Pha màu theo phương pháp tổng hợp cộng:

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ dữ liệu màu pha của bộ mực chuẩn dựa trên phương pháp tổng hợp phổ các màu thành phần dùng trong công nghệ in offset (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG II : TỔNG QUAN

2.5.2Pha màu theo phương pháp tổng hợp cộng:

2.5 Nguyên lý tổng hợp màu sắc:

2.5.2Pha màu theo phương pháp tổng hợp cộng:

Khi các bước sóng của ánh sáng được kết hợp lại theo những tỷ lệ không bằng nhau, thì chúng ta cảm nhận được các màu mới. Đây là nền tàng của quy trình tái tạo màu cộng. Các màu sơ cấp của tổng hợp màu cộng là sánh sáng màu Red (đỏ), Green (xanh lục), Blue (xanh). Kết hợp 3 tổng hợp cộng cơ bản R, G, B với cường độ màu khác nhau sẽ tạo ra vô số màu sắc khác nhau.

Hình 2-15 Tổng hợp màu cộng dùng không gian màu RGB

Công thức tổng hợp màu cộng trong in ấn:

Red + Green = Yellow (Y) Red + Blue = Magenta (M) Green + Blue = Cyan (C) Red + Green + Blue = White (W) No light (R = G = B = 0) = Black

23

Hình 2-16 Mô phỏng không gian tổng hợp màu cộng

Trong các phần mềm thiết kế, các màu cộng có giá trị từ 0-255 (tức 2^8=256 sắc độ). Việc hòa trộn màu cộng được thực hiện bằng cách thay đổi các giá trị R,G và B. Tất nhiên, bạn có thể thay đổi từ hệ màu này sang hệ màu khác.

Nguyên lý cơ bản của hỗn hợp màu cộng có thể được mô tả dễ dàng với ba vòng tròn màu. Mỗi vòng tròn màu đại diện cho một chùm sáng màu sơ cấp của tổng hợp cộng được chiếu lên màn hình. Giao điểm của các màu sơ cấp chính là các màu thứ cấp. Nguyên lý của tổng hợp màu cộng được sử dụng trong tivi màu, màn hình máy tính, trong chiếu sáng trên sân khấu để tạo ra toàn các màu trong dải quang phổ thấy được.

Nhược điểm của hệ thống tái tạo màu cộng là nó cần được rọi sáng ở cường độ cao để tạo ra các tia trắng và các màu ở một độ sáng chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Xây dựng bộ dữ liệu màu pha của bộ mực chuẩn dựa trên phương pháp tổng hợp phổ các màu thành phần dùng trong công nghệ in offset (Trang 31 - 32)