6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.3. Nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1. Nội dung nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
a. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng mọi nguồn lực để đạt mục tiêu được của toàn doanh nghiệp hay một bộ phận của nó. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp do các hiệu quả kinh doanh bộ phận hợp thành. Ta có thể dựa vào một số các hiệu quả sau đây để đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp của doanh nghiệp.
❖Hiệu quả chi phí
Chi phí doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của việc sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh mà qua đó doanh nghiệp tạo ra được sản phẩm và thực hiện được sản phẩm trên thị trường. Để biết một doanh nghiệp sử dụng chi phí có hiệu quả hay không, ta phải xét tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này cao và tăng qua các năm chứng tỏ trình độ sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp ngày càng cao.
❖ Hiệu quả doanh thu
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện được do việc bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho hàng hàng mang lại. Đây là cơ số quan trọng để xác định kết quả tài chính cuối cùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.
Tăng doanh thu là tăng lượng tiền của doanh nghiệp đồng thời tăng lượng hàng bán ra thị trường khi được thị trường chấp nhận. Tổng doanh thu có quan hệ tỷ lệ thuận với tổng mức lợi nhuận. Nếu doanh thu của doanh nghiệp tăng lên thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên một cách tương ứng. Dựa vào doanh thu có thể đánh giá được một phần nào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm thông qua doanh thu theo thị trường.
❖ Hiệu quả lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản xuất thặng dư do kết quả lao động của con người mang lại. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Để biết được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không, có thể dựa vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí để so sánh giữa các năm và đánh giá hiệu quả hiện tại của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này cao và tăng qua các năm thì có thể kết luận hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.
b. Hiệu quả kinh doanh bộ phận
Hiệu quả kinh doanh bộ phận đánh giá trình độ sử dụng nguồn lực cụ thể như lao động, vốn... theo mục tiêu đã xác định. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả chung về kinh tế - xã hội. Vì tính chất này mà hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động không đại diện cho tính hiệu quả của toàn bộ doanh nghiệp, chỉ phản ánh tính hiệu quả sử dụng một nguồn lực các biệt cụ thể. Việc phân tích hiệu quả trong từng lĩnh vực cụ thể là để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
❖ Hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả sử dụng lao động là kết quả mang lại từ các chính sánh quản lý và sử dụng lao động. Kết quả lao động đạt được là doanh thu lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ kinh doanh và việc tổ chức, quản lý lao động có thể là khả năng tạo việc làm của mỗi doanh nghiệp.
Muốn sử dụng lao động có hiệu quả thì người quản lý phải tự biết đánh giá chính xác thực trạng tại doanh nghiệp của mình. Trên cơ sở đó có những biện pháp, chính sách đối với người lao động thì doanh nghiệp mới nâng cao được năng suất lao động, việc sử dụng lao động mới thực sự có hiệu quả. Để xác định được hiệu quả sử dụng lao động cần phải tính được doanh lợi bình quân một lao động, năng suất lao dộng bình quân của một nhân viên và trình độ của nhan viên trong doanh nghiệp.
❖ Hiệu quả sử dụng vốn
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về các tài sản cần thiết nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của kinh doanh trong kỳ bao gồm tiền ứng cho tài sản lưu dộng và tài sản cố định.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình đọ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho chúng sinh lời tối đa nhằm mục tiêu tối đa hóa khả năng sinh lời của chủ sở hữu. Thông thường hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá qua hai bước sau:
Bước 1: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung dựa vào chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Bước 2: Đánh giá hiệu quả sử dụng các loại vốn gồm: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được đánh giá bằng chỉ tiêu sức sinh lời của vốn lưu động và tốc độ chu chuyển của vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được đánh giá bằng chỉ tiêu sức sản xuất của vốn cố định và sức sinh lời của vốn cố định.