BỐI CẢNH GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh quảng ngãi hiện nay (Trang 31 - 134)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. BỐI CẢNH GIÁO DỤC Ý THỨC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO

THANH NIÊN

1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ

quyền biển đảo cho thanh niên hiện nay Nhân tố khách quan

Trước hết, về tình hình kinh tế thế giới, được nhận định: “Kinh tế thế giới phục hồi chậm, gặp nhiều khó khăn, thách thức và còn có nhiều biến động khó lường” [28, tr, 72]. Trên thực tế, những gì diễn ra trong nền kinh tế thế giới cho thấy sự phứt tạp khó lường.

tình hình chính trị - an ninh trên thế giới và ở khu vực, trong những năm qua tình hình chính trị - an ninh trên thế giới diễn ra nhiều biến động các

26

cuộc xung đột vũ trang, ly khai, xung đột sắc tộc, chủ nghĩa khủng bố đang đe dọa đến hòa bình thế giới. Sự quay về hướng Đông của Mỹ đã ảnh hưởng đến trật tự của thế giới, cùng với sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông đẩy tình hình phứt tạp thêm, Đảng ta nhận định:

Tương quan sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia, khu vực đang có nhiều thay đổi. Hầu hết các nước trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược... Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực Đông Nam Á, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng... là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn [28, tr, 72].

Biển Đông (trong đó có vùng biển Việt Nam) có vị trí địa kinh tế và chính trị quan trọng như vậy, nên từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới. Đó cũng là lý do quan trọng dẫn đến những tranh chấp ở vùng biển này.

Trong mấy năm gần đây vấn đề đặc biệt ở khu vực là tranh chấp ở Biển Đông giữa các nước: Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Phi-lip-pin, In-đô-nê- xi-a… đang là nguy cơ bất ổn càng diễn biến phức tạp và khó lường.

Trong đó nổi lên là Trung Quốc với hoàng loạt những tranh chấp với các nước kể trên. Thật khó mà thống kê hết những vụ tàu Trung Quốc có hậu thuẫn, hỗ trợ của lực lượng vũ trang, bán vũ trang như: hải quân, hải giám, ngư chính … đã xâm nhập vào biển có chủ quyền của Phi-lip-pines và Việt Nam trong những năm gần đây. Không chỉ lấn chiếm ngư trường đánh bắt hải sản, họ còn uy hiếp, xua đuổi, thậm chí giữ tàu, bắt người, đánh đập, đòi nộp phạt, phá hoại phương tiện, tài sản, tịch thu ngư cụ, toàn bộ hải sản mới đánh bắt được và lương thực, nhiên liệu rồi bỏ mặc ngư dân Việt Nam chơi vơi

27

giữa biển. Vài năm gần đây, cứ đến thời điểm vào vụ cá, các nhà chức trách Trung Quốc lại áp đặt lệnh cấm đánh bắt hải sản trên vùng biển thuộc lãnh hải Việt nam. Những hành động nêu trên của phía Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và tuyên bố cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đi ngược lại nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hoà bình và ổn định tại Biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho ngư dân và tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Nhân tố chủ quan

Việt Nam nằm bên bờ biển Đông, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2. Bờ biển Việt Nam dài trên 3.260 km ở cả 3 hướng: Đông, Nam và Tây Nam. Trung bình khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới). Không một nơi nào trên đất nước ta lại cách xa biển hơn 500 km. Ven bờ có khoảng hơn 3000 hòn đảo lớn, nhỏ các loại, chủ yếu nằm ở vịnh Bắc Bộ, với diện tích khoảng 1.700 km2, trong đó có 3 đảo có diện tích lớn hơn 100 km2, có 23 đảo diện tích lớn hơn 10 km2, có 82 đảo diện tích lớn hơn 1 km2 và khoảng trên 1.400 đảo chưa có tên. Biển đã gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước.

Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, vùng biển Đông Bắc có khoảng 3.000 hòn đảo, Bắc Trung Bộ có trên 40 hòn đảo. Còn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta với vấn đề Biển Đông

Biển đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh,

28

quốc phòng đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc không chỉ thể hiện tư duy của Đảng ta trong các nghị quyết đại hội mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó” [55, tr. 46]. Khẳng định của Người không chỉ thôi thúc cả dân tộc quyết tâm đánh bại đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc mà còn đặt trách nhiệm cho các thế hệ người Việt Nam phải biết chăm lo phát huy lợi thế và bảo vệ vững chắc vùng trời, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vì vậy, trong suốt tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay nói riêng, Đảng ta luôn quan tâm đến việc phát huy lợi thế của đất nước về biển, kết hợp với phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, coi đó là một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đảng ta xác định “Trong khi không một phút lơi lỏng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và nhân dân ta phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội” [71, tr. 9-10].

Hiện nay mật độ dân cư trên biển đảo và quần đảo thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội các vùng ven biển, trên biển và trên các đảo còn chưa hoàn thiện; khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia còn nhiều hạn chế... Do đó, cần phải đầu tư một cách thích đáng về mọi mặt, bảo đảm cho phát triển kinh tế và tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển; kết hợp chặt chẽ các yếu tố: Kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, tạo sự liên kết giữa biển đảo và bờ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

29

Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020” xác định:

Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh. Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học-công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh... Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53% - 55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển [23, tr. 76].

Đồng thời, Đảng ta chủ trương:

Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải… Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo [26, tr. 125]. Quan điểm, chủ trương của Đảng về phát huy lợi thế kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam không chỉ thể hiện sự phát triển năng lực tư duy lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình mới, mà còn là ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trước bối cảnh quốc tế phức tạp như hiện nay.

Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đặt ra nhiệm vụ cấp bách không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng

30

toàn dân trên biển. Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt. Vì vậy, để phát huy lợi thế kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trước mắt và lâu dài, cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:

Trước những vấn đề chủ quyền biển đảo ngày càng nóng, Việt Nam luôn chủ trương, chủ động xử lý đúng đắn nhiều vấn đề nhạy cảm bằng đối thoại, thương lượng thông qua con đường ngoại giao. Việt Nam luôn đưa ra yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, tuân thủ cam kết giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm; cùng nhau nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa một bên là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) và một bên là Trung Quốc, hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC), để Biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh chung của khu vực và trên toàn thế giới.

Mở rộng và tăng cường hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng như với các tổ chức quốc tế trong các vấn đề có liên quan đến biển đảo trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải quốc tế; cùng nhau xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Hiện nay, tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc đang đặt ra yêu cầu cấp

31

thiết đối với cả hệ thống chính trị, các ngành, các lực lượng, trong đó có thanh niên. Thế nhưng, các hoạt động của Đoàn “vẫn chưa tạo được sự phát triển đồng đều ở các cấp, chưa phát huy được mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của thanh niên” [71, tr. 7-9]. Để phát huy vai trò của thanh niên Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đó là quá trình khơi dậy, huy động, khai thác những tiềm năng, sức mạnh to lớn trong tuổi trẻ và tạo ra những điều kiện hoạt động thuận lợi giúp thanh niên nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mình, hình thành niềm tin, thái độ, động cơ, ý chí, quyết tâm và hành động thiết thực trong bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng các phương thức khác nhau, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

1.3.2. Những yêu cầu cơ bản trong việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ

quyền biển đảo

Nhận thức được tầm quan trọng của biển đảo Tổ quốc đối với lịch sử dân tộc và thời đại ngày nay, quán triệt quan điểm, mục tiêu: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị... bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời...” [26, tr.233]. cần phát huy vai trò thanh niên trong bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc với các giải pháp đồng bộ, việc giáo dục ý thức chủ quyền về biển đảo cho thanh niên với những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho thanh niên

về vai trò, trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Đây là vấn đề cơ bản đầu tiên nhằm giúp thanh niên nâng cao nhận thức và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nội dung giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho thanh niên cần toàn diện; trong đó, tập trung quán triệt quan điểm cơ bản của Đảng về bảo vệ Tổ quốc, trực tiếp là bảo vệ

32

chủ quyền biển đảo được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Luật Biển Việt Nam... Qua đó, giúp thanh niên nhận thức rõ tầm quan trọng của biển đảo, ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ to lớn của mình trong bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đồng thời, giáo dục thanh niên (nhất là học sinh, sinh viên) nâng cao cảnh giác cách mạng, nhận rõ đúng sai, không để các thế lực thù địch lấy danh nghĩa bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa để lợi dụng lôi kéo vào các hoạt động gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phá hoại mối quan hệ với các nước láng giềng.

Trong quá trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức, cần đa dạng hóa hình thức, phương pháp cho phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, từng đối tượng và thường xuyên bổ sung, phát triển đáp ứng thực tiễn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Cấp ủy, chính quyền các cấp cần phát huy vai trò các tổ chức, đoàn thể, nhất là đoàn thanh niên, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tác tuyên truyền và gắn kết chặt chẽ với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thanh niên để giáo dục họ. Để nâng cao hiệu quả giáo dục và tăng tính hấp dẫn đối với thanh niên, nên đa dạng các hình thức, như: giáo dục truyền thống, các bài học kinh nghiệm và gương các anh hùng trong kháng chiến chống xâm lược... Thông qua các cuộc vận động và chương trình hành động của thanh niên với cách làm thiết thực, như: “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển đảo của Tổ quốc” và “Phấn đấu xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” của thanh niên quân đội... Phối hợp giữa các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường, xã hội (nhất là Đoàn

33

Thanh niên) và các hoạt động văn hoá, các phương tiện thông tin đại chúng tạo sức mạnh tổng hợp để: “phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tinh thần tình nguyện, khơi dậy tiềm năng to lớn của các tầng lớp thanh niên... tạo ra môi trường lành mạnh để thanh niên tự rèn luyện, tìm được lẽ sống cao đẹp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho thanh niên ở tỉnh quảng ngãi hiện nay (Trang 31 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)