7. Tổng quan tài liệu
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.4.1. Điều iện tự nhiên và tài nguyên
Trƣớc đây các nhà kinh tế cho rằng tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế quốc gia. Theo lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo và phiên bản sau này của Heckscher và Ohlin, một quốc gia có lợi thế so sánh trong những ngành thâm dụng những nguồn lực mà quốc gia đó có dồi dào. Quốc gia này xuất khẩu những mặt hàng này và nhập khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó không có lợi thế so sánh. Tuy nhiên, những giả thuyết của lý thuyết lợi thế so sánh chỉ đúng trong thế kỷ mƣời tám và mƣời chín. Hiện nay, vai trò của tài nguyên thiên nhiên đang giảm dần do sự tiến bộ của khoa học công nghệ và toàn cầu hóa. Trên thực tế, với các nƣớc đang phát triển, tài nguyên vẫn có vai trò to lớn trong quá trình tăng trƣởng kinh tế bởi:
(1) Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố tạo cơ sở cho việc phát triển các ngành kinh tế thúc đẩy tăng trƣởng. Với quy mô lớn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ làm cơ sở cho sự phát triển một số ngành nhƣ chế biến lâm sản, thuỷ sản, ngành dầu khí, lọc hoá dầu có thể mở rộng phát triển từ nguồn đầu vào có sẵn trong nƣớc.
(2) Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho quá trình tích luỹ vốn cho tăng trƣởng kinh tế. Việc tích luỹ vốn của hầu hết các nƣớc đòi hỏi
trải qua một quá trình lâu dài, có liên quan tới tiết kiệm trong nƣớc và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên có những nƣớc đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về tài nguyên thiên nhiên với trữ lƣợng lớn và đa dạng nên nhanh chóng thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, tăng thu nhập ngoại tệ, tạo tích luỹ vốn nhờ vào khai thác xuất khẩu các nguồn này.
(3) Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho sự tăng trƣởng ổn định của nền kinh tế. Nguồn tài nguyên thiên nhiên còn là cơ sở cho sự phát triển ổn định của nhiều ngành kinh tế khác nhau có liên quan từ nguồn cung cấp nguyên liệu và nhiên liệu nội địa. Nếu một quốc gia đƣợc ƣu đãi về tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo điều kiện cung cấp ổn định nhiên liệu và nguyên liệu cho các ngành kinh tế, để không bị lệ thuộc nhiều vào nƣớc ngoài. Thuận lợi này chỉ có ở nƣớc dồi dào về tài nguyên, còn nƣớc nhập khẩu về tài nguyên thƣờng Chính phủ phải quản lý về giá để tránh tác động xấu đến các ngành kinh tế.
1 4 2 Điều iện inh tế xã hội
Việc điều chỉnh mô hình tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng phải xuất phát từ chính các điều kiện về kinh tế của nền kinh tế. Các điều kiện này nhƣ trạng thái và trình độ thực tế của nền kinh tế, khả năng các nguồn lực, trình độ cơ sở hạ tầng kỹ thuật …
Trạng thái và trình độ của nền kinh tế phản ánh rõ rất những thành công và khiếm khuyết của mô hình tăng trƣởng kinh tế đang vận dụng. Đây là điểm xuất phát để định hƣớng và đƣa ra các giải pháp điều chỉnh cụ thể đi cùng với các nguồn lực. Tất nhiên những điểm này phải đặt trong bối cảnh kinh tế vĩ mô của cả nƣớc cũng nhƣ các định hƣớng chính sách từ trung ƣơng.
Quá trình tăng trƣởng kinh tế gắn với trình độ hạ tầng kinh tế xã hội nhất định. Hạ tầng kinh tế bao gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng về năng lƣợng, cấp thoát nƣớc, thông tin liên lạc, tài chính…. Và hạ tầng xã hội gồm
nhà ở, trƣờng học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí…. Hạ tầng tạo ra điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho các hoạt động kinh tế qua đó quyết định tới chi phí hoạt động, giao dịch trong nền kinh tế tác động tới tăng trƣởng. Bảo đảm điều kiện cho quá trình tăng trƣởng kinh tế hạ tầng phải bảo đảm tính đồng bộ, tính quy mô và tính phát triển.
Quy mô dân số và lao động là các điều kiện xã hội rất cơ bản quyết định tới tăng trƣởng kinh tế. Chúng ta bắt đầu xem xét vấn đề này bằng việc phân tích mối quan hệ giữa thu nhập theo đầu ngƣời và dân số ở một nƣớc: Thu nhập theo đầu ngƣời tăng lên hay giảm đi nếu dân số đông hơn. Theo suy luận biện chứng, thích hợp hơn đối với chính sách đó là trong tƣơng lai tốc độ tăng thu nhập theo đầu ngƣời nhanh hơn hay chậm hơn khi tỉ lệ tăng dân số tăng hoặc giảm. Đối với một nƣớc, ở một thời điểm nào đó có số ngƣời lao động ổn định, thì tăng trƣởng kinh tế cao do đó sẽ có một bộ phận dân chúng có thu nhập theo đầu ngƣời cao nhất. Tức là ở các mức độ dân số dƣới mức thích hợp nhất, thu nhập theo đầu ngƣời thấp hơn so với khi dân số ở mức thích hợp nhất, vì không đủ lao động để sử dụng các nguồn phi lao động hiện có một cách có hiệu quả, trong khi đó ở các mức độ trên mức dân số thích hợp nhất thì thu nhập theo đầu ngƣời thấp hơn vì có quá nhiều nhân công và tiền kiếm đƣợc sẽ giảm dần đi điều này hạn chế tăng trƣởng kinh tế.
Thể chế kinh tế là nhân tố kinh tế quyết định tới tăng trƣởng kinh tế. Mô hình tăng trƣởng theo lý thuyết nội sinh đã coi đây là nhân tố nội sinh tạo ra động lực cho tăng trƣởng kinh tế giống nhƣ yếu tố công nghệ hay vốn con ngƣời. Biểu hiện rõ nhất của thể chế kinh tế là tình hình môi trƣờng kinh doanh của địa phƣơng hay vùng lãnh thổ nhƣ thế nào. Nó tạo thuận lợi hay cản trở các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức, cho sự dịch chuyển và phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế với chi phí thấp nhất. Và cuối cùng là sản lƣợng hàng hóa dịch vụ nhiều hay ít. Có thể nói muốn điều chính
mô hình tăng trƣởng kinh tế sẽ phải điều chỉnh thể chế. Thể chế có thể đƣợc coi là thứ công cụ để chính phủ can thiệp vào cơ chế phân bổ nguồn lực của thị trƣờng và là một bộ phận nằm trong mô hình tăng trƣởng đó. Khi nền kinh tế có những thay đổi thì tất yếu phải điều chỉnh công cụ tác động hay điều chỉnh thể chế.
1.4.3. Chính sá h phát triển ho inh tế tƣ nhân
Vai trò định hƣớng của Nhà nƣớc thể hiện ra bằng việc hoạch định chính sách phát triển và trực tiếp đầu tƣ vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế trong đó có kinh tế tƣ nhân phát triển theo định hƣớng đã định sẳn. Các định hƣớng phát triển của Nhà nƣớc có vai trò hết sức quan trọng, một định hƣớng đúng, hợp lý có thể giúp các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân phát triển một cách mạnh mẽ. Ngƣợc lại, nó cũng có thể kìm hãm, thậm chí triệt tiêu luôn thành phần kinh tế này nhƣ trƣớc thời kỳ đổi mới.
Thực tế những năm qua cho thấy, muốn kinh tế tƣ nhân phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả, mang tính ổn định cao, thì Nhà nƣớc phải có định hƣớng chính sách rõ ràng. Các định hƣớng này có thể thực hiện bằng cách lựa chọn những chính sách ƣu tiên cho phát triển, những chính sách khuyến khích ƣu đãi... Các chính sách này cần đƣợc Nhà nƣớc xây dựng thành một hệ thống chính sách đồng bộ, từ các vấn đề môi trƣờng, đất đai, đầu tƣ, tài chính, thuế cho đến việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin thị trƣờng, tƣ vấn pháp luật...Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng cần làm tốt vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị kinh tế này. Kinh tế tƣ nhân chỉ phát triển lành mạnh, bền vững, tuân thủ pháp luật và theo đúng định hƣớng trên cơ sở Nhà nƣớc làm tốt vai trò kiểm soát, điều chỉnh của mình. Bởi vì, đặc điểm của kinh tế tƣ nhân là tính tự phát luôn luôn chạy theo lợi nhuận, chúng có thể tạo ra các ảnh hƣởng ngoại lai tiêu cực, các hoạt động sản xuất có tác động phụ có hại đến môi trƣờng thiên nhiên, xã hội, làm cạn kiệt tài nguyên… Đay
chính là vấn đề phát sinh đòi hỏi Nhà nƣớc phải có sự định hƣớng, can thiệp một cách mạnh mẽ, rõ ràng nhằm điều hoà những mâu thuẫn về lợi ích giữa kinh tế tƣ nhân với Nhà nƣớc và xã hội, tạo ra môi trƣờng lành mạnh cho kinh tế tƣ nhân phát triển một cách bền vững.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phân tích đặc điểm, vai trò vị trí, nội dung và những nhân tố tác động đến sự phát triển của kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. Đối với huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình thì việc phát triển kinh tế tƣ nhân sẽ thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào trong tỉnh. Bên cạnh đó việc tổng kết kinh nghiệm của các địa phƣơng trong nƣớc là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho huyện Tuyên Hóa có những bài học quý báu trong việc phát triển kinh tế tƣ nhân và vận dụng nó cho phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng nhƣ trình độ trình độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TẠI HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH
2 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN TUYÊN HÓA VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN
2 1 1 Đặ điểm tự nhiên
- Huyện Tuyên Hoá là một huyện có thế mạnh về rừng với 82.573,83 ha rừng tự nhiên, 1.736,53 ha rừng trồng và 17,4 ha đất ƣơm giống. Rừng tự nhiên của Tuyên Hoá có trữ lƣợng gỗ tƣơng đối lớn, khoảng 3 triệu m3, với nhiều loại lâm thổ sản, gỗ quý nhƣ dạ hƣơng, huệ mộc, cánh kiến, lim, gõ, mun, dổi...Ngoài gỗ, còn có nhiều loại tre, nứa, song, mây và nhiều loại thảo dƣợc quý nhƣ sa nhân, sâm, trầm hƣơng, hà thủ ô và nhiều loại rau quả nhƣ nấm, măng. Bên cạnh đó, xen lẫn giữa những núi đồi, sông suối là những đồng cỏ là môi trƣờng lý tƣởng cho chăn nuôi đại gia súc. Núi rừng Tuyên Hoá cũng là nơi sinh sống của hàng trăm loài chim thú nhƣ lợn rừng, khỉ, sơn dƣơng, gà lôi, công, trĩ... một vài nơi còn có nhiều loại động vật quý hiếm nhƣ gấu, bò tót, hổ, mang lớn, nhím, vƣợn má hung, voọc vá chân nâu, khỉ đuôi lợn, khỉ mốc...Đã từ lâu, núi rừng Tuyên Hoá nổi tiếng với đặc sản mật ong. Với 15.800 ha đất vùng gò đồi, Tuyên Hoá có tiềm năng lớn để phát triển cây công nghiệp dài ngày nhƣ cây tiêu, vải thiều, bƣởi và chăn nuôi đại gia súc nhờ mạng lƣới sông suối thuận lợi.
2 1 2 Đặ điểm xã hội
Tuyên Hoá có lực lƣợng lao động dồi dào, trong độ tuổi 37.600 ngƣời, trong đó có 35.700 ngƣời làm việc trong các ngành nghề kinh tế:
Công nghiêp - xây dựng cơ bản: 2.300 ngƣời, chiếm 6,2%. Thƣơng mại - dịch vụ: 4.400 ngƣời, chiếm 12,3%.
Lao động có trình độ đại học, Cao đẳng là 900 ngƣời, Trung học chuyên nghiệp là 280 ngƣời, công nhân kỹ thuật là 20 ngƣời.
2 1 3 Đặ điểm inh tế
* Tình hình phát triển inh tế
Trong giai đoạn 2011 – 2015, kinh tế của huyện tính theo giá trị sản xuất chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Hình 2.1 cho thấy: Tỷ trọng các ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 62% năm 2011 xuống 51% năm 2013; 44% vào năm 2014, năm 2015 đạt 43% tức giảm 1%. Tỷ trọng khối ngành công nghiệp - XDCB tăng từ 16% năm 2011 lên 26% năm 2013; giảm 2% so với năm 2014, tăng lên 27% vào năm 2015. Tỷ trọng khối ngành thƣơng mại – dịch vụ tăng từ 22% năm 2011 lên 27% năm 2012, giảm nhẹ 3% vào năm 2013, và tăng trở lại 30% năm 2015.
Xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu này cho thấy chuyển dịch cơ cấu đúng hƣớng, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nhất là khu vực công nghiệp – xây dựng cơ bản có tỷ trọng giảm dần qua các năm, khu vực thƣơng mại – dịch vụ và nông, lâm, thủy sản có tỷ trọng tăng giảm không đều, xu thế chƣa bền vững.
Hình 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Tuyên Hóa giai đoạn 2011 - 2015
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tuyên Hóa)
* Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Phát triển nông thôn toàn diện, coi trọng đảm bảo an ninh lƣơng thực và tăng nhanh nông sản hàng hoá, nhất là hàng hoá phục vụ xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng phát triển mạnh cây công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng công tác giống và thuỷ lợi, đƣa các tiến bộ kỹ thuật đến mọi ngƣời dân nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng và sản lƣợng nông sản. Đẩy mạnh chƣơng trình cải tạo đàn gia súc, gia cầm, phát triển ngành nghề trong nông thôn, tạo việc làm và cải thiện đời sống nông thôn. Đẩy mạnh việc cải tạo và nâng cấp các công trình thuỷ lợi, hạ tầng nông thôn. Chú trọng hơn nữa việc chăm sóc và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Tiếp tục đầu tƣ để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các ao hồ, sông suối ở những nơi có điếu kiện.
* Công nghiệp, tiểu thủ ông nghiệp: Tập trung phát triển những ngành có lợi thế trên địa bàn nhƣ sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá, cát, sạn, chế biến lƣơng thực, lâm sản, dâu tằm, cao su, dầu lạc, phát triển cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, sửa chữa điện tử, dân dụng; trên cơ sở đó tạo ra nhiều ngành nghề khác trong nông thôn, nhằm thu hút lao động tại chỗ, tạo thêm việc làm, phát triển sản xuất hàng hoá, kêu gọi vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, các thành phần kinh tế để phát triển kinh tế.
* Dị h vụ: Phát triển mạng lƣới thƣơng mại, đa dạng hoá nhiều thành phần kinh tế, lấy chợ trung tâm cụm xã làm đầu mối quan trọng thúc đẩy lƣu thông hàng hoá và dịch vụ, mở rộng giao lƣu hàng hoá với các huyện bạn, tỉnh bạn. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển dịch vụ thƣơng mại đến tận bản làng, đƣa các mặt hàng thiết yếu đến với đồng bào dân tộc vùng cao, vùng dân tộc ít ngƣời. Đầu tƣ, tôn tạo, nâng cấp các điểm du lịch, xây dựng các cơ sở dịch vụ, khách sạn để thu hút khách du lịch, phát triển và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động thông tin liên lạc, vận tải và các loại hình dịch vụ khác. Phát triển các hoạt động tài chính, ngân hàng nhằm khai thác mọi nguồn thu và cung cấp dịch vụ cho các ngành kinh tế.
* Phát triển ơ sở hạ tầng: Đến nay, toàn huyện đã phủ lƣới điện quốc gia, với trên 80% số hộ có điện lƣới. Hệ thống cung cấp nƣớc do nhà máy nƣớc Đồng Lê đảm trách. Mạng lƣới giao thông gồm đƣờng sông, đƣờng sắt, đƣờng bộ; trong đó, giao thông đƣờng sông, đoạn từ Văn Hoá đến Minh Cầm tàu thuyền có trọng tải 50-100 tấn đi lại dễ dàng, đoạn từ Minh Cầm đến Thuận Hoá tàu thuyền có tải trọng 20-30 tấn đi lại dễ dàng; hệ thống đƣờng sắt Bắc Nam chạy suốt chiều dài huyện Tuyên Hoá với 62 km, qua 9 ga; hệ thống giao thông đƣờng bộ với quốc lộ 12A chạy qua Tuyên Hoá dài 42 km, nối liền huyện Quảng Trạch, Minh Hoá và nƣớc bạn Lào qua cửa khẩu Cha Lo. Quốc lộ 15 nay là đƣờng Hồ Chí Minh chạy qua tây Bắc huyện, qua 3 xã
Hƣơng Hoá, Thanh Hoá và Lâm Hoá dài gần 30 km, đƣờng xuyên Á qua thị trấn Đồng Lê, Thuận Hoá đang đƣợc thi công, 6 tuyến đƣờng huyện dài 48 km và 5 tuyến đƣờng liên xã dài 18 km. 14/20 xã, thị trấn có hệ thống điện