NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại huyện tuyên hóa tỉnh quảng bình (Trang 26)

7. Tổng quan tài liệu

1.3.NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN

Khái niệm về phát triển kinh tế là quá trình vận động đi lên ngày càng hoàn thiện mọi mặt của nền kinh tế hay là phát triển về kinh tế, xã hội, môi

trƣờng và thể chế. Nhƣ vậy nội dung của phát triển sẽ thể hiện chủ yếu ở nội dung kinh tế nhƣng trong mối quan hệ với các mặt còn lại.

1 3 1 Khái niệm phát triển inh tế tƣ nhân

Phát triển kinh tế tƣ nhân là quá trình tăng lên về quy mô và có sự thay đổi về cơ cấu dẫn tới tăng lên cả về chất và lƣợng của kinh tế tƣ nhân. Tăng lên về số lƣợng nghĩa là ở đó có sự tăng trƣởng về GDP của khu vực kinh tế tƣ nhân thông qua mở rộng năng lực sản xuất của khu vực này gắn với sự thay đổi cơ cấu kinh tế hợp lý. Điều này thông qua gia tăng số lƣợng các doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp đƣợc mở rộng, lao động tăng lên, mặt bằng sản xuất kinh doanh đƣợc mở rộng, máy móc thiết bị đƣợc đầu tƣ của kinh tế tƣ nhân. Tăng lên về chất của kinh tế tƣ nhân gắn liền với hiệu quả của kinh tế tƣ nhân bảo đảm cho GDP của nó tăng nhanh, ổn định trong dài hạn. Điều này đi liền với tăng về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, trình độ quản lý đƣợc nâng lên, trình độ sản xuất kinh doanh phát triển lên một bƣớc mới, thị trƣờng không ngừng đƣợc mở rộng, giá trị đóng góp cho nền kinh tế của kinh tế tƣ nhân ngày càng tăng lên và thay đổi cơ cấu trong lao động, cơ cấu ngành nghề kinh doanh, cơ cấu vốn, ..Từ đây có thể thấy nội dung phát triển của kinh tế tƣ nhân bào gồm:

1.3.2 Tăng trƣởng inh tế tƣ nhân o và ổn định

Tăng trƣởng kinh tế đƣợc coi là trọng tâm của phát triển kinh tế, vì phát triển kinh tế cần có nhiều yếu tố, chứ không chỉ đơn thuần là tăng trƣởng mà thôi. Không chỉ là mức thu nhập đầu ngƣời mà còn là cách thức thu nhập đƣợc tạo ra, đƣợc tiêu dùng, và đƣợc phân phối sẽ xác định kết quả phát triển. Nhƣng tăng trƣởng thƣờng đƣợc nhấn mạnh vì nó phản ánh khối lƣợng hàng hóa dịch vụ mới đƣợc tạo ra thêm trong một thời kỳ hay phản ảnh sự gia tăng quy mô của nền kinh tế. Lƣợng hàng hóa dịch vụ tăng thêm chính là cơ sở vật chất quyết định để thực hiện các mục tiêu khác. Chính vì thế mà trong điều

kiện của các nƣớc đang phát triển ngƣời ta thƣờng tập trung giải quyết mục tiêu tăng trƣởng và nhấn mạnh mục tiêu này. Đôi khi chấp nhận trả giá cao về mội trƣờng và xã hội để đạt đƣợc nó.

Tăng trƣởng kinh tế tƣ nhân thể hiện kết quả hoạt động tốt hơn của kinh tế tƣ nhân theo thời gian và đƣợc phản ảnh bằng gia tăng quy mô sản lƣợng hay GDP của kinh tế tƣ nhân.

Nhƣng tăng trƣởng kinh tế kinh tế tƣ nhân lại phụ thuộc vào khả năng huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực của khu vực kinh tế này mà điều này trong các mô hình tăng trƣởng kinh tế đều đã khẳng định. Các nguồn lực cho phát triển kinh tế địa phƣơng bao gồm: đất đai và tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, công nghệ…Chính điều kiện các nguồn lực này quyết định sự phát triển kinh tế.

Tăng trƣởng kinh tế tƣ nhân còn phụ thuộc vào tăng trƣởng của các ngành kinh tế khi các ngành lớn trong nền kinh tế tăng trƣởng sẽ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh.

Tăng trƣởng kinh tế tƣ nhân cao là GDP đạt mức tăng trƣởng phù hợp với năng lực sản xuất của khu vực này. Khi mức tăng trƣởng này đƣợc duy trì ít biến động dài hạn thì gọi là tăng trƣởng ổn định.

Đo lƣờng Tăng trƣởng inh tế

Tăng trƣởng của một nền kinh tế thƣờng đƣợc tính từ chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP hay tổng sản phẩm quốc dân GNP.

Mức tăng trƣởng là giá trị khối lƣợng hàng hoá dịch vụ gia tăng trong một thời kỳ nghiên cứu tại một vùng lãnh thổ.

Nếu gọi : Y là GDP hay GNP theo phƣơng pháp liên hoàn Yt là GDP hay GNP tại thời điểm t của kỳ phân tích

Yt-1 là GDP hay GNP năm trƣớc của kỳ phân tích. ∆Y là mức tăng trƣởng của năm t so với năm t-1

Khi đó : ∆Y = Yt – Yt-1 (1.1)

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (theo phƣơng pháp liên hoàn) sẽ cho biết quy mô sản lƣợng gia tăng nhanh hay chậm qua so với năm trƣớc trong kỳ nghiên cứu. Sử dụng kết quả phần trên ta có:

Tốc độ tăng trƣởng giữa thời điểm t và thời điểm t-1 100 1 x Y Y g t y    (1.2)

Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn: ... 1 1 0 1 1 2 0 1      n n n n n y Y Y Y Y Y Y Y Y g (1.3)

Ngoài ra, ngƣời ta còn sử dụng chỉ tiêu GDP/ng hay tốc độ tăng GDP/ng. Cách tính hai chỉ tiêu này cũng giống nhƣ trên ( tất nhiên phải xử lý vấn đề giá cả).

Tuy nhiên với nền kinh tế cấp huyện thì không thể sử dụng chỉ tiêu GDP hay GNP mà ngƣời ta thƣờng dùng chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất GO. Tuy chỉ tiêu này có những hạn chế nhất định nhƣng do dễ tính và cũng thể hiện đƣợc quy mô kết quả sản xuất của nền kinh tế nên vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi. GO bằng tổng giá trị của tất cả các hàng hòa dịch vụ ở địa bàn huyện.    n i i iQ P GO 1 (1.4)

Trong đó Pi là giá hàng hóa i theo giá cố định, Qi lƣợng hàng hóa i. Do sử dụng chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất để đo lƣờng kết quả hoạt động kinh tế của địa phƣơng cấp huyện nên để phản ánh thu nhập trên đầu ngƣời, các nhà thống kê sử dụng chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất GO/ ng và tăng trƣởng của chỉ tiêu này.

Thu nhập trên đầu ngƣời = GO/dân số (1.5)

Sự th y đổi mứ và tỷ lệ đóng góp ủ á ngành vào giá trị sản xuất

%ΔYit = (Yit/ Y).100% (1.9) Trong đó: Y là GO nền kinh tế

Yit là giá trị sản xuất của ngành i năm t

Sự thay đổi tỷ lệ đóng góp của các ngành vào tổng giá trị sản xuất hay GDP, chỉ tiêu này phản ánh mức chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

%ΔYit = %Yit - %Yi0

Nội dung phát triển kinh tế đƣợc thể hiện qua huy động và hiệu quả sử dụng nguồn lực

- Số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu lao động trong ngành và nền kinh tế - Năng suất lao động chung và các ngành: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NSLĐ = GO/số lao động (1.10) hay NSLĐ = Sản lƣợng /số lao động NSLĐ = VA/số lao động (1.11)

- Số vốn so với mức tăng kết quả sản xuất:

Y I ICOR   (1.12) Hay Suất đầu tƣ = Mức vốn / sản lƣợng

- Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Năng suất = sản lƣợng sản phẩm nông nghiệp / diện tích đất sử dụng Hay

Năng suất = Giá trị sản lƣợng hàng hóa thu đƣợc/diện tích đất sử dụng

1.3.3 Chuyển ị h ơ ấu inh tế tƣ nhân tí h ự

Cơ cấu kinh tế đƣợc hiểu là tổng thể những mối quan hệ về số lƣợng và chất lƣợng giữa các bộ phận cấu thành đó trong một thời gian và trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Mối quan hệ về số lƣợng giữa các bộ phận cấu thành có thể biểu hiện qua tỷ trọng của mỗi bộ phận của kinh tế tƣ nhân nhƣ kinh tế cá thể và doanh nghiệp tƣ nhân trong GDP, trong tổng lao

động hay tổng vốn của nền kinh tế tại một thời điểm nào đó. Nếu xém xét theo thời gian và trong mối quan hệ giữa các yếu tố đó sẽ phản ánh mối quan hệ về chất lƣợng mà thực chất là sự chuyển dịch cơ cấu.

Chuyến dịch cơ cấu là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và các điều kiện vốn có nhƣng không lặp lại trạng thái cũ.

Quá trình này cũng là quá trình thay đổi về chất của các bộ phận cấu thành của kinh tế tƣ nhân theo hƣớng tiến bộ thông qua nâng cao hiệu quả hơn trong phân bổ sử dụng nguồn lực nhờ đó tăng trƣởng ổn định bền vững hơn do quá trình này cũng sẽ điều chỉnh sự phát triển của các ngành các vùng trong nền kinh tế. Do đó khi quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngƣời ta phải định hƣớng phát triển các bộ phận của kinh tế tƣ nhân. Nghĩa là sẽ quyết định phát triển kinh tế của các ngành các vùng trong nền kinh tế.

Do vậy, trong nội dung phát triển kinh tế có nội dung phát triển các ngành kinh tế nhanh và ổn định.

1.3.4 Huy động nguồn lự ủ inh tế tƣ nhân

Theo mô hình hàm sản xuất thì sản lƣợng của nền kinh tế phụ thuộc vào số lƣợng các yếu tố nguồn lực nhƣ vốn, lao động, tài nguyên… và cách thức kết hợp các yếu tố nguồn lực đó – trình độ công nghệ của nền kinh tế.

Nhƣ vậy việc gia tăng các nguồn lực cho hoạt động kinh tế sẽ bảo đảm cho sự gia tăng sản lƣợng của nền kinh tế - tăng trƣởng. Nhƣng sự gia tăng này chỉ phản ảnh sự phát triển dựa trên mở rộng quy mô và khai thác quy mô nguồn lực. Điều quan tâm nhất hiện nay chính là chất lƣợng của sự gia tăng sản lƣợng đó – hay phải duy trì lâu dài sự gia tăng kèm theo các nguồn lực đƣợc khai thác hiệu quả. Điều này phụ thuộc vào cách thức kết hợp các nguồn lực hay chính là trình độ công nghệ. Gia tăng nguồn lực ở đây là quá trình gia

tăng trình độ công nghệ cũng nhƣ huy động công nghệ tốt vào quá trình sản xuất của nền kinh tế.

Các nguồn lực bao gồm:

- Vốn (K) là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng, có tác động trực tiếp đến tăng trƣởng kinh tế. Trong mô hình Harrod- Domar thì yếu tố này đƣợc đặc biệt coi trọng, nó đƣợc xem nhƣ là nguồn gốc của sự tăng trƣởng kinh tế. Mặc dù quan niệm này chƣa thực sự chuẩn xác nhƣng rõ ràng là đối với nhiều nƣớc đang phát triển nhƣ trƣờng hợp Đông Á đã nêu ở phần tổng quan hay là cả ở Việt Nam thì vốn đã đóng góp một phần rất lớn vào tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc này. Đối với các nƣớc đang phát triển thì việc huy động nguồn vốn từ tất cả các nguồn phục vụ cho đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội là rất cần thiết nhƣng quan trọng hơn hết là vấn đề sử dụng hiệu quả yếu tố này. Việc sử dụng vốn kém hiệu quả là nguyên nhân trong các cuộc khủng hoảng kinh tế của nƣớc ta trong thời gian qua.

- Lao động (L) là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất. Trƣớc đây ngƣời ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất giống nhƣ vốn và đƣợc xác định bằng số lƣợng lao động của mỗi quốc gia (có thể tính bằng đầu ngƣời hay thời gian lao động). Những mô hình tăng trƣởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động là vốn con ngƣời, đó là lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành máy móc thiết bị, phức tạp, lao động có sáng kiến và phƣơng pháp mới trong hoạt động kinh tế. Theo nhƣ các nhà kinh tế thuộc nhóm lý thuyết tăng trƣởng nội sinh thì chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc coi là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến tăng trƣởng, trình độ lao động quyết định tới tiến bộ công nghệ. Ở khía cạnh khác, việc gia tăng quá mức số lƣợng lao động trong khi nền kinh tế chƣa tạo ra đƣợc số việc làm cần thiết sẽ dẫn đến nạn thất nghiệp kéo theo nhiều vấn đề xã hội phức tạp.

- Tiến bộ công nghệ (T) là nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trƣởng ở các nền kinh tế ngày nay. Yếu tố công nghệ cần đƣợc hiểu đầy đủ theo hai dạng: Thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đƣa ra những nguyên lý, thử nghiệm và cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật; Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. Trong mô hình của Kaldor, ông lập luận rằng nguồn gốc của tăng trƣởng kinh tế chính phụ thuộc vào trình độ khoa học công nghệ của một đất nƣớc. Hàm sản xuất y là một đƣờng cong lõm về góc tọa độ và phụ thuộc k=K/L là mức tích luỹ vốn cho mỗi lao động, y là sản lƣợng bình quân trên mỗi lao động. Khi tỷ lệ vốn trên mỗi lao động tăng, sản lƣợng trên đầu mỗi lao động cũng tăng, song vì sinh lợi giảm dần theo vốn nên mức tăng sản lƣợng ngày càng giảm khi có sự gia tăng của vốn trên mỗi lao động. Nếu tiến bộ công nghệ thay đổi nghĩa là hàm sản xuất thay đổi làm hàm sản xuất dịch lên trên. Tiến bộ công nghệ làm cho năng suất biên dƣơng, tức có tăng trƣởng. Nhƣ vậy, để tăng trƣởng bền vững thì cần thiết phải có sự tiến bộ về KHCN.

1.3.5 Tạo r nhiều huyển biến tí h ự về xã hội

Nếu nội dung phát triển kinh tế phản ánh sự tiến bộ về kinh tế sẽ cho phép thực hiện tiến bộ xã hội nhờ những tiền đề vật chất từ tiến bộ kinh tế. Nghĩa là tiến bộ xã hội đi liền với quá trình tiến bộ về kinh tế, dựa trên khai thác và phân phối thành quả của phát triển kinh tế để đạt đƣợc gia tăng phúc lợi cho ngƣời dân, họ có cuộc sống an toàn hơn, tiếp cận dễ dàng và bình đẳng với các dịch vụ công cộng.

Những thành quả của phát triển sẽ phải giúp cho ngƣời dân cải thiện đƣợc mức hƣởng thụ giáo dục và y tế. Giáo dục giúp dân chúng có thể nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn mở rộng cơ hội có việc làm và thu nhập.

Cải thiện mức hƣởng thụ dịch vụ y tế sẽ nâng cao thể chất sức khỏe thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. Cải thiện hƣởng thụ y tế giáo dục còn góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác trong phát triển kinh tế.

Trong các nƣớc đang phát triển, quá trình phát triển sẽ bền vững hơn nếu giải quyết tốt việc làm cho lao động để họ có thu nhập nâng cao mức sống cho gia đình và bản thân, ngoài ra nhờ việc làm và thu nhập cũng giúp cải thiện tình hình đói nghèo.

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ 1.4.1. Điều iện tự nhiên và tài nguyên 1.4.1. Điều iện tự nhiên và tài nguyên

Trƣớc đây các nhà kinh tế cho rằng tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế quốc gia. Theo lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo và phiên bản sau này của Heckscher và Ohlin, một quốc gia có lợi thế so sánh trong những ngành thâm dụng những nguồn lực mà quốc gia đó có dồi dào. Quốc gia này xuất khẩu những mặt hàng này và nhập khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh. Tuy nhiên, những giả thuyết của lý thuyết lợi thế so sánh chỉ đúng trong thế kỷ mƣời tám và mƣời chín. Hiện nay, vai trò của tài nguyên thiên nhiên đang giảm dần do sự tiến bộ của khoa học công nghệ và toàn cầu hóa. Trên thực tế, với các nƣớc đang phát triển, tài nguyên vẫn có vai trò to lớn trong quá trình tăng trƣởng kinh tế bởi:

(1) Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố tạo cơ sở cho việc phát triển các

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tại huyện tuyên hóa tỉnh quảng bình (Trang 26)