VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG HIỆN NAY

1.2.1. Quan niệm về giáo dụ đạo đức

Giáo dục là khái niệm cơ bản quan trọng trong các khoa học nghiên cứu về con ngƣời, là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tƣợng nào đó làm cho đối tƣợng đó dần dần có đƣợc những phẩm chất, năng lực theo yêu cầu.

Giáo dục đạo đức là một bộ phận của giáo dục, là quá trình chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức nhân cách cho mỗi ngƣời, hình thành ở mỗi ngƣời thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của xã hội, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật.

Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng chính là phƣơng thức chuyển hóa văn hóa đạo đức của xã hội thành văn hóa đạo đức của cá nhân. Đó là phƣơng thức và quá trình chuyển hóa những quy tắc, những chuẩn mực, những quan điểm và lý tƣởng đạo đức của xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, thành nhu cầu và tình cảm đạo đức, thành niềm tin và tri thức, thành trách nhiệm và nghĩa vụ, thành ý chí và động cơ cá nhân, thành năng lực sáng tạo và đánh giá đạo đức của mỗi ngƣời.

Việt Nam là một đất nƣớc có truyền thống giáo dục từ lâu đời.Việc coi trọng giáo dục là một trong những nhân tố góp phần tạo nên truyền thống tôn trọng đạo lý, tạo ra những nét đẹp trong quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, đồng thời hình thành nên thuần phong mỹ tục của dân tộc.

quan đạo đức học Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh mà đối tƣợng chủ yếu là thanh, thiếu niên, đặc biệt là sinh viên. Bởi đó là lớp ngƣời đang phát triển về mọi mặt, là ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc, kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đồng thời làm phong phú thêm nội dung đạo đức mới xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn phát triển đất nƣớc theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đạo hóa. Hồ Chí Minh cho rằng quá trình giáo dục “rèn luyện bền bỉ hằng ngày” phải coi đây là công việc của tất cả mọi ngƣời và diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Đây cũng là một công việc hết sức khó khăn, nó đòi hỏi một sự nỗ lực, sự tự kiềm chế và cả sự kiên trì. Giáo dục đạo đức đòi hỏi phải đƣợc tiến hành đồng bộ ở cả ba môi trƣờng: gia đình, nhà trƣờng và xã hội, trong đó giáo dục gia đình và nhà trƣờng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng.

1.2.2. Vai trò của giáo dụ đạo đức truyền thống hiện nay

Nền kinh tế thị trƣờng cùng với sự phát triển nhanh của thế giới ngày nay đã và đang làm biến động nhiều giá trị tinh thần nói chung, giá trị đạo đức nói riêng vốn đƣợc xem là truyền thống đạo đức của dân tộc và nhân loại.

Đối với nƣớc ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng nhƣ việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải đƣợc giải quyết. Không phải ngẫu nhiên mà một số ngƣời cho rằng, nền đạo đức ở nƣớc ta hiện nay đang có nguy cơ “trƣợt dốc”. Thực tế cho thấy rằng, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Trong bối cảnh nhƣ vậy, việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức đặc biệt là giáo dục đạo đức truyền thống cần phải đƣợc nhìn nhận nghiêm túc và có sự quan tâm đặc biệt, bởi việc giáo dục đạo đức truyền thống có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của mỗi cá nhân mà còn đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nƣớc.

đức từ tự phát sang tự giác, từ bị động sang chủ động, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức các giá trị đạo đức cho mỗi ngƣời từ trình độ nhận thức thông thƣờng lên trình độ nhận thức khoa học. Nhận thức thông thƣờng đƣợc hình thành do ảnh hƣởng trực tiếp của đời sống hằng ngày, nó phản ánh những giá trị đạo đức gần gũi với cuộc sống đời thƣờng. Còn nhận thức khoa học phán ánh các giá trị đạo đƣc một cách gián tiếp, khái quát, cả những giá trị đạo đức hiện đại, cả những phẩm giá của con ngƣời đƣợc đƣợc kết tinh trong truyền thống lâu dài của dân tộc. Thông qua giáo dục đạo đức truyền thống giúp cho quá trình nhận thức của chúng ta về các giá trị của dân tộc trở nên sâu sắc hơn.

Giáo dục đạo đức không chỉ nâng cao trình độ nhận thức đạo đức, giữ gìn những giá trị, chuẩn mực đạo đức đã đƣợc các thế hệ trƣớc tạo nên, nó còn góp phần tạo ra những giá trị đạo đức mới, xây dựng những quan điểm, phẩm chất đạo đức mới, quan niệm sống tích cực cho mỗi đối tƣợng giáo dục. Đồng thời, giáo dục đạo đức cũng góp phần tích cực vào việc khắc phục những quan điểm đạo đức lạc hậu, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách, chống lại các hiện tƣợng phi đạo đức đang đầu độc bầu không khí xã hội, tạo ra cơ chế phòng ngừa các giá trị phản đạo đức, phản văn hoá trong mỗi nhân cách.

Thông qua giáo dục đạo đức, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đƣợc thế hệ trẻ tiếp nhận, kế thừa. Trên cơ sở đó giúp họ nhận ra giá trị và ý thức cuộc sống mang tính nhân văn, nhân ái sâu sắc góp phần to lớn vào việc gìn giữ và phát triển các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Giáo dục đạo đức truyền thống có vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách và phát triển nhân cách. Sự hình thành và phát triển nhân cách là do ảnh hƣởng của môi trƣờng xã hội hiện tồn và tính tích cực của cá nhân tạo thành. Nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hƣởng lớn tới sự hình thành nhân cách là

tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá nhân đó sống. Các giá trị đạo đức truyền thống điều chỉnh hành vi con ngƣời chủ yếu thông qua dƣ luận xã hội. Còn các cá nhân, khi tham gia vào các hoạt động xã hội, cũng có sự tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực xã hội, trong đó có các giá trị đạo đức truyền thống. Sự điều chỉnh hành vi của cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào sự nhận thức đạo đức của cá nhân. Dựa vào nhận thức của mình về các chuẩn mực, các cá nhân thực hiện hành vi của mình. Nếu nhận thức của cá nhân đó phù hợp với chuẩn mực xã hội thì hành vi của họ phù hợp với lợi ích xã hội, đƣợc dƣ luận xã hội đồng tình, ủng hộ. Ngƣợc lại, khi nhận thức cá nhân sai lệch với chuẩn mực xã hội sẽ tạo ra những hành vi không phù hợp với lợi ích xã hội. Lúc đó các giá trị đạo đức truyền thống sẽ góp phần điều chỉnh hành vi của cá nhân một cách đúng đắn thông qua dƣ luận xã hội.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề bồi dƣỡng giáo dục đạo đức mới đặc biệt là cho thế hệ trẻ, cho thanh niên, trong đó có sinh viên. Ngƣời dạy: “họ cần phải học tập, tu dƣỡng và trau dồi đạo đức cách mạng.” Tại Đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ hai, Ngƣời nói:

Thanh niên phải có “đức”, có “tài”, có “tài” mà không có “đức” ví nhƣ một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhƣng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm đƣợc gì ích lợi cho xã hội mà còn hại cho xã hội nữa. Nếu có “đức” mà không có “tài” ví nhƣ ông Bụt không làm hại gì nhƣng cũng không lợi gì cho loài ngƣời [54, tr.172].

Nhƣ vậy, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống có ảnh hƣởng không nhỏ tới sự hình thành và phát triển nhân cách. Chúng tạo ra “bản sắc” của mỗi ngƣời, mỗi cộng đồng ngƣời, mỗi vùng, miền, mỗi quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, nhƣ chúng ta đã biết, sự hình thành nhân cách là một quá trình lâu dài, chứ không phải hình thành một lần là xong xuôi. Nhân cách là một quá trình luôn đòi hỏi sự trau dồi thƣờng xuyên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, một trong những giá trị tinh thần mà xã hội loài ngƣời đã sáng tạo ra. Đó là một hệ thống chuẩn mực, quan niệm, giá trị và nguyên tắc đƣợc hình thành trong đời sống xã hội nhằm điểu chỉnh hành vi của con ngƣời, qua đó, điều chỉnh mối quan hệ giữa ngƣời này với ngƣời khác, giữa cá nhân với xã hội, đƣợc thực hiện bởi niềm tin cá nhân, truyền thống, tập quán và sức mạnh của dƣ luận xã hội. Bản chất của đạo đức là quan hệ lợi ích, biểu hiện ở sự quan tâm, tự nguyện, tự giác của mỗi ngƣời đối với lợi ích của ngƣời khác và lợi ích xã hội, từ đó hình thành những phẩm chất, những đức tính của cá nhân thông qua việc thực hiện các hành vi phù hợp với chuẩn mực, nguyên tắc, giá trị và yêu cầu của xã hội.

Giáo dục đạo đức là con đƣờng, là cách thức cơ bản và chủ yếu để hình thành những phẩm chất đạo đức cho sinh viên. Giáo dục đạo đức góp phần chuyển những quan niệm đạo đức, những chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức từ yêu cầu xã hội thành sự thôi thúc nội tâm của mỗi sinh viên, giúp họ nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn và chủ động nội dung, yêu cầu, quy tắc đạo đức, qua đó góp phần điều chỉnh hành vi của sinh viên cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Giáo dục đạo đức là phƣơng thức để xây dựng những quan điểm, phẩm chất đạo đức mới, quan niệm và lẽ sống tích cực cho sinh viên. Qua đó, giúp họ nhận diện phê phán và đấu tranh loại bỏ những biểu hiện vi phạm đạo đức, những quan niệm đạo đức sai lầm, lạc hậu, lệch chuẩn hay không còn phù hợp với điều kiện mới.

Giáo dục đạo đức là truyền lại cho thế hệ sau những giá trị đạo đức truyền thống. Thông qua giáo dục đạo đức, hình thành những xúc cảm, tình cảm đạo đức nhƣ tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, yêu thƣơng con ngƣời, tôn trọng lao động. Giáo dục đạo đức không chỉ hình thành những phẩm chất đạo

đức mà gắn liền với hình thành và phát triển tài năng. Tài và đức, phẩm chất và năng lực là hai mặt không thể tách rời.

Giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên trở thành nhiệm vụ quan trọng và thƣờng xuyên của nhà trƣờng, của gia đình và của toàn xã hội; đặc biệt là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trƣờng và tác động của quá trình toàn cầu hóa nhƣ hiện nay. Điều đó, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội và của chính bản thân mỗi sinh viên.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO

SINH VIÊN Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI GIÁO DỤCGIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY ĐỨC CHO SINH VIÊN Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY

2.1.1. Đ ều kiện tự nhiên

Với diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.438 km2 (năm 2014), Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tỉnh Quảng Nam đƣợc tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng từ năm 1997. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nƣớc cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi là Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phƣớc Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phƣớc và Nông Sơn; 9 huyện, thành đồng bằng: thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh.

Địa hình tỉnh Quảng Nam tƣơng đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lƣu vực sông Vu Gia Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trƣờng sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển. Quảng Nam là tỉnh có cả miền núi, trung du, đồng bằng, đô thị, vùng cát ven biển và hải đảo.

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mƣa, ít chịu ảnh hƣởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt

độ trung bình năm 20 – 210C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lƣợng mƣa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhƣng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mƣa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mƣa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm; mùa mƣa trùng với mùa bão, nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miền Trung thƣờng gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng.Do địa hình đồi dốc và lƣợng mƣa lớn nên mạng lƣới sông ngòi của tỉnh Quảng Nam khá dày đặc. Chính những nét đặc trƣng về điều kiện tự nhiên lại là cơ sở cho sự hình thành nền văn hóa vô cùng đặc sắc của ngƣời dân Quảng Nam, nó là bản sắc riêng là cái hồn của con ngƣời xứ Quảng.

2.1.2. Đ ều kiện kinh tế

Sau hai mƣơi năm tái lập tỉnh (1997- 2017) nền kinh tế đã có nhiều đổi thay, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Quy mô kinh tế tăng trƣởng nhanh, trong đó, công nghiệp - dịch vụ có sự thay đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế với giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn nhiều lần so với năm đầu tái lập. Từ một tỉnh phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ƣơng, đến nay Quảng Nam đã trở thành một trong 16 địa phƣơng có đóng góp cho ngân sách Trung ƣơng.

Quảng Nam hiện có 13 khu công nghiệp, đặc biệt khu kinh tế mở Chu Lai đƣợc thành lập từ năm 2003 (QĐ 108 của Thủ tƣớng Chính phủ) và khu kinh tế Cửa khẩu Nam Giang vừa đƣợc thành lập năm 2006 (QĐ 211 của Thủ tƣớng Chính phủ)với hệ thống doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn khoảng 22 Doanh nghiệp nhà nƣớc 3.777 doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, 60 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (2014) [62, tr.125] đang tạo động lực để Quảng Nam tăng tốc và cất cánh.

Hiện nay Quảng Nam tập trung cho hai vùng phát triển trọng điểm: Phía Bắc lấy Hội An – Điện Bàn làm trung tậm; phía Nam lấy Khu kinh tế mở Chu lai, thành phố Tam Kỳ làm trung tâm.

Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai cùng với quá trình phát triển kinh tế nhằm đƣa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp trƣớc năm 2020 sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

Ngành du lịch ở Quảng Nam đang phát triển cả về quy mô và chất lƣợng, đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, doanh thu du lịch tăng bình quân 24,6%/năm, tổng giá trị xuất khẩu hơn 2,8 tỷ USD, tăng bình quân trên 22%/năm [24, tr.27]. Tuy nhiên do, hạn chế về cơ sở vật chất nên ngành du lịch vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của Tỉnh. Do đó để phát huy các lợi thế về du lịch, tỉnh cần có một chiến lƣợc phát triển du lịch bền vững tập trung vào đa dạng sản phẩm du lịch, tăng cƣờng mối liên kết giữa du lịch và các ngành khác nhƣ thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, văn hóa và y tế; xác định

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở tỉnh quảng nam hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)