Biện pháp vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty khai thác khoáng sản thiên thuận tường, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 53)

- Trước khi lợn con được sinh ra, các ô chuông được cọ rửa sạch sẽ, các vật dụng trong chuồng sẽ được vận chuyển ra bên ngoài bể đan (kích thước 3 x 2,5 x 0,8m) được cọ rửa và ngâm sát trùng (tỷ lệ 1:400), sau khi xong xông formon trong chuồng, dội nước vôi (tỷ lệ 56 ô/15kg vôi bột) và cho trống chuồng 4 - 5 hôm sau đó mới chuyển mẹ lên để chờ đẻ. Trong thời gian mẹ chờ đẻ, phân được hót sạch để đảm bảo lúc lợn con sinh ra các ô chuồng đều được giữ sạch và khô ráo.

- Mỗi cửa chuồng đều có khay sát trùng, trước khi vào chuồng tất cả mọi người đều phải nhúng chân qua khay sát trùng (tỷ lệ nước sát trùng 1:400). Khay sát trùng được thay 1 lần/ngày vào cuối mỗi buổi trước khi giao ca cho người trực đêm.

- Hàng ngày vào 10 giờ và 14 giờ, phun sát trùng toàn chuồng đặc biệt là những chuồng lợn đang đẻ sẽ được phun rất cẩn thận.

- Đường tra cám, đường lấy phân lúc nào cũng được giữ khô ráo, hàng ngày được rắc vôi và quét sạch. Phân được đưa ra khỏi chuồng vào mỗi cuối buổi hàng ngày không để tồn trong chuồng.

- Mỗi người làm trong chuồng đều quan sát và để ý rất kĩ, những thảm lót của lợn con bị bẩn đều được lấy ra và thay bằng thảm mới, vì những thảm ướt bẩn nếu không được thay sẽ làm mầm bệnh dễ phát triển.

- Những ô có lợn con tiêu chảy đều được lau sạch bằng nước sát trùng lợn con được tắm bằng nước ấm pha nước sát trùng (tỷ lệ 1:3200), sau đó được thả vào khuây úm cắm điện và rắc bột mistral để lợn con nhanh khô và cơ thể nhanh ấm.

- Trời nóng hệ thống dàn mát ở đầu chuồng và quạt gió ở cuối chuồng được hoạt động ổn định. Vào mùa đông các dàn mát ở đầu được che chắn và bóng đèn sưởi được thắp lên các trong các ô úm.

- Lợn con bị bệnh ở những ô chuồng nào thì được tách riêng chăm sóc tại những ô chuồng đó và không được ghép heo đưa sang ô chuồng khác.

- Ngoài ra, cầu trùng là một trong những bệnh mà lợn con cũng hay gặp phải, cần chú ý phòng bệnh.

- Thời điểm lợn con mắc bệnh: thường xảy ra trên lợn con theo mẹ từ 7 - 21 ngày tuổi.

- Nguyên nhân

+ Chuồng trại thiếu vệ sinh, ẩm ướt, thức ăn và nước uống không sạch. + Không được uống thuốc phòng bệnh lúc 3 ngày tuổi.

- Triệu chứng

+ Giai đoạn đầu tiên chính là tiêu chảy

+ Giai đoạn sau phân trở nên đặc hơn và màu chuyển từ vàng tới xám xanh, hoặc trong phân có lẫn cả máu khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

- Điều trị: cho uống toltrazuril 5% với liều 1ml/con - Phòng bệnh

+ Vệ sinh chuồng trại, dụng cụ thiết bị chăm sóc sạch sẽ. + Thức ăn, nước uống phải đảm bảo vệ sinh.

+ Tiến hành phun sát trùng toàn chuồng theo quy định của công ty CP. Trong quá trình thực tập, em đã tham gia vào công tác vệ sinh phòng bệnh. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng tại cơ sở Nội dung công việc Kế hoạch

(số lần) Kết quả thực hiện (số lần) Tỷ lệ (%) Phun sát trùng trong chuồng 180 180 100

Rắc vôi đường đi 180 180 100

Xả vôi gầm 24 24 100

Vệ sinh 5S toàn trại 12 12 100

Kết quả bảng 4.4 cho thấy:

Trong 3 tháng thực tập tại cơ sở, kế hoạch phun khử trùng của cơ sở là 180 lần, em đã trực tiếp phun khử trùng 180 lần đạt 100%. Kế hoạch rắc vôi đường đi là 180 lần, em đã thực hiện 180 lần đạt 100%. Kế hoạch xả vôi xút gầm là 24 lần, em đã thực hiện được 24 lần đạt 100%. Kế hoạch vệ sinh tổng chuồng là 12 lần, em đã thực hiện đầy đủ đạt tỷ lệ 100%.

Tỷ lệ phun sát trùng chuồng trại là 1:3200 bằng thuốc sát trùng Omicide. Khi phun khử trùng cần pha đúng tỷ lệ, nếu pha nhiều thì tốn kém, gây tổn thương bề mặt da, nếu pha ít quá thì không đủ liều để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Rắc vôi trong chuồng được em thực hiện hàng ngày. Khi rắc vôi không nên rắc quá nhiều, nên đi từ cuối hướng gió lên tránh lợn con bị sặc, người rắc

vôi phải đeo găng tay, đi ủng, đeo khẩu trang để đảm bảo sức khỏe. Xả vôi gầm bằng cách cho vôi vào xô sau đó cho nước vào, khuấy đều cho tan vôi, sau đó xả xuống gầm. Mỗi tuần tại trại thực hiện 2 lần xả vôi gầm.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty khai thác khoáng sản thiên thuận tường, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)