1.5.3.3. Vùng ven biển Quảng Trị, Thừa Thiên, Bắc Quảng Nam:
Chế độ thủy triều ở vùng này hầu hết là bán nhật triều không đều, có những khu vực bán nhật triều xen giữa (vùng lân cận cửa Thuận An).
Vùng Quảng Trị, Thừa Thiên hầu hết các ngày trong tháng đều có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, cách khoảng trên dưới 6 giờ, riêng vùng bắc Quảng Nam, triều lên xuống phức tạp hơn và tính chất nhật triều bắt đầu rõ dần. Mỗi
tháng có từ 5 10 ngày chỉ có 1 lần triều lên và 1 lần triều xuống trong ngày.
Trong khu vực bán nhật triều không đều, cứ khoảng nửa ngày có 1 lần triều lên và 1 lần triều xuống nhưng có sự chênh lệch giữa 2 độ cao nước lớn trong ngày, giữa 2 độ cao nước ròng trong ngày và giữa các giờ triều dâng với nhau, các giờ triều rút với nhau.
Độ lớn triều giảm dần từ Cửa Việt tới Thuận An và tăng dần từ đây đến Đà Nẵng. Trong kỳ nước cường độ lớn triều Cửa Việt khoảng trên dưới 0,5m, tại Đà Nẵng khoảng trên dưới 1m. giữa kỳ nước cường và kỳ nước kém, độ lớn triều chênh lệch nhau không nhiều.
1.5.3.4. Vùng ven biển từ giữa Quảng Nam tới bắc Nam Bộ:
Khu vực này chủ yếu là chế độ nhật triều không đều, mà ở 2 đoạn phía bắc và phía nam tính chất nhật triều càng yếu dần, chính vì vậy mà tại các khu vực chuyển tiếp như vùng lân cận Cù- Lao - Chàm và vùng từ Phan Thiết đến Kê Gà, chế độ thủy triều phức tạp hơn.
Hình 1.8 Đường biểu diễn mực nước triều trong một tháng tại Đà Nẵng
Tại Quy Nhơn và vùng biển Quảng Ngãi đến Nha Trang, hàng tháng số
ngày nhật triều chiếm khoảng 18 22 ngày, vào các kỳ nước kém thường có
thêm một con nước nhỏ hàng ngày. Ở các khu vực chuyển tiếp về phía bắc và
16
Thời gian triều dâng thường lâu hơn thời gian triều rút, độ lớn triều khoảng từ 1,5
2m. Trong kỳ nước cường nói chung biên độ triều ít thay đổi trong suốt chiều
dài của đoạn bờ biển này, trong đó lớn nhất là từ mũi La Gàn trở vào.Giữa kỳ nước cường và kỳ nước kém biên độ triều chênh lệch nhau đáng kể. Trong kỳ nước kém, triều chỉ lên xuống khoảng 0,5m.