3 Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 159 - 160)

1 Thƣờng xuyên rà soát các văn bản liên quan đến phát triển du lịch đã ban hành, kịp thời điều chỉnh các cơ chế chính sách một cách phù hợp với thực tế phát

triển du lịch trên địa bàn trong từng giai đoạn Nâng cao hiệu lực QLNN đối với điểm đến du lịch Hải Dƣơng Khẩn trƣơng xây dựng và kiện toàn bộ máy QLNN về du lịch từ cấp tỉnh đến cơ sở theo hƣớng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả Đồng thời, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch trong chỉ đạo điều hành Nâng cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu chính quyền các cấp trong tổ chức triển khai, quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn

2 Tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch hợp tác công tƣ, hợp tác phát triển theo chuỗi trên nền tảng số hoá nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong cung cấp dịch vụ du lịch; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành, tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Quản lý chặt chẽ chất lƣợng dịch vụ hệ thống khách sạn, các doanh nghiệp lữ hành, đội ngũ hƣớng dẫn viên và các cơ sở DVDL; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thuế, phí để chống thất thu trong hoạt động du lịch

3 Đẩy nhanh việc triển khai việc áp dụng các quy định, tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) trong lĩnh vực lƣu trú, tổ chức sự kiện, du lịch MICE, áp dụng Chƣơng trình tổng thể về quản lý chất lƣợng DVDL trên địa bàn Tuyên truyền, vận động các cơ sở dịch vụ áp dụng, nâng cao chất lƣợng theo TCVN, tiêu chuẩn ISO phù hợp tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ du lịch của khu vực và quốc tế

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch việt nam trong bối cảnh mới trường hợp tỉnh hải dương (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w