Lợi ích mà xã hội nhận được khi thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (1) (Trang 45 - 48)

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC HÀ NỘI VINH

3.2.1 Lợi ích mà xã hội nhận được khi thực hiện dự án

Bên cạnh những chi phí như trên, dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam cũng đem lại nhiều lợi ích xã hội không thể phủ nhận. Trong đó, đáng kể nhất là những lợi ích sau:

Thứ nhất, giảm được giá trị thời gian tham gia giao thông.

Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, Bộ Giao thông Vận tải phân tích, với đặc điểm địa hình của Việt Nam trải dài từ Bắc tới Nam, hình chữ S rộng ở hai đầu, đoạn ở giữa hẹp, tài nguyên đất đai hạn chế do phía Tây là dãy núi Trường Sơn giáp Lào. Còn lại dải duyên hải ven biển có chỗ rất hẹp nên không thể phát triển nhiều trục đường bộ thay trục dọc. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình giao thông khối lượng chuyên chở lớn, tốc độ cao và chiếm dụng ít tài nguyên đất như đường sắt tốc độ cao.

Ngoài ra, về vị thế địa lý, điều kiện tự nhiên, sự phân bố dân cư và tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam cho thấy, khu vực hai đầu đất nước tập trung 85% dân cư và tạo ra 90% tổng sản phẩm quốc nội nhưng lại cách nhau tới 1.500 km. Do vậy, việc nối hai khu vực này bằng hệ thống giao thông vận tải tốc độ cao là cần thiết để đảm bảo vận chuyển, điều phối nguồn nhân lực giữa hai khu vực kinh tế lớn một cách nhanh nhất.

Cụ thể, để lượng hoá lợi ích này. Nếu một người đi lại vì mục đích công việc thì thời gian đi lại là thời gian không thể dùng để tạo ra thu nhập. Do vậy, giá trị một giờ đi lại sẽ tương đương giá trị một giờ thu nhập. Với tốc độ tăng thu nhập bằng tốc độ tăng GDP và một người lao động làm việc 20 ngày/tháng và 8 giờ/ngày thì giá trị thời gian của một giờ làm việc vào năm 2030 bằng 3.65 USD/giờ (tương đương 7000 USD/năm). Với khoảng 41033 hành khách vào năm 2030, mỗi hành khách tiết kiệm trung bình 2 giờ, thì lợi ích tiết kiệm thời gian trong năm 2030 dự kiến sẽ là 161.57 triệu USD. Giá trị của các năm sau được điều chỉnh, tính toán trong file excel đính kèm.

TN bình quân/giờ năm 2030 (USD) TN bình quân/năm năm 2030 (USD)

Thứ hai, giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu và hạn chế ô nhiễm không khí.

Bên cạnh việc làm giảm khối lượng tham gia giao thông của các phương tiện di chuyển cá nhân, xe khách liên tỉnh… tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sau hoàn thành còn làm giảm bớt lệ thuộc vào đường bay Hà Nội – TP.HCM và qua đó góp phần giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường bên ngoài. Đồng thời, còn tăng cường kết nối người tham gia giao thông, cho phép người dân sống ở những thành phố vệ tinh, giảm áp lực lên các đô thị lớn và từ đó, nâng cao chất lượng không khí, đồng thời, kích thích tăng trưởng cả nước.

Sự chuyển đổi phương thức từ đường hàng không và đường bộ sang ĐSCT cũng giúp giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và giảm lượng phát thải khí nhà kính. Đoạn tuyến phía Bắc ước tính sẽ tiết kiệm 340 nghìn tấn khí thải nhà kính/năm. Với giá 20 USD/tấn, lợi ích do giảm khí thải nhà kính sẽ vào khoảng 6,8 triệu USD vào năm 2030. (Chi tiết các năm tiếp theo đc tính toán trong file excel)

Thứ ba, góp phần hình thành nhanh chóng thành phố vệ tinh cho hai thành phố trung tâm Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Do tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, việc phát triển đô thị vệ tinh là một xu hướng chung của các đô thị lớn ở nước ta như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Vì vậy, công nghệ đường sắt cao tốc là chiếc phao cứu nguy nếu chúng ta biết chớp lấy, nó sẽ là công cụ hữu hiệu giúp các thành phố trung tâm giải quyết bế tắc về dân số và sự ùn tắc giao thông. Ở cự ly xa trung tâm 100-200 km (trên hai trục Hà Nội – Vinh và TP Hồ Chí Minh - Nha Trang) hiện đang còn nhiều mảnh đất có khả năng khai thác để lập thành phố vệ tinh có quy mô lớn. Thành phố vệ tinh này được kết nối với trung tâm thành phố bởi đường sắt cao tốc trong khoảng 1 giờ di chuyển thì người dân sẵn sàng chấp nhận.

Chỉ cần giải phóng mặt bằng và quy hoạch tổng thể một thành phố có hạ tầng hiện đại phục vụ các nhu cầu về dân cư, các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, giáo dục, y tế, văn hóa, vui chơi giải trí... cùng với một hạ tầng kỹ thuật hiện đại nhất thì nơi đây chính là vùng đất vàng vô cùng hấp dẫn các nhà đầu tư

Tại các vùng có đường sắt cao tốc đi qua sẽ làm giảm hẳn các phương tiện đường bộ. Nếu tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – Vinh có tốc độ 350 km/h thì toàn bộ hành khách trên tuyến đường này vào trung tâm Hà Nội sẽ bị đường sắt cao tốc thu hút, lượng xe khách liên tỉnh sẽ giảm trên 70% và xe ô tô con sẽ giảm không thấp hơn 50%. Trật tự giao thông sẽ lập lại an toàn, tiết kiệm và thân thiện với môi trường.

Thứ năm, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Đường sắt cao tốc Bắc Nam hoàn thành sẽ giải quyết một số lượng lớn nhu cầu di chuyển của hành khách, từ đó số lượng các phương tiện cá nhân, xe khách liên tỉnh… giảm sẽ làm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Dự báo đến năm 2030, khối lượng vận chuyển trên tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện nay là 12 - 13 triệu hành khách/năm. Sau năm 2030, nếu có thêm 2 đoạn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang thì có thể thu hút trên 32 triệu hành khách/năm. Với khối lượng vận chuyển lớn như vậy, đường sắt cao tốc Bắc Nam sẽ hạn chế tối đa gây cản trở giao thông và từ đó giảm tai nạn giao thông.

Thứ sáu, tuyến đường sắt tốc độ cao làm tăng năng lực tiếp cận cho ngành du lịch.

Du khách di chuyển đến các tỉnh thành nằm dọc tuyến đường như Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Vinh, Đồng Hới tiện lợi và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Những lợi ích của đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam khi được đưa vào vận hành rõ ràng không thể bị coi nhẹ bởi nó có khả năng lan tỏa sự phát triển trên khắp đất nước Việt Nam.

Thứ bảy, kích thích phát triển kinh tế địa phương.

Về tác động trong giai đoạn trước mắt, từ lúc khởi công các dự án đến khi cơ bản hoàn thành, cao tốc Bắc - Nam với tổng mức đầu tư gần 120.000 tỷ đồng sẽ tạo ra động lực rất lớn đối với các ngành khai thác mỏ, cung cấp sắt thép, vật liệu xây dựng… phục vụ thi công dự án. Đặc biệt, tuyến cao tốc này còn kết nối với nhiều tuyến quốc lộ, khu vực xung quanh tuyến đường cao tốc, các địa phương có thể xem xét để quy hoạch lại các khu kinh tế, khu công nghiệp, dựa vào lợi thế của đường cao tốc để phát triển kinh tế, tạo nguồn công ăn việc làm.

Về lâu dài, cao tốc Bắc - Nam sẽ tác động rất lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các địa phương. Chắc chắn sẽ có nhiều địa phương sẽ đột phá về kinh tế dựa trên lợi thế của đường cao tốc Bắc - Nam.

Các cơ hội việc làm tăng lên do công việc xây dựng tuyến đường sắt, việc đường sắt cao tốc đi vào vận hành sẽ làm gia tăng nhu cầu tuyển dụng và gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương do giao thông êm thuận và ùn tắc giao thông đỡ hơn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (1) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w