Triển vọng quản lý nhà nước và giá sữa

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập : Quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 49 - 52)

trường sữa bột

4.2.1 Triển vọng quản lý nhà nước và giá sữa sữa

Việc cơ quan quản lý nhà nước không chứng minh được giá sữa tại VN cao hơn là do gian lận đang khiến người tiêu dùng VN một lần nữa phải cắn răng chấp nhận các đợt tăng giá sữa liên tiếp. Dư luận có thể không thôi nghi ngờ về việc các doanh nghiệp sữa đang bắt tay nhau để liên tục tạo ra mặt bằng giá mới nhưng nếu cơ quan quản lý nhà nước, có trách nhiệm, không điều tra để chứng minh được cáo buộc này thì về mặt luật pháp đúng là không thể xử lý được họ. Song rất cần phải nhìn lại, quản lý nhà nước đã làm gì trong câu chuyện về giá sữa? Giá cả là vấn đề của cung-cầu và thị trường, điều đó đúng.

Năm 2011, nền kinh tế sẽ phục hồi nhưng những tồn tại vốn có của nền kinh tế chúng ta chưa khắc phục được ngay như: Cơ cấu kinh tế, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sử dụng vốn, kết cấu hạ tầng… vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây lạm phát cao và bất ổn cho kinh tế vĩ mô. Do vậy công tác điều hành, kiểm soát giá của UBND tỉnh đến các địa phương ngay từ những tháng đầu năm phải thật sự quyết liệt.

Do đó, công tác điều hành kiểm soát giá cả, bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh trong năm 2011 sẽ thực hiện theo 7 nhóm giải pháp chính, gồm: Đổi mới cơ chế quản lý giá theo hướng thị trường, tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo Pháp lệnh giá và Quyết định 64 của UBND tỉnh quy định quản lý Nhà nước về giá. Chủ động thực hiện tốt công tác dự báo thị trường. Đây được xem là khâu quan trọng nhất tháo gỡ những vướng mắc về tình hình giá cả bất ổn thời gian qua và giúp doanh nghiệp lẫn người dân nắm bắt diễn biến thị trường tốt hơn. Tiếp tục chủ động thực hiện tốt lộ trình điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường của Chính phủ đối với một số hàng hóa, dịch vụ

Nhà nước còn định giá. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giá trên địa bàn tỉnh. Kiểm soát các yếu tố hình thành giá, đăng ký giá, niêm yết giá, bán giá theo niêm yết. Kiên quyết ngừng việc đăng ký giá khi có mức tăng giá không hợp lý.. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, gian lận thương mại, kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Với sự quán triệt đó hi vọng giá sữa trên thị trường Việt Nam nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng trong năm 2011 sẽ được kiểm soát ít nhất mức tăng không cao hơn mức tăng của giá sữa thị trường thế giới để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

4.2.2 Quan điểm của QLNN về thị trường sữa bột.

Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và giao Bộ Công thương giữ vai trò chịu trách nhiệm trước Chính phủ việc thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong luật cũng cần quy định rõ cụ thể hơn về trách nhiệm của các Bộ trong việc phối hợp với Bộ Công thương vì phạm vi, quyền lợi người tiêu dùng rất rộng. Từ việc mua bán, giao dịch những hàng hóa thiết yếu đến các dịch vụ khác v.v...Để luật đi vào cuộc sống, Chính phủ cần quy định việc công bố giá các loại hàng hóa dịch vụ sát với tình hình diễn biến thực tế trên thị trường để người tiêu dùng mới có cơ sở so sánh khi mua hàng hóa và dịch vụ.Cùng quan điểm, đại biểu khác cho rằng tại Điều 25 quy định về việc yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cần có những quy định với thủ tục đơn giản khả thi nhất cho người dân, tránh những quy định rườm rà, tốn kém, đi lại mất nhiều thời gian khi họ cần được bảo vệ liên quan sản phẩm tiêu dùng trong đó mặt hàng sữa bột. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung rà soát các yếu tố hình thành giá sữa. Tổng cục Hải quan cửa khẩu tiến hành tham vấn giá nhập khẩu mặt hàng sản phẩm sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi, tránh việc khai giá cao hơn mặt bằng giá sản phẩm cùng loại tại nước xuất khẩu và các nước trong khu vực để kiểm soát tình trạng tăng giá nhập khẩu đầu vào làm tăng giá bán trong nước của các doanh nghiệp phân phối sữa. Để cơ quan quản lý có thể can thiệp trong lĩnh vực quản

lý giá sữa, dứt khoát buộc doanh nghiệp niêm yết giá. Lẽ ra trong nền kinh tế hiện nay, nhà nước đều phải có biện pháp can thiệp. Muốn can thiệp trong lĩnh vực quản lý giá, dứt khoát buộc doanh nghiệp niêm yết giá. Đến lúc đó mới có căn cứ để kiểm soát, yêu cầu doanh nghiệp phải bán theo giá niêm yết. Còn bây giờ không có quy định buộc niêm yết giá thì không thể có căn cứ để kiểm soát doanh nghiệp có giảm hay không giảm, giảm nhiều hay giảm ít, giảm mức nào là hợp lý. Quan điểm: Phải cân bằng lợi ích giữa người sản xuất, người chăn nuôi, doanh nghiệp chế biến sữa và người tiêu dùng.

Nghĩ tới quan điểm rất đúng của nhà nước ta là sự hợp tác giữa bốn nhà. Nhưng nếu cứ đề ra như thế mà không có những ràng buộc cụ thể để mối quan hệ này được thực thi thì không mang lại kết quả gì. Thực tế cho thấy lợi ích của người nào thì người đó chạy theo vun vén cho mình. Điều này càng thể hiện rõ trong điều kiện nền kinh tế không bình thường.

Quan điểm của Cục an toàn thực phẩm: Sữa bột nguyên liệu không thuộc quản lý của cục an toàn thực phẩm.

Nhà quản lý cho rằng sữa bột nhập khẩu chỉ được phép lưu hành khi đạt được các yêu cầu: công bố tiêu chuẩn chất lượng và có đầy đủ hồ sơ nhập khẩu như hóa đơn, tờ khai hải quan, phiếu kiểm nghiệm xem có đảm bảo chất lượng như đã công bố, giấy chứng nhận lưu hành tự do ở nước sở tại, công văn đề nghị cho phép lưu hành... Sau khi Bộ Y tế chỉ đạo thanh tra, sữa bột không nhãn mác không còn được bày bán công khai mà bán ngấm ngầm. Chứ hàng tấn sữa thì ngay lập tức mất đi đâu được. Chống lại nó chỉ có cách nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, chỉ nên mua sữa của các hãng có uy tín, xem đầy đủ tám yêu cầu trong nhãn mác về địa chỉ cơ sở sản xuất, đóng gói, thành phần và hàm lượng dinh dưỡng, niêm phong ở nắp hộp... Người tiêu dùng cũng đừng ham rẻ mà mua những loại sữa kém chất lượng này.

Quan điểm của Sở Thương mại TP. Hà Nội: Không đủ chuyên môn, phải có sự phối hợp giữa các nghành

Sữa là mặt hàng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mọi đối tượng đều sử dụng. Vì thế không nên chỉ kiểm tra mang tính đối phó mà phải làm thường xuyên. Sở Thương mại là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, có trách nhiệm kiểm tra kiểm soát các hàng hóa lưu thông trên thị trường, do thanh tra thương mại và quản lý thị trường làm. Tuy nhiên kiểm tra về chất lượng sữa, vệ sinh an toàn thực phẩm thì sở không đủ nghiệp vụ, chuyên môn để làm một mình, vì thế rất cần sự phối hợp của các ngành khác, nhất là bên y tế.

Quản điểm của Chi cục Quản lý thị trường TP.Hà Nội - đội chuyên chống hàng giả: Điều kiện vệ sinh kém nhưng không xử phạt được.

Các vi phạm của các cơ sở sản xuất, điểm kinh doanh sữa thì nhiều như: sữa giả nguồn gốc xuất xứ (hàng ghi nhập của Trung Quốc nhưng thực chất là đóng gói ở VN); kinh doanh không phép, không công bố chất lượng, không bao bì nhãn mác; hàng vi phạm qui chế ghi nhãn hàng hóa (không ghi địa chỉ sản xuất, không hạn sử dụng hoặc hạn sử dụng không đúng, có công bố thành phần trên bao bì nhưng thực tế kiểm nghiệm chất lượng lại không đạt...). Họ đã từng kiểm tra một số cơ sở thấy điều kiện vệ sinh rất kém, nơi sản xuất cũng là nơi sinh hoạt của gia đình, người trộn sữa bằng tay không..., nhưng thẩm quyền xử phạt vệ sinh theo qui định thuộc về cơ quan y tế chứ không phải họ.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập : Quản lý nhà nước đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn Hà Nội ppt (Trang 49 - 52)