nhân
a) Những mặt đạt được
- Nhận thức về bảo vệ môi trường của các tô chức kinh tế, các tầng lớp nhân đân được nâng lên rõ rệt; công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được tăng cường: hệ thống quy định, cơ chế, chính sách địa phương về bảo vệ môi trường được rà soát, bổ sung từng bước đồng bộ; nội dung bảo vệ môi trường đã được lồng phép vào các dự án, quy hoạch phát triển; công tác phòng ngừa, kiêm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường được chú trọng; Việc lập, thầm định đánh giá tác động môi trường được quan tâm; hoạt động thanh tra, kiểm tra về môi trường được đây mạnh; đầu tư cho công tác BVMT ngày càng tăng, ngoài ưu tiên bố trí ngân sách các cấp, đã thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án và đây mạnh huy động nguồn lực xã hội.
Chất lượng các thành phân môi trường trên địa bàn tỉnh dần được cải thiện. Môi trường nước mặt và môi trường không khí đã có sự chuyên biến tích cực, chất lượng môi trường đất ồn định và ở trạng thái tốt. Những vấn đề bức xúc, điểm nóng về môi trường từng bước được kiểm soát và tập trung giải quyết; Các khu công nghiệp đang hoạt động có Hệ thống xử lý nước thải tập trung; các doanh nghiệp có nguồn phát thải lớn đã thực hiện lắp đặt quan trắc tự động theo quy định; công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải có sự quan tâm, nỗ lực; tỷ lệ thu gom rác thải, tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh được nâng lên; không làm phát sinh thêm mới các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
b) Tôn tại, hạn chế và nguyên nhân
* Tồn tại, hạn chế:
- Hạ tầng kỹ thuật xử lý nước thải các cụm công nghiệp, đô thị chưa đồng bộ (20/30 CCN chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, chủ yêu là các CCN được thành lập từ trước do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư, hiện nay
không còn đất để xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung: một số CCN có từ 1-3 doanh nghiệp hoạt động, các doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn).
- Một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật BVMIT, thay đổi quy mô, công, suất chưa lập lại thủ tục môi trường hoặc được cơ quan phê duyệt có thẩm quyền chấp thuận, còn một số doanh nghiệp xử lý chất thải chưa đạt quy chuẩn cho phép, chưa được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đã đi vào hoạt động. Có trường hợp doanh nghiệp cô tình sai phạm trong việc xử lý chất thải, chôn lấp chất thải trong, khuôn viên dự án. Còn 7/26 cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc môitrường tự động nhưng chưa lặp đặt.
- Môi trường nước mặt và không khí mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn,bị ô nhiễm tại nhiêu khu vực: Mức độ ô nhiễm nước sông Cầu có xu hướng tăng. Chất lượng môi trường đất tại một số khu vực quanh các làng nghề, KCN, CCN, khu chăn nuôi tập trung, bãi chôn lấp rác thải đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, vô cơ (kim loại nặng) và vi sinh vật.
- Môi trường nông thôn tuy có cải thiện, nhưng chậm được khắc phục, nhất là rác thải sinh hoạt; mạng lưới thu gom, cơ sở hạ tầng cho xử lý rác thải chưa được đầu tư đồng bộ. Một số lò đốt, bãi chôn lắp rác công suât nhỏ, hệ thống xử lý chất thải không đảm bảo, đã bị hư hóng, xuông cấp, không đáp ứng dẫn đến rác thải tồn lưu tại các khu xử lý rác chưa được xử lý kịp thời. Trong khi đó việc bố trí điểm thu gom, xử lý rác thải tại nhiều địa phương còn gặp khó khăn. Việc tô chức thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 27/02/2020, Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 16/3/2020 của các địa phương còn lúng túng, chưa quyết liệt trong công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn, chưa chú trọng đầu tư kinh phí; việc xử lý khối lượng rác thải tồn lưu tại các khu xử lý, điểm tập kết còn chậm (trừ huyện Yên Dũng và Việt Yên); tỷ lệ thu tiền dịch vụ vệ sinh môi trường đạt tỷ lệ thấp 73,5% (thấp nhất là huyện Lục Ngạn).
- Chất thải từ trông trọt, chăn nuôi phát sinh lớn nhưng chưa có giải pháp xử ly hiệu quả; việc thu gom, xử lý vỏ bao bì thuôc bảo vệ thực vật chưa được thực hiện đông bộ, chưa có giải pháp xử lý đảm bảo quy định.
- Ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được xử lý triệt để. Nước thải tại các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm có dấu hiệu ô nhiễm bởi thành phần hữu cơ, dinh dưỡng vượt quy chuẩn cho phép do làng nghề chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung (trừ làng nghề nấu rượu truyền thống Vân Hà).
- Đầu tư xây dựng công trình bảo vệ môi trường còn khó khăn, nhất là việc triển khai thực hiện dự án nhà máy xử lý rác thải. Tiến độ xây dựng nhà máy đốt rác kết hợp phát điện tại thành phó Bắc Giang với công, suất 500 tấn/ngày đêm bị chậm tiên độ. Công tác triển khai cải tạo, đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thái tại , lò đốt rác, nâng cấp các khu xử lý rác thải còn chậm triển khai, tiến độ giải phóng mặt bằng khu xử lý rác thải tập trung tại huyện Hiệp Hòa và Lục Nam còn triển khai chậm.
- Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý thấp, còn 19/20 đô thị chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung (chiếm 95%). Hiện chỉ có thành phô
Bắc Giang có nhà máy xử lý nước thải, công suất 20.000 m3/ngày đêm.[10] - Việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại cấp huyện, xã còn hạn chế cả về biên chế và năng lực, việc tổ chức thanh ra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật vê bảo vệ môi trường tại cấp huyện còn chưa được thường xuyên, việc phát hiện và xử lý vị phạm chưa được kịp thời; do đó còn tình trạng xả trộm chất thải.
- Việc phối hợp với các ngành còn hạn chế, trong đó có sự chưa thống nhất trong các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường như đầu tư, xây dựng, thanh tra, kiểm tra; việc xử lý vi phạm, thẩm định, cấp phép môi trường còn thiếu người làm.
- Công tác phối hợp với giải quyết vấn đề môi trường vớt tỉnh-liên quan - được quan tâm chỉ đạo thực hiện: thường xuyên theo dõi giám sát nguồn thải ra sông Cầu khu vực giáp ranh tỉnh Bắc Ninh và đề nghị tỉnh Bắc Ninh giải quyết; tô chức làm việc với UBND tỉnh Bắc Ninh về việc giải quyết ô nhiêm do hoạt động xả thải từ sông Ngũ Huyện Khê.
* Các nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan:
+ Một số quy định của pháp luật còn thiếu đồng bộ (trong đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường); chưa đầy, đủ (như tiêu chuẩn, kỹ thuật, công nghệ xử lý chất thải, cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi xã hội hóa trong đầu tư về bảo vệ môi trường, ...)
+ Ngân sách địa phương còn hạn hẹp nên đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường chưa được chú trọng, hạ tầng thu _som, xử lý rác thải, thoát và xử lý nước thải chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; hạ tầng môi trường một số làng nghề được đầu tư nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả; các khu xử lý rác thải các huyện, xã chưa được đầu tư bài bản.
+ Do tình hình dịch bệnh (Covid 19), các cơ sở sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn về kinh tê, việc đâu tư các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường chậm được thực hiện.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Một số cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chưa nhận thức đầy đủ về công tác bảo vệ môi trường nên chưa sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, tô chức thực hiện; có nơi công tác bảo vệ môi trường chưa thực sự được coi trọng, nên sự vào cuộc còn thiếu quyết liệt, chưa cương quyết dẫn đến một số vẫn đề nổi cộm về môi trường chậm được giải quyết; một số cụm công nghiệp chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng doanh nghiệp thứ cấp đã đi vào hoạt động.
+ Sự phối hợp trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường giữa các sở, ngành và địa phương còn chưa chặt chẽ và thường xuyên (trong chấp thuận đầu tư, câp phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường). Công tác phối hợp với giải quyết vấn đề môi trường với tỉnh liên quan được quan tâm nhưng chưa thường xuyên, chưa có sự giám sát chặt chẽ các nguồn thải đồ vào lưu vực song
Cầu đối với các cơ sở thuộc địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
+ Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường chưa thực sự có hiệu quả, chưa tạo được chuyền biến mạnh mẽ về hành động trong cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trang bảo vệ môi trường.
+ Ý thức về bảo vệ môi trường của một bộ phận doanh nghiệp và người dân chưa được chuyền biến thành ý thức tự giác thực hiện, còn tình trạng đồ rác thải sinh hoạt ra nơi công cộng, xử lý chất thải không đạt quy chuẩn môi trường.
+ Công tác thanh tra, kiêm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất còn chưa chủ động và thường xuyên, nhất là cấp huyện, cấp xã, nhiều nơi còn tư tưởng né tránh; đùn đây; bị động
+ Đầu tư, chỉ thường xuyên từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực trong xã hội cho bảo vệ môi trường còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp năng lực hạn chế, đầu tư manh mún, không đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường theo quy định dẫn đến hiệu quả xử lý chất thải thấp,
+ Hạ tầng thu gom, xử lý rác thải, cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải đô thị, quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa chưa đáp ứng được nhu câu thực tế. Quy hoạch làng nghề tập trung chưa được triển khai hiệu quả. Các khu xử lý rác thải tập trung ở huyện, xã chưa có thủ tục môi trường còn phổ biến, chưa được đầu tư bài bản, các lò đốt rác không đạt quy chuẩn... trong khi lượng rác thải sinh hoạt, vỏ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng, ô nhiễm môi trường làng nghề, cơ sở chăn nuôi, cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng, lượng rác thải tồn lưu ngày càng lớn chưa có giải pháp xử lý hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn chưa có Nhà máy xử lý rác thải tập trung.
+ Cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích xử lý chất thải chưa đồng bộ nên chưa thu hút được các nhà đầu tư tích cực triển khai đầu tư các nhà máy, công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
+ Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác thu gom, xử lý rác thải, nước thải tại khu vực nông thôn còn hạn chế. Hầu hết tổ, đội vệ sinh môi trường do UBND xã, thôn thành lập gặp khó khăn trong công tác thu phí, thu không đủ chi do vậy việc thu gom, xử lý rác thải chưa triệt để, nước thải khu dân cư, xử lý chất thải nghĩa trang chưa được quan tâm.