6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI GIÁO DỤCGIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
ĐỨC CHO SINH VIÊN Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY
2.1.1. Đ ều kiện tự nhiên
Với diện tích tự nhiên của tỉnh là 10.438 km2 (năm 2014), Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tỉnh Quảng Nam đƣợc tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng từ năm 1997. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng, phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nƣớc cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, trong đó có 9 huyện miền núi là Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phƣớc Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phƣớc và Nông Sơn; 9 huyện, thành đồng bằng: thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh.
Địa hình tỉnh Quảng Nam tƣơng đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lƣu vực sông Vu Gia Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trƣờng sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển. Quảng Nam là tỉnh có cả miền núi, trung du, đồng bằng, đô thị, vùng cát ven biển và hải đảo.
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mƣa, ít chịu ảnh hƣởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt
độ trung bình năm 20 – 210C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lƣợng mƣa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhƣng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mƣa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mƣa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm; mùa mƣa trùng với mùa bão, nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miền Trung thƣờng gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng.Do địa hình đồi dốc và lƣợng mƣa lớn nên mạng lƣới sông ngòi của tỉnh Quảng Nam khá dày đặc. Chính những nét đặc trƣng về điều kiện tự nhiên lại là cơ sở cho sự hình thành nền văn hóa vô cùng đặc sắc của ngƣời dân Quảng Nam, nó là bản sắc riêng là cái hồn của con ngƣời xứ Quảng.
2.1.2. Đ ều kiện kinh tế
Sau hai mƣơi năm tái lập tỉnh (1997- 2017) nền kinh tế đã có nhiều đổi thay, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Quy mô kinh tế tăng trƣởng nhanh, trong đó, công nghiệp - dịch vụ có sự thay đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế với giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn nhiều lần so với năm đầu tái lập. Từ một tỉnh phải nhận trợ cấp từ ngân sách trung ƣơng, đến nay Quảng Nam đã trở thành một trong 16 địa phƣơng có đóng góp cho ngân sách Trung ƣơng.
Quảng Nam hiện có 13 khu công nghiệp, đặc biệt khu kinh tế mở Chu Lai đƣợc thành lập từ năm 2003 (QĐ 108 của Thủ tƣớng Chính phủ) và khu kinh tế Cửa khẩu Nam Giang vừa đƣợc thành lập năm 2006 (QĐ 211 của Thủ tƣớng Chính phủ)với hệ thống doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn khoảng 22 Doanh nghiệp nhà nƣớc 3.777 doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, 60 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (2014) [62, tr.125] đang tạo động lực để Quảng Nam tăng tốc và cất cánh.
Hiện nay Quảng Nam tập trung cho hai vùng phát triển trọng điểm: Phía Bắc lấy Hội An – Điện Bàn làm trung tậm; phía Nam lấy Khu kinh tế mở Chu lai, thành phố Tam Kỳ làm trung tâm.
Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai cùng với quá trình phát triển kinh tế nhằm đƣa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp trƣớc năm 2020 sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.
Ngành du lịch ở Quảng Nam đang phát triển cả về quy mô và chất lƣợng, đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, doanh thu du lịch tăng bình quân 24,6%/năm, tổng giá trị xuất khẩu hơn 2,8 tỷ USD, tăng bình quân trên 22%/năm [24, tr.27]. Tuy nhiên do, hạn chế về cơ sở vật chất nên ngành du lịch vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của Tỉnh. Do đó để phát huy các lợi thế về du lịch, tỉnh cần có một chiến lƣợc phát triển du lịch bền vững tập trung vào đa dạng sản phẩm du lịch, tăng cƣờng mối liên kết giữa du lịch và các ngành khác nhƣ thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, văn hóa và y tế; xác định và tiếp cận những thị trƣờng du lịch tiềm năng
Thực hiện tốt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2010-2020. Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung đầu tƣ phát triển ngành nông nghệp theo hƣớng gắn liền với du lịch và dịch vụ. Miền núi đƣợc đầu tƣ hạ tầng và cải thiện đáng kể về kinh tế và giảm nghèo nhất là đầu tƣ công nghiệp, du lịch, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh cả về qui mô và tốc độ, đã thúc đẩy tăng trƣởng và chuyển dịch rõ nét cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đặc biệt là trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, tập trung thực hiện ba đột phá chiến lƣợc nhƣ phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ; cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và phát triển nguồn nhân lực. Bình quân chung của 5 năm 2011-2015 tốc độ tăng trƣởng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt mức 11,5% /năm. GRDP bình quân đầu ngƣời đạt 41,4 triệu đồng, vƣợt 6,4 triệu đồng so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX đề ra. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 ƣớc tính đạt 12.800 tỷ đồng [24, tr.26].
Trong một nền kinh tế có nhiều chuyển đổi, tồn tại nhiều thành phần kinh tế đan xen nhƣ hiện nay có ảnh hƣớng không nhỏ đến đời sống tinh thần, trong đó có đạo đức sinh viên. Một mặt, nó tạo điều kiện hình thành và thúc đẩy những giá trị, quan niệm đạo đức phù hợp với tình hình mới nhƣ tự ý thức cá nhân năng động và sáng tạo, ý chí phấn đấu học tập, lập thân, lập nghiệp ở sinh viên. Mặt khác, sự tồn tại của những hiện tƣợng tiêu cực hay còn gọi là "mặt trái của kinh tế thị trƣờng", gây ra những hành vi và quan niệm đạo đức lệch lạc ở một bộ phận sinh viên nhƣ cá nhân thực dụng, chạy theo tiền tài, danh vọng, lấy đồng tiền làm thƣớc đo giá trị, coi trọng giá trị vật chất, coi trọng lợi ích trƣớc mắt.
2.1.3. Ản ƣởng củ mô trƣờn văn ó – xã hội
Văn hóa Quảng Nam đƣợc chọn lọc, kế thừa và phát huy các yếu tố bên ngoài, kết hợp với văn hóa nội sinh bản địa tạo ra những giá trị văn hóa vừa có cội nguồn từ nền văn hóa Việt Nam, vừa có sắc thái địa phƣơng với những giá trị đặc trƣng riêng. Con ngƣời xứ Quảng đã biết kế thừa và phát triển “tô điểm” đƣợc đặc tính văn hóa riêng biệt của ngƣời Quảng Nam.
Một vùng đất đã đi qua chặng đƣờng hơn 500 năm lịch sử, Quảng Nam - với ý nghĩa là vùng đất rộng lớn về phƣơng Nam - đƣợc hình thành từ khá sớm và đƣợc biết đến là “đất văn hóa”, “đất khoa bảng”, “đất địa linh nhân kiệt”, nơi đã sản sinh ra biết bao nhiêu tài danh, hào kiệt cho đất nƣớc, nơi lƣu giữ những công trình văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị cao, đƣợc thế giới công nhận.
Vùng văn hóa Quảng Nam đƣợc hình thành trong tổng thể vùng văn hóa miền Trung. Địa hình nằm ở chính trung điểm đất nƣớc theo trục Bắc - Nam, đây là nơi giao hòa của những sắc thái văn hóa giữa hai miền và giao lƣu văn hóa với bên ngoài, điều này góp phần làm cho Quảng Nam giàu truyền thống và độc đáo về bản sắc văn hóa …
Nói đến vùng đất Quảng Nam chúng ta không thể không biết đến phố cổ, đến Chùa Cầu, đến những món ăn đặc trƣng của vùng đất này cùng với những món ăn nổi tiêng nhƣ cao lầu, mỳ quảng…tất cả làm nên một địa danh nổi tiếng khắp nơi không chỉ trong nƣớc mà còn vang xa ra bên ngoài thế giới. Văn hóa Quảng Nam cũng nhƣ bao nền văn hóa khác, tức cũng đƣợc cấu tạo bởi văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất bao gồm: ăn, ở, mặc, đi lại…Văn hóa tinh thần gồm: các nghi thức thờ tự, cũng bái, lễ hội, ca hát, nhảy múa …
Đến với Quảng Nam, chúng ta đƣợc chiêm ngƣỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc cổ đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật. Đó là 2 di sản văn hóa thế giới đƣợc UNESCO công nhận, phố cổ Hội An và khu Di tích Mỹ Sơn với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại. Khu Di tích Mỹ Sơn là cả một quần thể kiến trúc độc đáo của những ngôi đền tháp uy nghiêm, hùng tráng lƣu dấu một thời huy hoàng của các vị vua Chăm. Có thể nói, đền tháp Mỹ Sơn là một hình ảnh điển hình của lịch sử kiến trúc cổ Chăm pa. Cho đến nay, qua rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nƣớc, kỹ thuật nung gạch, kỹ thuật xây dựng đền tháp Chàm vẫn còn là một ẩn số. Điều này góp phần tăng thêm vẻ huyền bí cho những ngôi tháp cổ Mỹ Sơn khi du khách đến thăm.
Đô thị cổ Hội An - nơi “hội thủy, hội nhân và hội tụ văn hóa”, nơi tụ cƣ, hỗ cƣ và hợp cƣ của nhiều sắc thái văn hóa của ngƣời Việt, ngƣời Hoa, ngƣời Nhật Bản và ngƣời châu Âu…từ thế kỷ XVI. Hội An là một trong số rất ít những đô thị đƣợc bảo tồn tƣơng đối nguyên vẹn với một tổng thể kiến trúc phong phú, đa dạng.
Quảng Nam cũng là nơi lƣu giữ hàng trăm công trình kiến trúc Việt cổ nhƣ đình, chùa, văn miếu, lăng miếu, nhà ở… có niên đại cách đây 300 - 500 năm. Các di tích này không chỉ có giá trị về mặt văn hóa, nghệ thuật là còn có
ý nghĩa lịch sử quan trọng, thể hiện sự phát triển lâu đời của một vùng văn hóa đàng Trong. Những kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khƣơng Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dƣơng...là những nơi ghi lại dấu ấn rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt.
Giá trị văn hóa của Quảng Nam không chỉ tỏa sáng từ những công trình kiến trúc cổ mà còn đƣợc tạo nên bởi những sắc màu văn hóa độc đáo ẩn chứa trong các phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc sinh sống trên quê hƣơng nặng nghĩa tình này. Đây chính là tài sản vô giá, là niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc Quảng Nam.
Lễ hội ở Quảng Nam hết sức phong phú và đa dạng. Các lễ hội của ngƣời dân miền núi, miền biển, lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo…tất cả đều mang yếu tố tín ngƣỡng, tâm linh, đƣợc tổ chức đều đặn hàng năm để cầu mong cho mƣa thuận gió hòa, quốc thái dân an; để ngợi ca những bậc tiền nhân; hƣớng về cội nguồn, truyền thống của dân tộc và thể hiện khát vọng vƣơn tới chân - thiện - mỹ của con ngƣời nơi đây…Tiêu biểu nhƣ lễ hội Bà Thu Bồn (12 tháng 2 âm lịch): bà vốn là một nữ thần Chăm mà ngƣời Việt vẫn thờ cúng và kính cẩn gọi là Bồ Bồ phu nhân; lễ tế cá Ông tại những làng có đền, miếu thờ "Ông": ngƣời Chăm và ngƣời Việt ở miền Trung từ lâu đã xem "Ông" (cá voi) là ân nhân của dân chài và những tàu thuyền gặp nạn trên biển; sau phần tế lễ luôn luôn có hát bả trạo, hát bội, hát hò khoan…
Quảng Nam còn là nơi có nhiều làng nghề truyền thống đƣợc hình thành và phát triển từ nhiều đời nay. Trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm, nghề và làng nghề đã tồn tại và phát triển ở đây nhƣ một phần không thể tách rời lịch sử mỗi làng quê, thôn xóm của vùng đất này.
Là một tỉnh với quy mô dân số trung bình, nhƣng cơ cấu dân số trẻ và đa phần trong độ tuổi lao động sẽ đặt ra nhu cầu lớn về tiêu dùng và hƣởng thụ văn hoá, nhất là các hoạt động văn hoá công cộng, các loại hình văn hoá, nghệ
thuật mới, các hoạt động thể thao. Quảng Nam đang trong quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động lớn đến sự phân bố dân cƣ nông thôn - thành thị. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với lực lƣợng lao động dồi dào sẽ làm tăng mức độ di động dân số trong nội tỉnh cũng nhƣ ngoại tỉnh. Quá trình di động dân số (nội tỉnh và ngoại tỉnh) sẽ làm tăng mức độ giao thoa văn hóa. Tuy nhiên, sự du nhập, giao thoa văn hoá và lối sống từ bên ngoài vào đã và đang tác động đến những hành vi, quan niệm đạo đức, lối sống của con ngƣời Quảng Nam, trong đó có sinh viên. Một mặt, họ tiếp nhận đƣợc những giá trị phù hợp từ những nền văn hoá khác, mặt khác, họ cũng thu nhận cả những quan niệm, lối sống hoặc đã bị chính những nƣớc nơi chúng xuất hiện từ bỏ hoặc không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN Ở TỈNH QUẢNG NAM HIỆN NAY
2.2.1. Những mặt tích cực trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở tỉnh Quảng Nam hiện nay
Quảng Nam hiện có khoảng 10 trƣờng Đại học, Cao đẳng đóng trên địa bàn tỉnh, với số lƣợng sinh viên tham gia học tập khá lớn. Trong những năm qua chƣơng trình hành động của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết 29 của BCHTW khóa XI về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; tiếp tục triển khai Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 28/12/2012 Hội nghị lần thứ 13, khóa XX vềphát triển, nâng cao chất lƣợng giáo dục - đào tạo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020; đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự góp sức của toàn xã hội, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam nỗ lực phát huy thành tựu đã đạt đƣợc, khắc phục khó khăn, tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Sự thành công của Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI đã tạo nên không khí phấn khởi, tin tƣởng, củng cố niềm tin vững chắc của các tầng
lớp nhân dân, trong đó có sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng, sự phát triển của đất nƣớc trong thời kỷ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Phát biểu bế mạc đại hội, đồng chí Nguyễn Ngọc Quang - Bí thƣ Ban Chấp hành Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XXI nhấn mạnh: “Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI đã thành công tốt đẹp. Đây là Đại hội của “Thống
nhất nhận thức” đó là nhận thức về truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa cách
mạng của Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam, đó là nhận thức về việc: chúng ta đang đứng trƣớc thời cơ, vận hội mới, to lớn; đây là Đại hội của “Quyết
tâm về ý chí” để đƣa Quảng Nam phát triển nhanh, bền vững, trở thành tỉnh
khá của cả nƣớc; đây là Đại hội của “Quyết liệt trong hành động”: không khí thi đua, tinh thần trách nhiệm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân trong suốt thời gian qua và những ngày diễn ra Đại hội đã toát lên tinh thần đó. Sau Đại hội, mỗi cán bộ, đảng viên trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp từ tỉnh đến cơ sở phải quyết liệt trong điều hành thực hiện nhiệm vụ, nhanh chóng đƣa Nghị quyết của Đại hội vào cuộc sống, biến Nghị quyết Đại hội thành hiện thực sinh động”.