lofiversion/index.php/t65035.html 9.http://dantri.com.vn/c7/s7-307066/khan-truong-kiem-tra-chat-luong-sua- tren-dien-rong.htm

10.http://vnbusiness.vn/ 11.http://www.baobinhdinh.com.vn/suckhoe-doisong/2010/9/97859/ 12.http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20100803/quan-ly-nha-nuoc-va-gia- sua.aspx 13.http://vietbao.vn/Suc-khoe/20-sua-khong-dat-tieu-chuan-cong- bo/75221932/70/ 14.http://www.profeed.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=262:sit-cht-qun-ly-gia-sa- &catid=51:tin-trong-nuoc&Itemid=108 15.http://www.customs.gov.vn/Default.aspx.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập : Quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 52 - 55)