6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.3.2. Nguyên tắc giải quyết và công cụ nâng cao hiệu quả kinh doanh
a. Nguyên tắc giải quyết nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Đảm bảo tuân thủ các quy luật của nền kinh tế thị trường, tuân thủ đường lối, định hướng, sự điều tiết vĩ mô của nhà nước: Nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, do đó mọi chủ thể tham gia đều phải tuân theo quy luật kinh tế thị trường chủ yếu là quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị và sự điều tiết nhà nước thông qua hệ thống luật pháp, chính sách, đòn bẩy kinh tế.
- Nguyên tắc giải quyết phải xét trên cả hai mặt định lượng và định tính: Về định lượng, hiệu quả kinh tế phải được thể hiện trong mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu, giảm chi. Về định tính, trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, khi đánh giá hiệu quả của hoạt động cụ thể nào đó không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết
quả đạt được mà còn đánh giá chất lượng của kết quả ấy. Có rất nhiều biện pháp nhằm tăng doanh thu, doanh nghiệp có thể đưa ra những biện pháp phù hợp với tình hình của công ty mình. Nhưng nếu như doanh thu tăng nhưng chi phí cũng tăng đáng kể sẽ dẫn đến việc không đạt hiệu quả kinh doanh, do đó, doanh nghiệp cần kết hợp giữa tăng doanh thu và giảm chi phí. Công ty có thể đưa ra những chiến lược giảm chi phí các nguồn lực đầu vào, sử dụng các công cụ tiết kiệm chi tiêu ở mức tối thiểu.
- Dựa trên năng lực hoạt động của công ty: Năng lực hoạt động của doanh nghiệp
được đánh giá dựa trên quy mô vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, chất lượng nguồn nhân lực và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai… từ đó để có thể đưa ra giải pháp phù hợp về chính sách, kế hoạch cho doanh nghiệp theo sự vận động của thị trường đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Đảm bảo tính chính xác của số liệu tính toán: Các số liệu tính toán, đánh giá các chỉ tiêu phải là số liệu chính xác, phản ánh khách quan hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu hiệu quả là các chỉ tiêu rất quan trọng đối với hoạt động quản trị của doanh nghiệp.
- Đánh giá hiệu quả phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau: Để có cái nhìn chính xác khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả cho hoạt động quản trị của doanh nghiệp thì phải sử dụng nhiều chỉ tiêu đánh giá về nhiều mặt khác nhau của doanh nghiệp.
b. Công cụ nâng cao hiệu quả kinh doanh
❖ Công cụ kế hoạch
Là tập hợp các mục tiêu và phương thức để đạt được mục tiêu. Lập kế hoạch là quyết định trước xem trong tương lai phải làm gì? Làm như thế nào? Làm khi nào và ai làm? Đạt được gì? Công cụ kế hoạch giúp thúc đẩy nhanh chóng qua trình phân công lao động, tạo điều kiện vật chất cho sự vận động thị trường, tạo điều kiện cho cung cầu gặp nhau.
- Chiến lược: là hệ thống các đường lối và biện pháp chủ yếu nhằm đưa hệ thống đạt đến những mục tiêu dài hạn. Nội dung của chiến lược bao gồm:
• Các đường lối tổng quát, các chủ trương mà hệ thống sẽ thực hiện trong một khoảng thời gian đủ dài.
• Mục tiêu dài hạn cơ bản của hệ thống.
• Các phương thức chủ yếu để đạt được mục tiêu đó. Sau một giai đoạn chiến lược, hệ thống phải đạt tới một trình độ phát triển vượt bậc với những mục tiêu đặc trưng cho trình độ này.
- Quy hoạch: là tổng thể các mục tiêu và sự bố trí, sắp xếp các nguồn lực để thực hiện mục tiêu theo không gian và thời gian.
- Kế hoạch trung hạn: thường là kế hoạch 5 năm để cụ thể hoá các mục tiêu, giải pháp được lựa chọn trong chiến lược. Các chiến lược được cụ thê hoá ở trong bản kế hoạch 5 năm của công ty giúp cho công ty có định hướng rõ ràng để phát triển, tránh trường hợp đi lệch so với định hướng chiến lược ban đầu.
- Chương trình mục tiêu: được xây dựng rất phổ biến nhằm xác định đồng bộ các mục tiêu, các chính sách, các bước cần tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng để thực hiện một ý đồ lớn, một mục đích nhất định nào đó của doanh nghiệp. Chương trình thường gắn với các ngân sách.
- Kế hoạch năm: là sự cụ thể hoá nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội căn cứ vào định hướng mục tiêu chiến lược và vào kế hoạch trung hạn, vào kết quả nghiên cứu để điều chỉnh các căn cứ xây dựng kế hoạch cho phù hợp với điều kiện của năm kế hoạch.
- Dự án là tổng thể các hoạt động, các nguồn lực, các chi phí được bố trí chặt chẽ theo thời gian.
- Ngân sách là bảng tường trình bằng con số sự huy động và phân bổ các nguồn lực cho các chương trình và dự án trong một giai đoạn nhất định.
❖Công cụ pháp luật
Đây là phương pháp Nhà nước sử dụng các quy định trong hệ thống luật pháp và thông lệ trong thương mại dịch vụ để hướng dẫn, điều chỉnh các hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động trao đổi để mua bán hay cung cấp dịch vụ trên thị trường. Một hệ thống pháp luật tiến bộ sẽ là công cụ hữu hiệu thực hiện mục tiêu đã đặt ra trước đó. Nội dung của công cụ pháp luật thể hiện ở chỗ Nhà nước ban hành và sử dụng các loại luật và văn bản cụ thể hoá luật để quản lý thương mại dịch vụ như các văn bản về doanh nghiệp, luật đầu tư, luật thương mại, các văn bản khác về vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, môi trường…. Công cụ này vừa tạo sự bình đẳng cho các thành phần kinh tế vừa để điều chỉnh, hạn chế những mặt trái của kinh tế thị trường. Quản lý Nhà nước bằng công cụ pháp luật thay dần quản lý bằng các quy định hành chính mang nặng tính áp đặt chủ quan. Nó có vai trò hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra hoạt động của các chủ thể thương mại trên thị trường. Để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp cần tận dụng sự tác động của công cụ pháp luật để có thể tính toán những điều kiện khách quan và hiệu quả kinh tế và xây dựng mục tiêu phát triển cho chính doanh nghiệp mình.
❖ Chính sách marketing
Tăng doanh thu cung cấp dịch vụ, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. Để hoạt động marketing thực sự mang lại hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa những người phụ trách các bộ phận khác nhau, đòi hỏi mỗi người phải nắm được nhiệm vụ riêng của mình và nhiệm vụ chung của toàn phòng. Do đó nhân viên
phải là người có trình độ, hiểu biết, có kinh nghiệm về nghiên cứu thị trường, nắm bắt được nhu cầu khách hàng, đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của công ty cũng như những cơ hội và thách thức từ bên ngoài giúp nhà quản lý đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
❖ Chính sách tài chính
Chính sách tài chính trong kinh tế học vĩ mô là chính sách tác động tới nền kinh tế thông qua chế độ thuế và đầu tư công. Chính sách tài chính là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế. Chính sách tài chính ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu kinh tế là ổn định giá cả, việc làm đầy đủ và tăng trưởng kinh tế. Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính là công cụ giúp Chính phủ điều tiết kinh tế thông qua chính sách chi tiêu và thuế. Trong những điều kiện bình thường, chính sách tài chính được sử dụng để tác động đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái hay phát triển quá mức thì chính sách tài chính trở thành công cụ giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
Về lý thuyết, chính sách tài chính là một công cụ để khắc phục thất bại của thị trường. Thông qua thực hiện chính sách chi tiêu và thu chi ngân sách hiệu quả của Chính phủ, các nguồn lực trong nền kinh tế được phân bổ một cách hiệu quả. Mục tiêu chính của chính sách tài khóa là làm giảm quy mô biến động của sản lượng trong chu kỳ kinh doanh. Mục tiêu này dẫn tới quan điểm cho rằng Chính phủ cần điều tiết hoạt động của nền kinh tế.
Trong chính sách tài chính, hai công cụ chính được sử dụng là chi tiêu của chính phủ và thuế. Hoạt động chi tiêu của chính phủ sẽ bao gồm hai loại là: chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ, tức là Chính phủ sử dụng ngân sách để mua vũ khí trang bị, xây dựng đường xá, cầu cống và các công trình cơ sở hạ tầng, trả lương cho đội ngũ cán bộ nhà nước... và chi chuyển nhượng là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng chính sách như người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội. Có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản… nhưng cơ bản thuế được chia làm 2 loại đó là thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp lên tài sản, thu nhập của người dân và thuế gián thu là loại thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH