Lượng giá chung

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Công tác xã hội (Trang 39 - 40)

Quá trình can thiệp đem lại hiệu quả, giúp đối tượng vượt qua khủng hoảng và dần cân bằng lại cuộc sống.

1- Về phía đối tượng 1.1 Tích cực:

Nguyên đã nhận ra hành vi chưa đúng của mình. Và quyết tâm thay đổi. Em đã đi học trở lại, bỏ ghi số đề và vui vẻ hơn.

Gia đình đã quan tâm và tạo điều kiện để Nguyên ôn thi chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Nguyên và gia đình đều nhận thấy mình được tham gia vào quá trình can thiệp. Mọi người thấy được vị trí, vai trò và giá trị của mình, đặc biệt khi nhận được những thay đổi tích cực từ Nguyên.

1.2 Hạn chế:

Nguyên dễ bị lôi kéo từ bạn bè, vì vậy rất dễ sa ngã nếu thiếu sự quan tâm

của gia đình, đia phương.

Nguyên gặp khó khăn về kiến thức, mặc dù đã được thầy chủ nhiệm quan tâm cử bạn trong lớp giúp đỡ Nguyên ôn tập. Đòi hỏi cần nỗ lực rất nhiều.

2, Về phía sinh viên - bản thân người thực hiện: 2.1 Tích cực:

Thông qua quá trình giải quyết vấn đề cho đối tượng với vai trò một nhân viên công tác xã hội, em thấy mình củng cố thêm kiến thức, kỹ năng hơn. Đã có sự vận dụng từ lí thuyết vào thực hành.

Thông qua hoạt động này em thấy mình trưởng thành hơn nhiều, không chỉ đối với một nhân viên công tác xã hội tương lai, mà ngay trong cuộc sống hàng ngày, tạo mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh với những kĩ năng đã học được.

2.2 Hạn chế:

Do hạn chế về thời gian trợ giúp đối tượng nên chưa vận dụng được nhiều kiến thức, kĩ năng trong tiến trình giải quyết vấn đề cho đối tượng.

Các kiến thức và kỹ năng vận dụng chưa linh hoạt.

Vẫn mang tính chủ quan trong quá trình giải quyết vấn đề cho thân chủ( vì chưa có sự trải nghiệm thực tế).

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Công tác xã hội (Trang 39 - 40)