Phúc trình công tác xã hội cá nhân lần 3

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Công tác xã hội (Trang 27)

IV. Thực hiện kế hoạch

3. Phúc trình công tác xã hội cá nhân lần 3

Đối tượng: Mẹ Nguyên

Thời gian: chiều 02/05/2011 Địa điểm: tại nhà của Nguyên.

Mục tiêu: thu thập thông tin về vấn đề của Nguyên và khẳng định lại thông tin mà Nguyên đã cung cấp.

Nội dung phúc trình Kỹ năng sử dụng Thái độ, cảm xúc của thân chủ Nhận xét của giảng viên

Buổi trưa trước khi về tôi có dặn Nguyên là hẹn gặp bác Mai buổi chiều, vì vậy mà hôm nay bác có nhà. Vừa bước vào sân bác Mai đã từ trong nhà gọi với ra:

Bác Mai: Thanh vào đây cháu. Tôi: Cháu chào bác ạ!

Bác Mai: ừ. Vào nhà đi không nắng. Thấy Nguyên bảo cháu có chuyện quan trọng muốn nói với bác, bác bận làm đồng lắm, nhưng thấy cái Thảo bảo chuyện liên quan đến thằng Nguyên nên bác ở nhà.

Tôi: Dạ vâng. Cháu được biết chuyện của em Nguyên qua Thảo, và ban sáng cháu, Thảo và Nguyên đã nói chuyện rồi. Giờ cháu muốn nói chuyện với bác xem ý bác thế nào. Em Nguyên đâu hả bác.

Bác Mai: à, em nó đi chăn bò rồi. Đúng là hai chị em hợp nhau. Từ bé nó đã quý và nghe lời cháu rồi. Chắc sáng cháu nói gì làm nó thay đổi vậy đấy. Những hôm bác mắng nó cũng chỉ ôm cái ti vi, có làm gì đâu. Thấy cái Thảo bảo cháu lại học công tác xã hội gì đó, cháu xem giúp em nó cho bác. Bác lo nó trượt tốt

nghiệp lắm.

Tôi: dạ không có gì đâu bác. Cháu thấy em Nguyên như vậy cháu cũng buồn vì cháu coi em như em trai mà. Hôm nay cháu hẹn bác cũng là qua bác tìm hiểu thêm về Nguyên và cùng bác xem có cách gì giúp em hợp lí.

Bác Mai: ừ

Tôi: Bác Mai ạ, bác có biết lí do chính khiến em Nguyên bỏ học và nghiện chơi số đề không ạ?

Bác Mai: Bác bận cả ngày, từ ngày cái Thảo đi học, bác có quan tâm được nó đâu. Cháu cũng biết từ nhỏ nó vố ngoan và hiền lành mà, hai năm học trước có sao đâu. Thời gian gần đây bác mải kiếm tiền không quan tâm nó thay đổi nhanh quá. Lúc đầu bác không tin nổi, nhưng đúng là bây giờ nó hư lắm cháu à Tôi: Nghe bác nói thì em Nguyên trở nên như vậy là do bác không quan tâm. Bác có nghĩ còn lí do nào khác không ạ? Bác Mai: Ờ… Hôm bác nói chuyện với nó và bảo nó phải sửa thấy nó bảo nó giận bố nó, và mọi người cứ nói nó là thằng cờ bạc, nó thấy tổn thương. Kỹ năng phỏng vấn Bác Mai vẻ mặt buồn bã, thất vọng

thương gì.

Tôi: bác và mọi người đã khuyên em ấy thay đổi thế nào ạ?

Bác Mai: lúc đầu ai cũng mắng và bảo nó hư, bắt nó phải sửa. Bác đã phải giấu bố nó để trả nợ cho nó đấy. Nhưng tưởng biết nhận nỗi và sửa. Thế mà chứng nào tật ấy.

Tôi: Sao mọi người không nói nhẹ nhàng để khuyên bảo em. Bác à, cháu được biết em đang trong độ tuổi có nhiều thay đổi tâm lí, dễ cảm thấy tổn thương và hành động sai lệch nếu cảm thấy ai đó động lòng tự ái.

Bác Mai: có chứ. Sau khi thấy nó vẫn ghi đề. Cái thảo cũng nói chuyện với mọi người nên khuyên em nhẹ nhàng. Nhưng nói ngọt cũng vậy thôi. Nó nghiện rồi cháu ạ. Vừa rồi nó lại cắm xe, điện thoại nợ tiền triệu rồi. Bác không xoay sở được nữa. Tiền cho cái Thảo hàng tháng đã khó, giờ nó lại phá, bác không giấu bác trai được nữa. Hôm bác trai biết được liền đánh và bắt nó nghỉ học rồi.

Tôi: Bác ạ, sao bác không cố thuyết phục bác trai và mọi người tìm cách

Kỹ năng thấu cảm Ứng dụng Khuôn mặt bác cúi thấp hơn, trông bác rất đau khổ khi nhắc đến chuyện này

giúp em ấy nhận ra sai lầm và sửa đổi. Em đang tuổi mới lớn, nên uốn nắn từ từ bác ạ.

Bác Mai: cháu nói đúng. Bác cũng từng nghĩ và làm như vậy. Bác đã bao che cho em nhiều lần. Mọi người đều bảo bác nuông con nên làm con hỏng. Bác đau lòng lắm. Tôi liền sát lại gần bác và đưa cho bác chiếc khăn giấy.

Chờ bác bình tĩnh lại tôi tiếp tục

Tôi: Bác ạ, theo cháu lúc này chúng ta nên tìm cách giúp đỡ em vượt qua khó khăn này. Sáng nay hai chị em cháu đã tâm sự hết rồi. và sau khi nghe cháu phân tích, em Nguyên cũng muốn thay rồi. Bác có biết vì sao mọi người đều đã nói mà em ấy chưa nhận ra hành vi sai lệch của mình không?( thấy bác băn khoăn chưa tìm ra câu trả lời tôi liền nói tiếp)

Tôi: theo cháu do mọi người chưa phân tích cho em hiểu được hành vi của mình là chưa đúng. Đặc biệt cách tác động của mọi người vì nóng giận nên có cái nhìn phiếm diện cho em, em không cảm nhận được lòng tin của mọi người và

thuyết nhân văn hiện sinh Kỹ năng quan sát, lắng nghe tích cực Đôi mắt bác Mai đo đỏ, giọng nói lạc hẳn đi Bác Mai ấp úng

hỏng. Vì vậy theo cháu mọi người nên tác động tích cực đến em, cháu tin em sẽ thay đổi nếu tất cả cùng quyết tâm và tin ở em.

Bác Mai: cháu nói vậy làm bác thấy đúng là mọi người cũng đã thiếu trách nhiệm với em và chưa thực sự hiểu em. Bác rất mong cháu tác động nhiều cho em thay đổi. Bác cũng sẽ nói chuyện với bác trai để cho em quay lại lớp.

Tôi: Bác ạ, còn một việc nữa. Nguyên rất lo lắng về số tiền em ấy nợ. Theo bác sẽ giải quyết số tiền nợ đó như thế nào? Bác Mai: Bác tính thế này. Bác sẽ vay trả nợ cho em, bác cũng có vài triệu vay vốn ngân hàng cho cái Thảo vẫn chưa dùng. Nhưng bác sẽ nói dối là bác đứng ra vay cho nó và bắt nó phải kí giấy vay nợ, như vậy nó mới có trách nhiệm. Còn xe đạp phải chuộc về cho em đi học, nhưng điện thoại không cho dùng nữa. Nếu nó đồng ý sẽ thuyết phục bác trai cho nó học tiếp lấy bằng tốt nghiệp xong rồi kiếm tiền trả nợ sau. cháu thấy thế nào?

Tôi: Nghe bác nói vậy cháu cũng ủng hộ. Như vậy coi như số tiền nợ xong.

Kỹ năng đàm phán- phỏng vấn

Việc quan trọng lúc này nữa là phải thuyết phục bác trai cho em đi học. Bác nghĩ liệu bác trai thế nào?

Bác Mai: Thực ra chuyện học hành của bọn trẻ chủ yếu là bác lo lắng thôi. Ông ấy chỉ mặc kệ, chẳng qua mất tiền ông ấy xót nên mới can thiệp thôi

Tôi: Theo cháu vấn đề ở đây cần thay đổi cái nhìn của bác trai. Chính sự bỏ mặc Nguyên của bác ấy một phần tác động tiêu cực đến em. Tất cả các thành viên nên quan tâm hơn đến em nhất là trong giai đoạn này để em có động lực ôn tập cho tốt.

Bác Mai: Ừ, bác sẽ làm như cháu nói. Tôi: cháu xin phép bác cháu về

Bác Mai: ừ, lúc nào rảnh cứ sang chơi.

Lượng giá:

Kết quả đạt được:

- Khẳng định được thông tin về Nguyên

- Thuyết phục được mẹ Nguyên thay đổi thái độ, hành vi và tìm cách giúp đỡ Nguyên.

- Thân chủ có sự chia sẻ thân thiện, cởi mở,

Mặt tồn tại: kỹ năng và kiến thức của người thực hiện chưa phong phú Kế hoạch lần sau: Gặp bố Nguyên tác động sự thay đổi nhận thức, hành vi

Phúc trình công tác xã hội cá nhân lần 4:

Đối tượng: bố Nguyên

Thời gian: sáng ngày 03 /05/2011. Địa điểm: Tại nhà Nguyên

Mục tiêu: Thuyết phục bố Nguyên thay đổi suy nghĩ và ủng hộ Nguyên đi học. Nội dung phúc trình Kỹ năng sử dụng Thái độ, cảm xúc của thân chủ Nhận xét của giảng viên Theo lịch hẹn, sáng ngày 03/5/2011, tôi sẽ

sang nhà Nguyên để gặp bố em. Vừa bước vào cổng tôi thấy bác đang sửa bình thuốc sâu. Tôi chào bác rồi nhanh chóng đi vào nội dung chính.

Tôi: Cháu có chuyện muốn nói với bác. Bác Hùng nhìn tôi với vẻ tò mò, rồi nói: Bác Hùng: ừ, cháu cứ nói

Tôi: Bác đã biết mục đích chính cháu hẹn gặp bác hôm nay rồi, vậy cháu đi vào vấn đề chính luôn. Cháu biêt mình còn trẻ, chỉ là phận con cháu chưa dám can thiệp vào chuyện riêng của gia đình bác. Vì vậy có gì mạn phép mong bác bỏ qua trước khi cháu đặt vấn đề ạ

Bác Hùng: được rồi, cháu cứ nói đi. Bác gái đã kể cho ta nghe chuyện cháu muốn

-bác Hùng im lặng nhìn tôi

giúp thằng Nguyên rồi. Nhưng ta nghĩ chỉ vô ích thôi. Nó hư hỏng rồi. Ta không cho nó đi học cũng là muốn tốt cho nó.

Tôi: Bác ạ, còn nước còn tát. Cháu đã nói chuyện với em, Thảo và bác Mai, mọi người đều đồng lòng ủng hộ và giúp đỡ Nguyên quay trỏ lại học tập rồi. Chỉ còn chưa có ý kiến của bác.

Bác Hùng: bác gái đã nuông chiều nó quá. Nó phạm nỗi hết lần này sang lần khác mà vẫn bao che. Cho nó đi học rồi nó lại chứng nào tật ấy à. Không được.

Tôi: Bác ạ, em đang trong độ tuổi mới lớn nên không tránh khỏi những hành vi nông nổi, sai lầm. Nếu ta cứng nhắc quá chỉ càng đẩy em vào hành vi lệch chuẩn thôi. Bác nghe cháu kể một câu chuyện này nhé: Cháu từng đọc một câu chuyện trên báo về một bé gái vì bố mẹ quá khắt khe khi em lấy đồ của bạn cùng lớp và bị thầy cô phê bình. Họ đã nhốt em trong nhà mấy ngày và không cho ra ngoài vị cho rằng làm xấu mặt họ. Hàng ngày cứ ra vào họ lại mắng chửi em và bác biết chuyện gì xảy ra không?

Bác Hùng nhìn tôi tò mò về câu chuyện,

Ứng dụng thuyết hành vi Bác Hùng tỏ vẻ cương quyết Lúc đầu bác tỏ ý không quan tâm mấy câu chuyện, sau đó bác rất

Tôi: kết quả là em ấy đã cắt tay tự tử Bác Hùng: tệ vậy sao. Sao con bé dại thế. Tôi: khi nông nổi các em chưa nhận thức được hành vi của mình đúng hay sai bác ạ. Lứa tuổi các em ít tránh khỏi những hành vi sai lầm, chỉ cần người lớn mở lòng khoan dung, uốn nắn và tạo cơ hội cho em sửa sai thì mọi việc sẽ tốt thôi ạ.

. Rồi bác nói: Cháu nói vậy cũng đúng, bác cũng mong nó học đến nơi đến chốn, vì dù sao ba năm học mất bao tiền của, giờ không lấy nổi bằng thì thật uổng công.

Tôi: Vậy bác đồng ý cho em đi học phải không ạ?

Bác Hùng: Như bác gái nói rồi, nếu nó cam kết phải bỏ số đề và ôn tập cho tốt để thi thì bác cũng chẳng hẹp hòi gì giữ nó ở nhà. Tôi: cháu có một đề nghị nho nhỏ nữa ạ Bác Hùng: còn gì nữa, cháu nói đi

Tôi: Trong thời gian này gia đình cần tác động tích cực đến em. Tạo điều kiện cho em ôn tập. Đặc biệt, không ai nhắc lại chuyện em số đề, em sẽ dễ tự ái. Mọi người cùng hợp tác để giúp em vượt qua kì thi bác nhé.

Bác Hùng: được. Bác sẽ xem xét.

Vừa lúc đó Nguyên về. Bác Hùng gọi

về câu chuyện, tỏ thái độ lo lắng Bác Hùng như hiểu điều tôi muốn nói, tỏ vẻ tán thành

Nguyên lại, bác gái và Thảo bảo Nguyên cam kết với mọi người, có cả tôi tham gia.

Lượng giá:

Kết quả đạt được:

- Bố Nguyên đã ủng hộ việc cho Nguyên đến trường.

- Tất cả gia đình đều đồng lòng nhất trí cùng nhau giúp Nguyên thay đổi. - Nguyên đã hứa trước mọi người sẽ quyết tâm thay đổi.

Tồn tại: Sự tác động tới Nguyên mới có dấu hiệu khả quan, việc duy trì được và sự thay đổi bền vững của em chưa thực sự chắc chắn trong tương lai. Vì còn tùy thuộc nhiều vào chính sự nỗ lực của Nguyên và sự hỗ trợ tích cực từ gia đình.

Kế hoạch lần sau: Xem xét sự thay đổi của Nguyên, đánh giá hiệu quả quá

trình can thiệp.

4. Phúc trình công tác xã hội lần 4 - Đối tượng: Nguyên

- Thời gian: 30/06/2011

Địa điểm: tại quán nước.

Nôi dung phúc trình Kỹ năng sử dụng của nhân viên công tác xã hội Thái độ, cảm xúc của đối tương Nhận xét của giảng viên

về quê, đồng thời muốn xem em Nguyên đã có những thay đổi thế nào. Biết tin tôi về, Nguyên đã đi đón tôi. Hai chị em vào quán nước nói chuyện. Nguyên: Em chuẩn bị thi tốt nghiệp rồi chị à. Em cũng ôn được cơ bản rồi.

Tôi: Em cố gắng hết mình là được mà. Vậy em có định thi trường gì không?

Nguyên: Em thi xong sẽ đi làm chị à. Em học không được mà. Em muốn đi làm, em thích kiếm tiền hơn chị à.

Tôi: ừ. Vậy cũng được. Mỗi người có sự lựa chọn riêng, chỉ cần cố gắng và nỗ lực đều sẽ thành công. Chúc em sẽ có kết quả tốt. Sau này phải mạnh mẽ hơn nhé.

Nguyên: Vâng, em sẽ cố gắng không để mọi người thất vọng về em nữa đâu. Thôi em về đây. Tối em và chị Thảo qua cùng đi ăn kem nhé. Chào chị Tôi: ừ, chào em.

tiếp Kỹ năng phản hồi rất vui vẻ, thích thú khi gặp tôi, em nói và cười nhiều hẳn lên

Nhưng nhìn thấy em được như vậy là tôi thấy mừng cho em nhiều.

V. Lượng giá chung:

Quá trình can thiệp đem lại hiệu quả, giúp đối tượng vượt qua khủng hoảng và dần cân bằng lại cuộc sống.

1- Về phía đối tượng 1.1 Tích cực:

Nguyên đã nhận ra hành vi chưa đúng của mình. Và quyết tâm thay đổi. Em đã đi học trở lại, bỏ ghi số đề và vui vẻ hơn.

Gia đình đã quan tâm và tạo điều kiện để Nguyên ôn thi chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Nguyên và gia đình đều nhận thấy mình được tham gia vào quá trình can thiệp. Mọi người thấy được vị trí, vai trò và giá trị của mình, đặc biệt khi nhận được những thay đổi tích cực từ Nguyên.

1.2 Hạn chế:

Nguyên dễ bị lôi kéo từ bạn bè, vì vậy rất dễ sa ngã nếu thiếu sự quan tâm

của gia đình, đia phương.

Nguyên gặp khó khăn về kiến thức, mặc dù đã được thầy chủ nhiệm quan tâm cử bạn trong lớp giúp đỡ Nguyên ôn tập. Đòi hỏi cần nỗ lực rất nhiều.

2, Về phía sinh viên - bản thân người thực hiện: 2.1 Tích cực:

Thông qua quá trình giải quyết vấn đề cho đối tượng với vai trò một nhân viên công tác xã hội, em thấy mình củng cố thêm kiến thức, kỹ năng hơn. Đã có sự vận dụng từ lí thuyết vào thực hành.

Thông qua hoạt động này em thấy mình trưởng thành hơn nhiều, không chỉ đối với một nhân viên công tác xã hội tương lai, mà ngay trong cuộc sống hàng ngày, tạo mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh với những kĩ năng đã học được.

2.2 Hạn chế:

Do hạn chế về thời gian trợ giúp đối tượng nên chưa vận dụng được nhiều kiến thức, kĩ năng trong tiến trình giải quyết vấn đề cho đối tượng.

Các kiến thức và kỹ năng vận dụng chưa linh hoạt.

Vẫn mang tính chủ quan trong quá trình giải quyết vấn đề cho thân chủ( vì chưa có sự trải nghiệm thực tế).

VI- Kiến nghị:

1. Trước hết là vai trò giáo dục của gia đình đóng vai trò trực tiếp và quyết định đến những hành vi của trẻ vị thành niên. Gia đình có ổn định, phát triển hài hòa, hạnh phúc mới củng cố tốt hơn những hành vi tích cực cho con cái. Vì vậy cần xây dựng môi trường gia đình lành mạnh để trẻ phát triển toàn diện

2. Thứ hai là gia đình, nhà trường, địa phương cần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, cần quan tâm hơn nữa đến lứa tuổi vị thành niên, sớm phát hiện ra những hành vi lệch chuẩn và có biện pháp can thiệp kịp thời. Có nhiều hoạt

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Công tác xã hội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w