PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC HÀ NỘI VINH
3.2.5 Phân tích rủi ro của dự án
Hiệu quả của dự án phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố được dự báo trong khi lập dự án. Tuy nhiên, sai lệch rất dễ xảy ra, nhất là những biến động xảy ra trong tương lai => Thẩm định dự án cần phải đánh giá được sự ổn định của các kết quả tính toán hiệu quả của dự án => Sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để xem xét tác động của một yếu tố rủi ro đến hiệu quả dự án đầu tư.
Phương pháp phân tích độ nhạy là việc xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Độ nhạy của một nhân tố tác động đến dự án có thể được tính toán thông qua công thức:
Trong đó: e: Hệ số nhạy
Fi/Fi: Là mức biến động tương đối của chỉ tiêu đánh giá Xi/Xi: Là mức biến động tương đối của nhân tố ảnh hưởng
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu xác định độ nhạy của chỉ tiêu NPV và IRR khi nhân tố ảnh hưởng của dự án là vốn đầu tư ban đầu biến động 7%.
Cụ thể, sử dụng phần mềm Excel để tính toán, thu được kết quả như sau:
Khi vốn đầu tư tăng 7%:
Chỉ tiêu NPV chưa điều chỉnh NPV điều chỉnh IRR B/C Thvck
• Độ nhạy của NPV và IRR theo vốn đầu tư
e(NPV) -4.9969
Đầu tư đạt ngưỡng 11 456.3889
Đầu tư đạt ngưỡng 29 238.8508
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp từ phần mềm Excel
Độ nhạy e của NPV và IRR theo vốn đầu tư đều âm thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa chỉ tiêu NPV và IRR với vốn đầu tư.
Cụ thể, khi đầu tư tăng 1% thì NPV giảm 4.99% và IRR giảm 0.48%.
• Xét theo độ nhạy của NPV theo vốn đầu tư thì ngưỡng đầu tư hiệu quả là 11 456 triệu USD. Với vốn đầu tư > 11 456 triệu USD thì dự án không hiệu quả.
• Xét theo độ nhạy của IRR theo vốn đầu tư thì ngưỡng đầu tư hiệu quả là 29 238 triệu USD. Với vốn đầu tư > 29 238 triệu USD thì dự án không hiệu quả.
CHƯƠNG 4