Bảy chủng vi sinh vật lựa chọn được cấy trên các đĩa thạch sao cho mỗi chủng đều được cấy cắt nhau từng cặp. Sau 24h nuôi cấy các khuẩn lạc của các chủng vi khuẩn và nấm men phát triển tốt trên môi trường MPA và Hanssen (Hình 3.2). Từ kết quả đạt được sau 24h ở Hình 3.2.a chúng ta có thể thấy được các chủng giống phát triển tốt, các đường ria rõ nét không có hiện tượng bị đứt đoạn hay không mọc. Điều đó chứng tỏ trong quá trình phát triển không xảy ra hiện tượng cạnh tranh hay ức chế sự phát triển lẫn nhau. Tuy nhiên tại Hình 3.2.b, tại đoạn cắt nhau giữa chủng Trichosporon sp. B1 và chủng Debaryomyces sp. QN5 xuất hiện sự không mọc của các khuẩn lạc của chủng Trichosporon sp. B1, đoạn cắt giữa chủng Trichosporon sp. B1 với chủng Acinetobacter sp. QN1 xuất hiện sự không mọc của các khuẩn lạc của chủng Acinetobacter sp. QN1, điều này cho thấy giữa chủng Trichosporon sp. B1 và 02 chủng Acinetobacter sp. QN1, Debaryomyces sp. QN5 có sự đối kháng nhau trong quá trình sinh trưởng. Qua đó, chúng tôi đã xác định được 06 chủng vi sinh vật bao gồm Acinetobacter sp. QN1, Bacillus sp. B8,
Debaryomyces sp. BN5, Serratia sp. DX3, Debaryomyces sp. QNN1 và
Debaryomyces sp. QN5 có khả năng tạo màng tốt và không có tính đối kháng lẫn
nhau, thuận lợi cho các nghiên cứu tiếp theo khi sử dụng chung các chủng vi sinh vật này trong cùng một canh trường nuôi cấy.
Tại các bước thí nghiệm tiếp theo, chúng tôi thiết lập các mô hình đánh giá hiệu quả xử lý nước ô nhiễm dầu của biofilm hỗn hợp 6 chủng vi sinh vật lựa chọn.
Hình 3.2. Tính đối kháng của các chủng vi sinh vật lựa chọn
(1: Acinetobacter sp. QN1; 2: Bacillus sp. B8; 3: Debaryomyces sp. BN5; 4:
Serratia sp. DX3; 5: Debaryomyces sp. QNN1; 6: Debaryomyces sp. QN5;