Thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng của Co.opMart

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiên cứu chuỗi cung ứng của nhà bán lẻ co opmart và trả lời một số câu hỏi (Trang 28 - 30)

III. Đánh giá hệ thống chuỗi cung ứng của Co.opMart

3.2.Thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng của Co.opMart

3.2.1. Thành công trong chuỗi cung ứng của Co.op Mart

- Lựa chọn nhà cung cấp, nhà sản xuất:

Co.op Mart ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có khả năng duy trì công tác kiểm soát tốt điều kiện cơ sở vật chất tại đơn vị kinh doanh đảm bảo các yêu cầu quy định chuỗi an toàn. Đồng thời duy

thực phẩm an toàn và các dấu hiệu nhận diện; đối với các nhà sản xuất, nhà cung cấp phải đảm bảo truy xuất nguồn gốc, không tồn dư hóa chất cấm sử dụng, hóa chất ngoài danh mục được cho phép sử dụng và kiểm soát tốt từ sản xuất đến lưu thông. Việc kiểm soát hàng hoá ngay từ đầu vào đã giúp sản phẩm kinh doanh trong chuỗi của Co.op Mart chất lượng hơn và nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng.

- Vấn đề dự trữ:

Saigon Co.op luôn chủ động trong dự trữ hàng hoá nhất là trong tình hình dịch bệnh và lễ Tết. Saigo Co.op luôn chuẩn bị nhiều phương án vận chuyển phương pháp hàng hoá để kịp thời ứng phó với chuyển biến của thị trường nhằm đảm bảo luôn cung cấp cho người tiêu dùng lượng hàng thiết yếu với giá tốt và số lượng đầy đủ. Trong phương án dự trữ hàng hoá của năm nay, Saigon Co.op cũng đã kịp thời bổ sung dự phòng lượng lớn các mặt hàng phòng chống dịch như khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay…Người tiêu dùng khi mua sắm tại Co.op Mart không phải lo lắng về tình trạng thiếu hàng.

- Phân phối- thị trường tiêu thụ:

Co.op Mart luôn sẵn sàng cho làn sóng cạnh tranh trong việc mở rộng thị trường. Saigon Co.op nỗ lực mở rộng hệ thống phân phối với 70 siêu thị Co.op Mart trên toàn quốc, theo đó có 73 cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food đi sâu vào khu dân cư, khu công nghiệp… giúp người tiêu dùng dễ dàng mua được thực phẩm chất lượng. Ngoài ra, Saigon Co.op còn đa dạng hóa mua hình bán lẻ với kênh mua sắm qua truyền hình HTV Co.op. Như vậy, Co.op Mart rất thành công trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ của mình, gia tăng nhận biết về thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

- Liên kết với các doanh nghiệp khác trong giai đoạn hội nhập:

Năm 2013, Saigon Co.op ra mắt mô hình kinh doanh đại siêu thị khi cùng với NTUC- đơn vị hợp tác xã tại Singapore đầu tư tại siêu thị Co.opXtra tại Thủ Đức vừa bán lẻ vừa phân phối hàng hoá số lượng lớn. Ngoài ra, Saigon Co.op còn hợp tác với Mapletree (Singapore) khởi công xây dựng Trung tâm thương mại SC Vivicity cung cấp cho thị trường 72.000 m 2 diện tích bán lẻ. Mối liên kết giữa Saigon Co.op và các doanh nghiệp khác mang đến lợi ích cho cả 2 bên, trong đó Co.op có thể mở rộng mạng lưới bán lẻ của mình.

3.2.2. Hạn chế trong chuỗi cung ứng của Co.op Mart:

- Xây dựng nội dung của quản trị chuỗi cung ứng vẫn còn rời rạc theo từng mảng công việc, từng dự án riêng thiếu tính liên kết và chưa được hệ thống hóa nâng lên tầm chiến lược một cách hoàn chỉnh.

- Việc đầu tư nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện chiều sâu và tính toàn diện đồng thời giữa xây dựng và triển khai còn thiếu đồng bộ, chất lượng chưa cao.

- Hệ thống Co-opMart không chỉ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, mà còn chấp nhận qua trung gian nên chi phí phải trả nhiều, dẫn đến giá thành sản phẩm vẫn còn cao. - Đã có đội xe vận chuyển hàng hoá riêng nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển

hàng hoá đến các siêu thị và các HTX thành viên, vẫn còn phải đi thuê ngoài hoặc do các nhà cung ứng vận chuyển đến.

- Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho chưa cao do dự trữ còn nhiều.

Một phần của tài liệu tiểu luận nghiên cứu chuỗi cung ứng của nhà bán lẻ co opmart và trả lời một số câu hỏi (Trang 28 - 30)