Các kỹ thuật pha mực màu:

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ dữ liệu màu pha của bộ mực chuẩn dựa trên phương pháp tổng hợp phổ các màu thành phần dùng trong công nghệ in offset (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG II : TỔNG QUAN

2.5 Nguyên lý tổng hợp màu sắc:

2.5.1 Các kỹ thuật pha mực màu:

Hai màu bù sẽ nằm ở 2 cực đối diện trên vòng tròn màu, nghĩa là đối nhau 180°. Tất cả các màu khác sẽ cách nhau một góc nhỏ hơn. Một màu được pha bằng 2 màu khác nhau trên vòng tròn màu sẽ càng đen (tối) khi 2 màu càng cách xa nhau. Ngược lại màu pha sẽ càng trong sáng nếu 2 màu hợp thành càng nằm gần nhau trên vòng tròn màu.

Muốn có màu xám ta có thể pha một ít đen với một trong các màu của vòng màu. Như vậy, mực đen dùng để cho thêm vào các màu khác để tăng độ đậm. Còn trong kỹ thuật chồng màu thì để có màu đen, phải chồng các màu lên nhau để chúng hấp thụ hết ánh sáng chiếu vào.

Khi cần làm tối màu, ta không thể không pha thêm màu đen. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận vì chỉ cần một lượng rất ít mực đen là đủ làm tối màu.

Khi pha các màu đậm với nhau, ta sẽ được màu đậm hơn và có chiều sâu hơn. Khi pha các màu nhạt với nhau ra được màu trong và sáng.

Khi pha 2 màu có tỉ lệ bằng nhau, không hẳn ta sẽ được 1 màu nằm ở giữa của 2 màu đó. Màu nào đậm hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn. Khi pha mực, nên cho dần mực đậm vào mực nhạt chứ không được làm ngược lại.

Khi pha các loại mực trắng vào mực màu ta sẽ nhận được các sắc thái khác nhau của màu đó. Nếu pha mực trắng trong thì sẽ được sắc thái sáng trong, còn trắng đục dùng để pha màu phủ.

22

Mực in bao giờ cũng tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ trong, đậm đặc, độ khô, độ bền ánh sáng… khi pha mực thì tính chất kỹ thuật của mực pha sẽ giảm đi.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ dữ liệu màu pha của bộ mực chuẩn dựa trên phương pháp tổng hợp phổ các màu thành phần dùng trong công nghệ in offset (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)