Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (9) (Trang 26)

a) Tác động của dự án trước khi thi công

Giải phóng mặt bằng, tái định cư:

Diện tích đất cần thu hồi cũng như tái định cư cho phát triển tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam sẽ rất lớn do tuyến đường hầu hết được xây dựng mới trên diện tích đất đang sử dụng với nhiều mục đích. Hơn nữa, tuyến đường cao tốc thường có từ 4 đến 6 hoặc 8 làn xe nên dễ gây chia cắt cộng đồng, khó tiếp cận các dịch vụ xã hội như trường học, bệnh viện, v.v. Các tác động chính bao gồm:

- Việc di chuyển nơi ở sẽ làm gián đoạn hoạt động kinh tế của các hộ dân thuộc diện phải giải toả;

- Việc thu hồi đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của các hộ dân, làm giảm nguồn thu nhập của cư dân khu vực thực hiện dự án;

- Việc giải tỏa, đền bù có thể xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn dẫn tới tình hình an ninh tại khu vực bất ổn;

- Việc giải tỏa, thu hồi đất còn gia tăng áp lực lên vấn đề quản lý xã hội tại địa phương, gây mất trật tự an ninh tại khu vực.

Tác động tới đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật

Việc tiến hành giải phóng mặt bằng cũng chặt phá nhiều cây cối và mất đi một phần các môi trường sống tự nhiên của động thực vật (hệ sinh thái nông nghiệp) bao gồm | thảm thực vật dọc theo dòng nước, từ đó làm gia tăng một vài tác động tiêu cực, song không ảnh hưởng đến các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng hoặc những khu cư trú quan trọng hoặc cần được bảo tồn

Tác động của việc phá bom mìn

Khu vực dự án có thể còn tồn lưu bom mìn sót lại trong lòng đất (dưới 3 - 5m so với bề mặt) từ thời kỳ chiến tranh. Nếu công tác rà phá bom mìn không được tiến hành nghiêm túc và triệt để trước khi tiến hành thi công công trình xây dựng cơ sở hạ tầng dự án, có thể sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến tính mạng con người và tài sản do nổ bom mìn. Xác suất xảy ra sự cố trong công tác rà phá bom mìn là không cao. Tuy nhiên khu vực dự án nằm trong khu dân cư nên trong trường hợp sự cố xảy ra có thể ảnh hưởng đến dân cư xung quanh. Ảnh hưởng này là lớn, tuy nhiên có thể kiểm soát được bằng cách hợp đồng với các đơn vị chuyên môn trong quân đội có nhiều kinh nghiệm xử lý bom mìn.

Gây ô nhiễm môi trường

Trong quá trình san lấp mặt bằng gây ô nhiễm đất, không khí và nguồn nước và tiếng ồn do phát sinh hoàn cảnh sinh hoạt của công nhân, các thiết bị máy móc được sử dụng. Cụ thể hơn sẽ được nêu trong giai đoạn thi công.

b) Tác động của dự án trong giai đoạn thi công

22 Trong quá trình xây dựng, chất lượng không khí còn bị ô nhiễm do: Các chất khí SO2, NOx, CO, THC do khói thải của thiết bị thi công. Các thiết bị trong giai đoạn này chủ yếu là xe ủi, xe lu và một số thiết bị khác. Số lượng các xe trong giai đoạn này tương đối ít, thời gian thi công ngắn nên không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng không khí xung quanh, đời sống người dân xung quanh và công nhân lao động.

Ô nhiễm không khí:

Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí: các chất ô nhiễm trong không khí chủ yếu được sinh ra từ các nguồn: quá trình đốt nhiên liệu vận hành các phương tiện vận chuyển , các máy móc, thiết bị thi công phát sinh ra khi thai co chưa bụi; quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng (đất, cát, đá, xi măng ): quá trình vận chuyển nếu không che chắn hợp lý , đất cát sẽ rơi vai va se bi gio cuốn đi gây bụi. Ngoài ra, sự di chuyển của các phương tiện vận chuyển sẽ kéo theo bụi từ đường lên; quá trình đổ cát, đá, xi măng từ trên xe xuống điểm tập kết vật liệu xây dựng; bụi phát sinh do quá trình san ủi đất đá làm nền đường, hoạt động trộn, đổ bê tông làm móng, mố, trụ cầu,… đó là nguồn phát thải chủ yếu các khí ô nhiễm như SO2, CO2, NO.. với nồng độ bụi và khí thải sẽ cao hơn mức bình thường từ 2,5 đến 4 lần. Bụi có ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trên cơ thể con người đặc biệt là cơ quan hô | hấp. Tác hại của bụi phụ thuộc vào tính chất hóa lý, độc tính, kích thước hạt và nồng độ bụi. Bụi phát sinh ảnh hưởng trực tiếp tới công nhân trên công trường và dân cư khu vực xung quanh.

Ô nhiễm từ khí thải: Chủ yếu là khí thải từ các loại phương tiện vận chuyển, các loại máy móc và xe chuyên dụng như: xe ben, xe tải, xe lu, máy đầm, máy trộn bê tông... Nhiên liệu sử dụng của các loại phương tiện trên chủ yếu là xăng, dầu diesel, các nhiên liệu này khi đốt cháy sẽ sinh ra khói thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí. Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải trên chủ yếu là SOx, NOx, COx, cacbua hydro, aldehyde và bụi. Ngoài ra, mùi tanh hôi do trầm tích hữu cơ, trầm tích sét và mùi thối của khí HF sinh ra do hoạt động nạo vét bùn đáy móng, lòng cầu trong quá trình xây cầu ảnh hưởng đến chất lượng không khí xung quanh. Diện tích cây xanh, thảm thực vật bị mất, diện tích mặt nước giảm làm tăng nhiệt độ không khí xung quanh của khu vực, gây nóng bức, khó chịu. Mùi hội còn phát sinh do trải nhựa dính bám.

Ô nhiễm từ chất thải rắn: Trong quá trình, giải phóng mặt bằng phát sinh chất thải rắn do phát quang cây cối, đập bỏ các nhà cửa, và công trình dân dụng trước đó thải ra. Tuy nhiên lượng chất thải này có được tận dụng để san lấp mặt bằng cho khu vực khác. Khi đến đổ đất san lấp, giải phóng mặt bằng chất thải rắn sinh hoạt từ người công nhân sẽ gây ô nhiễm đến môi trường.

Ô nhiễm tiếng ồn:

Các nguồn gây ồn bao gồm: Xe tải nặng vận chuyển vật liệu xây dựng, các thiết bị, máy móc xây dựng, trạm trộn bê tông, máy đóng cọc, hoạt động ủi đất, máy phát điện....

23 Nguồn ô nhiễm còn đến từ hoạt động trộn bê tông, hoạt động đóng cọc, các hoạt động đào đắp đất, san lấp mặt bằng để đào đất và san lấp mặt bằng, cần có một số máy móc thiết bị như máy xúc, máy ủi, máy kéo, máy san và ô tô tải. Các máy móc thiết bị này có thể tạo nên mức ồn. Bên cạnh đó, Tác động của độ rung Việc sử dụng các xe tải nặng để vận chuyển vật liệu xây dựng và các thiết bị, máy móc xây dựng như xe lu, đầm, cần cẩu... sẽ không chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn mà còn gây ra độ rung đáng kể tại khu vực thi công cũng như các vùng lân cận trong giai đoạn xây dựng cầu và đường.

Tác động đến môi trường nước:

Nước mưa chảy tràn qua khu vực mặt bằng dự án cuốn theo các thành phần ô nhiễm như đất cát, rác thải, căn, vi sinh vật, xăng, dầu,... có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm xung quanh khu vực xây dựng. Gây ngập úng cục bộ các khu vực trũng tại khu vực dự án, tạo điều kiện phát triển vi sinh vật gây bệnh như muỗi, côn trùng. Diện tích bê tông hóa tăng làm giảm diện tích thấm nước tự nhiên ảnh hướng tới nguồn nước ngầm, làm thay đổi vị trí các mạch nước, mực nước dần bị hạ thấp dần tới giảm chất lượng và khan hiếm nước ngầm. Diện tích cây xanh, thảm thực vật ven đường bị chặt bỏ làm tăng khả năng xói lở, rửa trội cục bộ, tăng độ đục của nước vào mùa mưa. Ngoài ra, còn có nước thải sinh hoạt Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày (tắm rửa, vệ sinh,...) của công nhân tại công trường.

Trong quá trình xây dựng cầu, tại khu vực nạo vét và vị trí đổ bùn nạo vét trong nước độ đục của nước tăng lên, làm giảm khả năng tiếp nhận ánh sáng, giảm hiệu suất quang hợp và độ bão hòa của oxy hòa tan cũng giảm trong thời gian ngắn. Do sự dao động của mặt nước nên các chất bẩn sẽ bị tách ra khỏi bùn thải và khuếch tán vào trong nước theo các tầng khác nhau gây ô nhiễm cho môi trường nước. Trong quá trình xây dựng cầu , một lượng đất cát, vật liệu xây dựng trên mặt bằng thi công sẽ rơi và lắng xuống các khe suối, kênh rạch làm gia tăng hàm lượng chất rắn và độ đục của nước. Nước các con rạch, con suối khu vực dự án sẽ bị dao động mạnh làm tăng độ đục tầng đáy, đất đá đổ đồng thời góp phần làm tăng độ đục của tầng mặt gây ảnh hưởng đến môi trường nước.

Tác động đến điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội

Quá trình thi công xây dựng dự án sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâu dài, mà hoạt động đền bù, giải tỏa có thể ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất, kinh tế (trồng trọt, chăn nuôi) của các hộ dân thuộc diện phải giải toả, di dời, ảnh hưởng tạm thời đến mức thu nhập và các điều kiện sinh sống của người dân. Công nhân xây dựng chủ yếu là thanh niên địa phương hoặc nơi khác tới nên trong quá trình làm việc có thể xảy ra mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự. Một vấn đề cũng khá quan trọng là các nguồn thải sinh hoạt từ công nhân trên công trường (như nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt) cũng có khả năng gây ra những tác động ô nhiễm đến môi trường.

24

c) Tác động của dự án trong giai đoạn vận hành

Tác động đến kinh tế - xã hội

Đất đai trên dọc tuyến đường sẽ có sự chuyển đổi mục đích sử dụng và biến động về giá đất, sự hình thành các cụm dân cư mới hoặc hình thành các chợ tự phát, các khu buôn bán dịch vụ cho khách qua đường, các quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng. Sau khi đưa vào khai thác thì diễn biến của các khu đất ven đường sẽ có sự chuyển đổi nhanh và phức tạp nếu như không có các định hướng về chiến lược sử dụng lâu dài. Sau khi đưa tuyến đường vào hoạt động, một phần đáng kể đất nông nghiệp, đất ruộng sẽ chuyển sang mục đích sử dụng khác có thể là kinh doanh, khu công nghiệp dịch vụ, dân cư đô thị chợ. Nếu việc phát triển không kiểm soát được như sự phát triển các vành đai kinh doanh hoặc công nghiệp có thể dẫn tới việc sử dụng đất không hiệu quả dọc theo tuyến đường.

Những tác động do môi trường bị ô nhiễm bởi bụi, chất thải có thể làm cho môi trường đất bị suy thoái, dẫn tới việc canh tác đất đai trở nên kém hiệu quả, năng suất cây trồng thấp. Sự xuất hiện tuyến đường chắc chắn sẽ có sự tái định cư dọc tuyến do phân bố lại lực lượng lao động, dân số sẽ thay đổi theo chiều hướng tăng (Tuy nhiên đây là tuyến đường cao tốc, trong thiết kế có hàng rào chắn vì vậy những tác động này sẽ chỉ ảnh hưởng ở những khu vực nhất định).

Tác động tới di sản văn hóa và lịch sử

Tại Việt Nam, các công trình văn hóa quan trọng như chùa, nhà thờ và công trình công cộng như trường học, bưu điện, nghĩa trang, v.v. sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp nên một số khía cạnh văn hóa địa phương sẽ bị tác động do các nguyên nhân sau: Gia tăng các cơ sở công nghiệp và dân cư trong vùng, từ đó có thể ảnh hưởng đến sự yên tĩnh và truyền thống văn hoá trong vùng; ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, rung động trong quá trình khai thác có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống văn hoá trong vùng. Ngoài ra, tác động của giao thông vận tải cũng gây ra sự phân cách khó khăn cho việc giao lưu trao đổi giữa các xã, thôn xóm bị chia cắt bởi tuyến đường sẽ càng gia tăng khi mật độ và tốc độ xe trên đường ngày càng cao. Từ đó kéo theo nguy cơ tai nạn giao thông ngày càng trầm trọng hơn.

Tác động của mức phí cao

Các dự án đường bộ cao tốc có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, trong khi nguồn thu chủ yếu có thể sụt giảm mạnh do tác động của nhiều yếu tố. Một trong số đó là mức phí quá cao khiến các đối tượng giao thông né tránh đường cao tốc. Hậu quả gây ra là công suất khai thác của đường cao tốc sẽ thấp, tức đầu tư lỗ, khiến việc kêu gọi các nguồn vốn ngoài ngân sách vào đầu tư, phát triển và hoàn thiện hệ thống đường cao tốc trên cả nước sẽ rất khó khăn. Mặt khác, nếu mức phí quá cao, giá cước vận tải sẽ tăng,

25 dẫn đến giá cả hàng hóa của nền kinh tế sẽ đội lên, gây khó khăn cho tiêu dùng và cuộc sống người dân.

26

Chương 5: Đề xuất giải pháp – kiến nghị 5.1 Về phía nhà nước

Chính phủ cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn vốn ngoài nhà nước cho các dự án giao thông PPP trước đây đã được Quốc hội phân bổ vốn theo kế hoạch, nếu không sẽ ảnh hưởng đến giải ngân vốn theo kế hoạch.

Đồng thời, khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm những tồn tại, hạn chế hiện nay đối với loại hình đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) để tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng giao thông khác theo phương thức đầu tư này, bảo đảm thực hiện thành công chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội về việc thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng.

Về sơ bộ tổng mức đầu tư, nguồn vốn và thu hồi vốn đầu, Chính phủ cần rà soát, bổ sung để bảo đảm tính đúng, tính đủ các chi phí cho dự án theo quy định. Về thu hồi vốn đầu tư, Chính phủ dự kiến sẽ thực hiện nhượng quyền thu phí các dự án thành phần của dự án (trong 5 năm đầu có thể thu hồi 18.300 tỷ đồng, trong 10 năm khoảng 37.881 tỷ đồng). Tuy nhiên, cơ chế nhượng quyền thu phí, tổ chức thu phí các dự án đường cao tốc do nhà nước đầu tư đến nay vẫn chưa được ban hành; việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng và công tác tổ chức thực hiện về thu phí tự động không dừng của các dự án giao thông BOT vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập chưa được khắc phục, do đó có thể ảnh hưởng lớn đến việc thu hút các nhà đầu tư tham gia nhượng quyền thu phí. Vì vậy, Chính phủ cần khẩn trương rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật, khắc phục những tồn tại hạn chế về nội dung này để bảo đảm thực hiện thành công việc nhượng quyền thu phí của dự án.

5.2 Về phía địa phương:

Việc giao quản lý khai thác mỏ vật liệu phải tính toán quy hoạch không gian phát triển mới, phát huy hiệu quả tối đa, người dân được hưởng lợi nhiều nhất từ các dự án cao tốc. Đối với việc quản lý khai thác mỏ vật liệu, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 60 và Nghị quyết 133 để tháo gỡ vướng mắc về nguồn vật liệu đất đắp nền đường. Song thực tế, hai Nghị quyết này vẫn chưa khắc phục triệt để các vướng mắc, chính vì vậy, yêu cầu Bộ TN&MT cần rà soát để sửa điều chỉnh nội dung quản lý khai thác mỏ nguyên vật liệu nhưng không gây phiền hà, thất thoát, chống tham nhũng, tiêu cực ở việc này. Nghị quyết đi vào cuộc sống nếu có điểm nào chưa phù hợp, các địa phương phải chủ động, nếu thấy bất hợp lý cần phải đề xuất, tham mưu cho Chính phủ, Bộ chuyên ngành để có điều chỉnh phù hợp với thực tiễn một cách kịp thời, nếu không sẽ thêm một bước thủ tục hành chính gây cản trở tiến độ thực hiện dự án. Các nhà thầu, chủ đầu tư cũng vậy, nếu thấy vướng

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (9) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)