1. Giới thiệu tổng quan về nhà máy
3.2.4 Giảm thiểu chất thải rắn
Giải pháp thu hồi bia non từ men thải
Trong 4 ngày đầu của quá trình lên men người ta tiến hành thu hồi men, lúc này men đạt cực đại, nó kết thành từng mảng lớn rồi xuống đáy, lúc này độ lên men thấp thì tiến hành thải men. Để tránh hiện tượng men chết đóng cặn ở đáy côn và làm tắc đường ống, đồng thời làm sạch bia thì công nhân liên tục phải xả men hàng ngày. Hiện tại lượng men này được đổ vào dòng thải và gây lãng phí lượng bia non và làm tăng tải lượng ô nhiễm nước thải.Giải pháp này có thể thực hiện được ngay, tuy nhiên chỉ làm giảm tải ô nhiễm trong dòng thải còn lượng bia dư có giá trị thất thoát theo nấm men đổ xuống cống. [2]
Phân tích chi phí lợi ích của biện pháp
Các chi phí và lợi ích của quá trình giảm thiểu chất thải rắn sẽ được tính toán chi tiết, cụ thể cho mỗi loại nguyên nhiên liệu như sau:
Lượng men dư:
+ Lượng men được tách ra mỗi ngày tại nhà máy là 4000kg/ngày (Men ướt có độ ẩm khoảng 83%)
+ Lượng men chất lượng tốt để tuyển chọn làm men giống chiếm 35%, thu được dung dịch loãng là: 4000 x 35% = 1400kg/ngày
26
Tách nước, tuyển chọn men thu được lượng men giống khoảng 200l/ngày + Như vậy, lượng bã dư thu được sẽ là: 4000 x 65% = 2600 kg/ngày
Lượng bã dư này sẽ được tách dịch bia bằng chiết ly tâm, đạt độ ẩm 60%
Do đó với 2600 kg bã dư ở độ ẩm 83% sẽ thu được 1884 kg bã malt/ngày có độ ẩm là 60%. Bã malt thu được sẽ được bán cho các cơ sở chăn nuôi gia súc làm thức ăn. Lượng bia thành phẩm thu hồi lại là: 2600 - 1884= 714 kg bia/ngày (Xấp xỉ 500l bia/ngày)
Tính toán chi phí tiết kiệm được trong 1 ngày của nhà máy:
Bảng 3.9 Tổng chi phí tiết kiệm được của giải pháp tận thu bã men
Loại sản phẩm Số lượng Đơn vị Giá thành Tiền kiếm được
Men giống 200 Thùng
(50l) 90.000/thùng
450.000 VNĐ
Bã Matl 2600 Kg 800 đồng/kg 2.080.000 VNĐ
Bia 500 Lít 9000 đồng/lít 4.500.000 VNĐ
Tổng cổng chi phí tiết kiệm được/ngày 7.030.000 VNĐ
Số tiền tiết kiệm được trong vòng 1 tháng (28 ngày làm việc) là: 7.030.000 x 28 = 196.840.000 VNĐ/tháng
Tính toán chi phí cho việc đầu tư trang thiết bị lắp đặt và vận hành hệ thống tận thu bã men bia:
Bảng 3.10 Tổng chi phí lắp đặt của giải pháp tận thu bã men
Hạng mục Số lượng Thành tiền
Máy ly tâm 1 700.000.000 VNĐ
Bể chứa inox 3 48.000.000 VNĐ
Bơm Inox 2 110.000.000 VNĐ
Van, đường ống, phụ kiện 22.000.000 VNĐ
Nhân công lắp đặt 40.000.000 VNĐ
Tổng chi phí lắp đặt 920.000.000 VNĐ
27
Bảng 3.11 Tổng chi phí vận hành và bảo trì của giải pháp tận thu bã men
Loại chi phí Số lượng Giá tiền Thành tiền
Bảo trì trang thiết bị 1.200.000 VNĐ/tháng 1.200.000 VNĐ Điện tiêu thụ 60kWh/ngày 1.750 VNĐ/kWh 105.000 VNĐ Nhân công (vận hành hệ
thống và đóng bao bã malt)
2 250.000 VNĐ/ngày 500.000
Tổng chi phí vận hành trong vòng 1 tháng (28 ngày làm việc) là:
1.200.000 + 105.000 x 28 + 500.000 x 28 = 18.140.000 VNĐ/tháng Tính toán thời gian thu hồi vốn ta áp dụng công thức sau:
𝑇 = 𝐼
S − C − I. r
Trong đó: T là thời gian hòa vốn
S là tổng chi phí tiết kiệm được
C là tổng chi phí vận hành
r là lãi suất theo thời điểm hiện tại, tính theo 2018, hiện nay lãi suất là 10%/năm
Tính toán thời gian thu hồi vốn của biện pháp tận thu bã men tại nhà máy:
𝑇 = 920.000.000
28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận
Nhà máy Bia Công Ty TNHH Sài Gòn – Nghệ An có công suất tương đối lớn. Nhà máy đã góp phần không nhỏ vào ngân sách tỉnh Nghệ An cũng như giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương. Tuy nhiên, các chất thải được thải ra từ nhà máy đã làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân địa phương, gây bức xúc cho cộng đồng dân cư sống xung quanh.
Nước thải của nhà máy phát sinh từ 2 nguồn chính: Từ các hoạt động sản xuất bia và hoạt động sinh hoạt của công nhân tại nhà máy. Lượng nước thải phát sinh nhiều nhất do hoạt động sản xuất của nhà máy là 71.24 m3 / ngày.
Chất thải rắn phát sinh từ công đoạn sản xuất chủ yếu là bã bia, có thành phần chính là các chất hữu cơ, giàu dinh dưỡng, có thể tận thu để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Lượng bã bia trung bình một ngày khoảng 828.57 kg/ngày.
Căn cứ tình hình sản xuất thực tế tại công ty.Đối với giải pháp tận thu và tái sử dụng nước, công ty thu hồi được 67,69 m3 nước /ngày và còn tiết kiệm được 20.160.000 đồng/tháng, thời gian hoàn vốn là 24.62 tháng. Khi áp dụng giải pháp lắp đặt hệ thống lọc bụi đơn giản thu hồi bột malt và bột gạo khu vực nghiền nguyên liệu, công ty tiết kiệm được 8.008.000 đồng /tháng và thời gian hoàn vốn là 13.9 tháng. Khi áp dụng tận thu bã men, công ty tiết kiệm được 196.840.000 đồng/ tháng và cần 10.6 tháng công ty sẽ thu hồi vốn. Như vậy tổng số tiền tiết kiệm được là :225.008.000 đồng
2. Kiến nghị
Các giải pháp cho thấy việc tìm các cơ hội giảm thiểu chất thải và tiết kiệm tài nguyên của Công ty TNHH Sài Gòn – Nghệ An là hoàn toàn có thể thực hiện được. Công ty cần tăng cường công tác kiểm tra, quan trắc việc tuân thủ các quy định môi trường của các phân xưởng. Cần nâng cao kiến thức cho mỗi thành viên trong nhà máy về vấn đề bảo vệ môi trường, về lợi ích của các chương trình giảm thiểu chất thải từ các giải pháp kiểm toán chất thải.
29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2016), Bài giảng học phần Kiểm toán chất thải
2.Báo cáo “ Kiểm toán chất thải nhà máy sản xuất bia Hà Nội – Mê Linh” 3.Báo cáo “ Kiểm toán chất thải Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Nghệ An” 4.QCVN 40:2011/BTNMT (cột B): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
5. QCVN 26:2010/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
6. QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. 7. https://chatluongthucpham.com/quy-trinh-cong-nghe-san-xuat-bia/