Lợi ích tính bằng tiền

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (11) (Trang 26 - 28)

5. Bố cục bài nghiên cứu

4.2.1.Lợi ích tính bằng tiền

4.2.1.1. Doanh thu từ giá vé của tuyến BRT

Theo dự tính, tổng doanh thu từ giá vé cho BRT trong dự án này được nghiên cứu và tính toán bởi nhóm nghiên cứu JICA (2016) dựa vào dự báo nhu cầu giao thông của tuyến. Doanh thu từ giá vé dựa vào khung giá vé với giá vé cơ sở là 10.000 VND và phụ thêm 500 VND/km.

Hiện nay, tuy số lượng phương tiện giao thông công cộng đang còn hạn chế nhưng lượng hành khách đi vé tháng rất lớn. Và khi trường hợp tuyến BRT này triển khai hoạt động, theo mô hình chuyển dịch đối với người đi xe máy, tỷ lệ phương tiện giao thông công cộng sẽ tăng lên và dự báo số lượng hành khách đi vé lượt sẽ tăng.

Trong báo cáo nghiên cứu JICA, phân tích kinh tế tài chính có giả thiết là “50% lượt đi vé tháng và giá vé tháng bằng ½ giá vé lượt”.

Từ giả thiết này doanh thu từ giá vé gồm vé tháng được ước tính ở mức 75% doanh thu từ mỗi vé lượt theo số lượt được dự báo cho BRT. Các con số về hành khách được xác định từ Dự báo nhu cầu đi lại đã được thực hiện trong nghiên cứu này.

Kết quả dự báo như sau:

Bảng 4.4. Doanh thu dự kiến từ tuyến BRT từ năm 2023 – 2052

Năm Số hành khách dự kiến lượt tháng phổ thông

Doanh thu từ vé lượt

Doanh thu từ vé tháng Tổng doanh thu (VNĐ) Tổng doanh thu (triệu VNĐ) 2023 12,000,000 10,500 200,000 84,000,000,000 1,200,000,000,000 1,284,000,000,000 1,284,000 2024 14,000,000 10,500 200,000 98,000,000,000 1,400,000,000,000 1,498,000,000,000 1,498,000 2025 16,000,000 10,500 200,000 112,000,000,000 1,600,000,000,000 1,712,000,000,000 1,712,000 2026 18,000,000 10,500 200,000 126,000,000,000 1,800,000,000,000 1,926,000,000,000 1,926,000 2027 19,000,000 10,500 200,000 133,000,000,000 1,900,000,000,000 2,033,000,000,000 2,033,000 2028 20,000,000 10,500 200,000 140,000,000,000 2,000,000,000,000 2,140,000,000,000 2,140,000 2029 22,000,000 10,500 200,000 154,000,000,000 2,200,000,000,000 2,354,000,000,000 2,354,000 2030 24,000,000 10,500 200,000 168,000,000,000 2,400,000,000,000 2,568,000,000,000 2,568,000 2031 29,000,000 10,500 200,000 203,000,000,000 2,900,000,000,000 3,103,000,000,000 3,103,000 2032 34,000,000 10,500 200,000 238,000,000,000 3,400,000,000,000 3,638,000,000,000 3,638,000

2033 36,000,000 10,500 200,000 252,000,000,000 3,600,000,000,000 3,852,000,000,000 3,852,000 2034 40,000,000 10,500 200,000 280,000,000,000 4,000,000,000,000 4,280,000,000,000 4,280,000 2035 43,000,000 10,500 200,000 301,000,000,000 4,300,000,000,000 4,601,000,000,000 4,601,000 2036 46,000,000 10,500 200,000 322,000,000,000 4,600,000,000,000 4,922,000,000,000 4,922,000 2037 51,000,000 10,500 200,000 357,000,000,000 5,100,000,000,000 5,457,000,000,000 5,457,000 2038 54,000,000 10,500 200,000 378,000,000,000 5,400,000,000,000 5,778,000,000,000 5,778,000 2039 58,000,000 10,500 200,000 406,000,000,000 5,800,000,000,000 6,206,000,000,000 6,206,000 2040 65,000,000 10,500 200,000 455,000,000,000 6,500,000,000,000 6,955,000,000,000 6,955,000 2041 68,000,000 10,500 200,000 476,000,000,000 6,800,000,000,000 7,276,000,000,000 7,276,000 2042 73,000,000 10,500 200,000 511,000,000,000 7,300,000,000,000 7,811,000,000,000 7,811,000 2043 76,000,000 10,500 200,000 532,000,000,000 7,600,000,000,000 8,132,000,000,000 8,132,000 2044 79,000,000 10,500 200,000 553,000,000,000 7,900,000,000,000 8,453,000,000,000 8,453,000 2045 80,000,000 10,500 200,000 560,000,000,000 8,000,000,000,000 8,560,000,000,000 8,560,000 2046 84,000,000 10,500 200,000 588,000,000,000 8,400,000,000,000 8,988,000,000,000 8,988,000 2047 88,000,000 10,500 200,000 616,000,000,000 8,800,000,000,000 9,416,000,000,000 9,416,000 2048 92,000,000 10,500 200,000 644,000,000,000 9,200,000,000,000 9,844,000,000,000 9,844,000 2049 94,000,000 10,500 200,000 658,000,000,000 9,400,000,000,000 10,058,000,000,000 10,058,000 2050 95,000,000 10,500 200,000 665,000,000,000 9,500,000,000,000 10,165,000,000,000 10,165,000 2051 96,000,000 10,500 200,000 672,000,000,000 9,600,000,000,000 10,272,000,000,000 10,272,000 2052 98,000,000 10,500 200,000 686,000,000,000 9,800,000,000,000 10,486,000,000,000 10,486,000

Nguồn: Nhóm tác giả tự tiến hành dự báo

Từ kết quả dự báo trên có thể thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình trong giai đoạn thực hiện dự án (2023-2052) là 10,48%/năm, trong đó doanh thu năm đầu là 1284 tỷ đồng.

4.2.1.2. Lợi ích từ việc tiết kiệm chi phí sở hữu phương tiện giao thông cá nhân

Luôn tồn tại các khoản chi phí như bảo hiểm hay thuế xe… mà các cá nhân sở phương tiện giao thông bắt buộc phải nộp được quy định trong bộ luật của Nhà nước Việt Nam.

Ví dụ cụ thể về các chi phí sở hữu phương tiện giao thông cá nhân, như sau: Theo quy định tham gia giao thông đường bộ hiện hành, một chiếc xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tại Việt Nam phải chịu 8 loại thuế và phí khác nhau. Tuy nhiên, xe ô tô lắp ráp trong nước thì không phải chịu thuế nhập khẩu nhưng vẫn còn 7 loại thuế và phí khác. Cụ thể, một chiếc xe ô tô muốn vận hành trên đường sẽ phải chịu các khoản thuế và phí sau: Thuế nhập khẩu (từ 56% đến 74% giá trị xe), Thuế tiêu thụ đặc biệt (mức thuế thấp nhất dành cho ô tô dưới 9 chỗ chạy bằng điện là 15% giá trị xe và ngược lại, mức thuế cao nhất mà xe ô tô dưới 9 chỗ phải chịu lên 130% giá trị xe), thuế giá trị gia tăng (10% giá trị xe cho tất cả các dòng xe), phí trước bạ (Hà Nội có mức thu lệ phí trước bạ đối với xe đăng ký lần đầu là 12%, TP Hồ Chí Minh là 10%), phí kiểm định (với xe con, phí kiểm định là 240.000 đồng và lệ phí cấp chứng nhận 50.000 đồng), phí bảo trì đường bộ (mức phí bảo trì đường bộ cho xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân khoảng 130.000 đồng/tháng trong khi đó đối với tên Công ty sẽ là 180.000 đồng/tháng), phí cấp biển ô tô (cao nhất là 20 triệu đồng và thấp nhất là 200 nghìn đồng) và ngoài ra còn tồn tại phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc (từ 437.000 đồng/năm đến 794.000 đồng/năm).

Đặc biệt nếu trong thời gian tới, đề án thu phí xe ô tô vào nội ô của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh được phê duyệt thì ngoài các loại thuế và phí trên, mỗi chiếc xe ô tô khi di chuyển vào trung tâm hai thành phố lớn của cả nước sẽ phải gánh thêm một khoản phí nữa. Qua đó có thể thấy việc sử dụng xe buýt nhanh BRT sẽ cắt giảm được những khoản thuế sở hữu phương tiện cá nhân và tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể cho người tham gia giao thông.

4.2.1.3. Lợi ích từ việc giảm chi phí vận hành phương tiện giao thông cá nhân

Chi phí vận hành phương tiện giao thông cá nhân khá tốn kém (bao gồm chi phí nhiên liệu và các bộ phận của xe). Về chi phí nhiên liệu (xăng, dầu) sẽ được tính toán dựa trên tích số của số km xe chạy và định mức tiêu hao. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành thì các loại phương tiện giao thông cá nhân cần phải thường xuyên thay thế các bộ phận, phụ tùng định kỳ.

Cụ thể, một chiếc xe ô tô muốn trải nghiệm vận hành được trơn tru và an toàn thì cần lọc nhiên liệu sau khoảng 38.000 km hoặc 2 năm/lần, thay ắc quy khoảng 50 tháng/lần, đổi dầu hộp số tự động 2 năm/lần và thay lọc gió động cơ từ 6-12 tháng/lần hoặc 19.000 km/lần. Ngoài ra, cần thay lốp xe sau 6-10 năm và thay dầu phanh sau mỗi 38.000 km… Bên cạnh đó, chi phí cho mỗi lần bảo dưỡng, thay mới phụ tùng cũng không hề nhỏ, giao động từ giá thấp nhất khoảng 200.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ cho gói dịch vụ cao cấp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (11) (Trang 26 - 28)