Hãy tính toán những thiệt hại mà công ty Đại Dương có thể được bồi thường từ các quan hệ hợp đồng nói trên

Một phần của tài liệu Ôn tập pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ có hướng dẫn (Trang 41 - 45)

được bồi thường từ các quan hệ hợp đồng nói trên

GIẢIa) a)

- Luật thương mại: Điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế giữa Công ty Đại Dương & Công ty Nhật Bản

- Luật thương mại: Điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước giữa Công ty Đại Dương & Công ty Đông Hải

- Luật thương maị & Nghị định 140/2007/NĐ-CP: Điều chỉnh hợp đồng vận chuyển giữa Công ty Đại Dương và Công ty Việt Liên

b)

- Công ty Việt Liên phải bồi thường  Chi phí bốc hàng vào kho: 5 triệu  Chi phí lưu kho: 5 triệu

(Khoản 2, Điều 237 Luật thương mại: Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình. Nếu việc hỏng hầm lạnh là do Việt liên cố ý thì lại khác)

- Kho phải bồi thường

 10 tấn cá bị hỏng: 100 triệu  Chi phí tiêu hủy cá: 2 triệu - Tổn thất mà Đại Dương phải tự chịu

 Nộp phạt cho đối tác Nhật  Tiền lãi ngân hàng

Lí do: Trong kinh doanh thì anh phải lường trước được các rủi ro

trong kinh doanh, đưa ra các biện pháp dự phòng.

BÀI 2:

Công ty TNHH thương mại dịch vụ Hải Dương (Công ty Hải Dương) & Công ty TNHH Phong Phú (Công ty Phong Phú) ký kết một hợp đồng theo đó Công ty Hải Dương sẽ tìm kiếm đối tác để Công ty Phong Phú mua 100 tấn thép xây dựng với những tiêu chuẩn chất lượng đã được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Khi Công ty Hải Dương tìm được đối tác bán hàng, Công ty Phong Phú đã yêu cầu Công ty Hải Dương nhân danh Công ty Phong Phú ký hợp đồng mua số hàng nói trên. Hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết, hàng được giao nhưng công ty Phong Phú từ chối nhận hàng và thanh toán với lý do hàng không đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng.

a) Xác định thời điểm phát sinh quyền hưởng thù lao của Công ty Hải Dương đối với việc tìm kiếm đối tác để mua thép

b) Công ty Phong Phú có quyền từ chối nhận thép và thanh toán giá trị của hợp đồng mua bán thép không. Giải thích tại sao.

GIẢI:a) a)

- Không phát sinh quyền hưởng thù lao nên không có thời điểm này

b)

- Có quyền

Luật quy định bên môi giới ko được tham gia thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp được ủy quyền bằng văn bản. Giữa Hải Dương & Phong Phú không có hợp đồng mua bán hàng hóa (Khoản 4 điều 151).

BÀI 3:

Doanh nghiệp tư nhân Lão Hạc là 1 doanh nghiệp ngành nghề xây dựng. Ngày 01/01/2006 Vũ Đại ký với Lão Hạc 1 hợp đồng bán 100.000 viên gạch. Hợp đồng có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật, trừ điều khoản về giá không thấy các bên quy định.

Ngày 15/01/2006, Vũ Đại chuyển hàng đến Lão Hạc từ chối nhận hàng với lý do hợp đồng chưa hình thành do chưa có điều khoản về giá là 1 trong những điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Vũ Đại khởi kiện Lão Hạc ra tòa án - Tòa án sẽ xử lý vụ việc này như thế nào theo quy định của pháp luật?

GIẢI :

Để giúp các bên có cơ sở để thực hiện hợp đồng hoặc cơ quan có thẩm quyền có cơ sở giải quyết tranh chấp phát sinh khi ký kết hợp đồng thương mại trong trường hợp không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận rõ về giá thì Bộ Luật dân sự năm 2005 và trực tiếp là Luật thương mại thương mại năm 2005 đã quy định về trường hợp này như sau:

Bộ luật dân sự năm 2005 ( Điều 412) quy định: “ Trong trường hợp thỏa thuận mức giá hoặc phương thức xác định giá không rõ ràng thì giá của tài sản được căn cứ vào giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết”.

Luật thương mại năm 2005 ( Điều 52 ) cũng quy định “ Trường hợp không có thỏa thuận về giá hàng hóa, không có thỏa thuận về phương thức xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá của hàng hóa được xác định theo giá của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng tới giá cả.

Như vậy, đối với trường hợp trên, cơ quan có thẩm quyền ( Tòa án ) sẽ dựa vào giá của loại gạch đó trên thị trường tại thời điểm ký hợp đồng để làm cơ sở xử lý vụ việc trên.

BÀI 4:

Thương nhân A và B ký hợp đồng mua bán hàng hóa với thỏa thuận thanh toán trước, giao hàng sau( giao trước 80% tiền hàng) 5 ngày sau, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, sau đó bên mua có trách nhiệm thanh toán số tiền còn lại là 20%

Còn ngày cuối cùng trước khi giao 80% tiền hàng : bên mua phát hiện ra bên bán mất khả năng thanh toán nợ, có khả năng bị phá sản, thêm vào đó được biết số hàng được giao sắp tới không phải của thương nhân A mà là của thương nhân C, trong khi A nợ C nhiều

tiền, Khả năng hàng mà bên B mua sẽ không thực hiện được hợp đồng do hàng không được bên C chuyển cho bên A. Bên B sẽ giải quyết trường hợp này như thế nào?

GIẢI:

- Trường hợp này xác định việc giao hàng chưa đến hạn thực hiện,( ngày hôm sau mới đến hạn)

Nhận xét quy định tại điều 51, các quy định ở dạng tùy nghi, các bên có thể thỏa thuận. Nghĩa vụ thanh toán là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên mua, muốn ngừng thanh toán phải có căn cứ, nếu ngừng thanh toán không có căn cứ thì sẽ cấu thành nên vi phạm cơ bản của bên mua.

Trường hợp này hoàn toàn không có bằng chứng về việc bên bán không có khả năng thực hiện hợp đồng, chi là thông tin bên mua thu thập được, không phải trường hợp lừa dối, hàng không phù hợp, hay là hàng hóa đang tranh chấp.

Nếu bên B tạm ngừng (Nếu có) sẽ chỉ phát sinh hậu quả bất lợi nếu 2 bên có thỏa thuận về chế tài, ví dụ như chế tài phạt vi phạm bồi thường theo Luật Thương mại quy định (8% giá trị 80% là mức cao nhất phải bồi thường)

Bên mua không thanh toán có thể phải chịu lãi suất do chậm thanh toán.

Nếu xét ra, những thiệt hại vật chất mà bên mua bị thiệt hại sẽ nhỏ hơn nhiều so với 80% mà bên B có khả năng mất trắng có thể nói là vi phạm nghĩa vụ trước hợp đồng.

Luật thương mại 2005 không ghi nhận trở lại cho việc vi phạm trước khi thực hiện hợp đồng, nhưng Luật đưa vào trường hợp các bên có thể dự liệu và thỏa thuận trong hợp đồng, như đã nói ở trên, là loại quy định tùy nghi, Tức là không bắt buộc phải thực hiện.

Điều 54 : Địa điểm thanh toán. Điều 55 : Thời hạn thanh toán.

- Nếu 2 bên không xác định trước giá hàng thì xác định giá theo điều 52

Công ty thương mại A gửi công văn đề nghị giao kết hợp đồng với công ty B vào ngày 12/07/2008 theo đó công ty A đặt mua 100 tấn cafe với giá 30 triệu đồng/tấn và thanh toán khi công ty A nhận hàng.

Công ty B gửi công văn đề ngày 20/07/2008 trả lời công ty A là công ty B đồng ý bán số hàng nói trên cho công ty A, nhưng yêu cầu công ty A thanh toán tiền hàng làm 2 đợt:

- Đợt 1: Khi hợp đồng được xác lập.

- Đợt2: Tại thời điểm công ty B giao hàng cho người vận chuyển

do công ty A thuê.

Ngày 28/7/2008 công ty A trả lời chấp nhận yêu cầu trên của công ty B. Cùng ngày công ty B nhận được lời chấp nhận của công ty A bằng fax.

Một phần của tài liệu Ôn tập pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ có hướng dẫn (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w