Lợi ích không tính bằng tiền

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (11) (Trang 28 - 29)

5. Bố cục bài nghiên cứu

4.2.2.Lợi ích không tính bằng tiền

4.2.2.1. Góp phần bảo vệ môi trường

Về mặt tổng quát, các phương tiện giao thông sẽ giảm đi đáng kể khi mọi người chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt nhanh BRT. Bên cạnh đó, khí thải từ hệ thống xe buýt nhanh BRT cũng ít ô nhiễm và ít độc hại hơn rất nhiều so với khí thải từ hệ thống xe buýt thường. Qua đó, sẽ giúp giảm được lượng khí thải từ phương tiện giao thông các cá nhân khác tới môi trường.

4.2.2.2. Đảm bảo an toàn giao thông và tránh ùn tắc

Việc sử dụng riêng làn xe dành cho xe buýt BRT nhằm giảm nguy cơ ùn tắc giao thông trong khu vực cơ sở hạ tầng chật hẹp một cách hiệu quả. Với khối lượng vận chuyển khá lớn (khoảng 40.000 hành khách/ngày) thì việc loại bỏ hoàn toàn thao tác ngoặt vào - rẽ ra khi dừng đón trả khách trên đường sẽ hạn chế được tối đa việc ùn tắc giao thông trong các giờ cao điểm và giảm thiểu số tai nạn giao thông trên đường.

4.2.2.3. Tăng trưởng phát triển nền kinh tế địa phương

Việc vận hành một hệ thống xe buýt mới sẽ làm tăng nhu cầu tuyển dụng và tăng cơ hội việc làm cho người dân xung quanh khu vực đó. Bên cạnh đó, các cửa hàng được mở ra nhiều hơn xung quanh khu vực trạm xe. Từ đó, gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương do giao thông êm thuận và giảm tránh ùn tắc giao thông.

4.2.2.4. Lợi ích từ việc tiết kiệm giá trị thời gian tham gia giao thông

Ưu điểm cực lớn của hệ thống BRT là các xe buýt nhanh BRT đặc biệt có các điều kiện ưu tiên trong lưu thông (ví dụ như làn đường riêng biệt, ưu tiên tín hiệu đèn khi qua các nút giao và các tiện ích khác). Nhờ vậy, các xe buýt BRT có tốc độ vận chuyển hành khách trung bình nhanh hơn và có ưu thế hơn so với các xe buýt truyền thống. Từ đó, giá trị thời gian tham gia giao thông được tiết kiệm bao gồm thời gian chờ đợi xe cộng với thời gian của những người trước kia sử dụng phương tiện giao thông khác (chuyển từ hình thức xe đạp, xe máy, ô tô… sang sử dụng BRT) và cả thời gian của những người trước kia không sử dụng phương tiện giao thông (chuyển từ đi bộ sang sử dụng xe buýt nhanh BRT).

Tác giả Ryusuke Abe và các cộng sự đã nghiên cứu và cho ra các kết quả định lượng để chỉ ra rằng giá trị thời gian tham gia giao thông của người dân tại Hà Nội là 257.4 đồng/phút. Qua đó, chúng ta có thể tính toán được khoản chi phí mà xã hội sẽ tiết kiệm được bằng cách nhân con số này với tổng thời gian tiết kiệm được khi di chuyển bằng BRT.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (11) (Trang 28 - 29)