Kết luận chương 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp mô phỏng kiểm bền hệ thống khung gầm xe ô tô (Trang 71 - 73)

Chương 5 đã xây dựng bài toán kiểm bền mỏi cho khung xe tải, đánh giá khả năng chịu tải trọng động của khung khi xe di chuyển trên các loại đường khác nhau theo tiêu chuẩn ISO 8608:1995. Đồng thời kiểm tra, đánh giá cải tiến thêm chi tiết, thay đổi độ dày khung, thay thế vật liệu khung để xe có thể hoạt động trên khu vực rộng hơn.

Số chu kỳ chịu mỏi giảm dần khi độ xấu của đường tăng, đồng thời tăng khi khung được sử dụng vật liệu tốt hơn cũng như chi tiết dày hơn.

63

KẾT LUẬN

Luận văn đã xây dựng được phương pháp kiểm tra và đánh giá độ bền tĩnh và bền mỏi của khung xe dựa trên phần mềm phân tích mô phỏng Hyperworks. Tải trọng động được nhập vào phần mềm Hyperworks được xác định từ phần mềm mô phỏng động lực học Amesim.

Luận văn đã đưa ra quy trình xây dựng mô hình phần tử hữu hạn, phân tích và xây dựng các liên kết cho mô hình. Sau đó xây dựng bài toán kiểm tra bền tĩnh, bài toán được thực hiện trong trường hợp xe đạt tải trọng tối đa, khung xe đủ bền, ứng suất thu được là nhỏ hơn nhiều so với ứng suất giới hạn.

Luận văn đã xây dựng sơ đồ động lực học trên phần mềm Amesim, có thể kiểm tra và đánh giá tải trọng động tác dụng lên hệ thống treo liên tục trên các loại đường khác nhau, các vận tốc khác nhau.

Luận văn khảo sát độ bền mỏi khung xe trong trường hợp đi trên các loại đường theo tiêu chuẩn ISO, các loại đường được nhập vào phần mềm Amesim và tính toán ra tải trọng động. Qua kiểm tra và đánh giá, thấy được rằng xe chạy trên đường CD là không đủ độ bền khi chịu tác dụng của tải trọng động vậy nên, dựa vào lý thuyết bền mỏi, vật liệu tốt hơn đã được sử dụng để thay thế và đánh giá lại kết quả. Dựa và tổn thương lớn nhất, kiểm tra được vị trí kết cấu yếu trong việc chịu tải và thay thế. Kết quả trả về là khung xe đã tăng tuổi thọ và đạt điều kiện đủ bền trong trường hợp tải trọng động.

Trong mỗi lần xây dựng bài toán và thử nghiệm các trường hợp, các đánh giá được đưa ra, kết luận rằng các trường hợp đều đúng đắn về mặt lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu, xây dựng và kiểm tra độ bền có thể tin tưởng, xây dựng tương tự cho các bộ phận khác.

Một số hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo:

• Luận văn chưa kiểm tra bền khung khi xét tới các trường hợp xe chuyển động thẳng đều có lực kéo cực đại, khi xe phanh với lực phanh cực đại,… có thể sẽ là các hướng nghiên cứu tiếp theo.

• Kết quả chưa có thực nghiệm để kiểm tra tính chính xác của kết quả. • Khung xe đủ bền sau khi thay thế vật liệu, từ đó có thể tiến hành việc cải

tiến theo phương hướng tối ưu hóa bằng cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ.

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] http://hyundai-thientruong.vn/tong-quan-nganh-xe-thuong-mai-viet- nam-truck-bus/

[2] https://vastmedia.vn/thi-truong-xe-tai-tang-truong-manh-me-sau-dich- covid-19/

[3] https://news.oto-hui.com/suc-hap-dan-tu-thi-truong-xe-tai-viet-nam/ [4] Nguyễn Tiến Dũng, Võ Văn Hường, Dương Ngọc Khánh, Đàm Hoàng

Phúc, Xe chuyên dụng, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

[5] https://tadatruck.vn/3-cach-phan-loai-xe-cho-hang-pho-bien-hien-nay/ [6] Nguyễn Mạnh cường, Trần Ích Thịnh, Phương pháp phần tử hữu hạn,

NXB Giáo dục, 2011.

[7] Altair University, Student guide, 2015.

[8] Altair University, Pracical Aspect of Finite Element Simulation, 2015. [9] https://www.sestructures.com/foundations_rbe2_vs_rbe3.php [10] HyperWork 2020 Manuals Source: file:///C:/Program%20Files/Altair/2020/help/hwsolvers/os/topics/solve rs/os/analysis_seamweld_fatigue_c.htm?zoom_highlightsub=Seam+W eld [11] https://advancecad.edu.vn/tong-quan-ve-altair-optistruct/ [12] http://visi.com.vn/simcenter-amesim-giai-phap-mo-phong-he-thong- 1d.html. [13] ISO 8608:1995.

[14] Nguyễn Trọng Hoan, Tính toán thiết kế ô tô, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2019

[15] Trương Đặng Việt Thắng, Trịnh Minh Hoàng, Nguyễn Trọng Hoan,

Nghiên cứu xác định tải trọng động tác dụng lên khung sơ mi - rơ moóc,

2018

[16] Jones, Michael F Ashby & David RH, Engineering Materials, Elsevier Ltd., 2012.

[17] ROBERT C. JUVINALL, KURT M. MARSHEK, Fundamentals of Machine Component Design, John Wiley & Sons, Inc, 2012.

[18] https://www.chetaomay24h.com/2019/01/nhung-nhan-to-anh-huong- en-suc-ben-moi.html.

[19] Yung-Li Lee, Jwo. Pan, Richard B. Hathaway and Mark E. Barekey,

Fatigue testing and analysis: Theory and practice, Elsevier, 2005. [20] Altair University, Learn Fatigue Analysis with Altair OptiStruct, 2018.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp mô phỏng kiểm bền hệ thống khung gầm xe ô tô (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)