Bảo đảm quyền được khám chữa bệnh của trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN được KHÁM CHỮA BỆNH của TRẺ EM từ THỰC TIỄN BỆNH VIỆN hữu NGHỊ VIỆT NAM CU BA ĐỒNG hới (Trang 31)

1.3.1. Bảo đảm về chính trị

Trẻ em có vai trò đặc biệt quan trọng đối với gia đình và xã hội. Người Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương, gắn bó, chăm sóc, bảo vệ con cháu, coi con cháu không chỉ là nguồn hạnh phúc mà còn là niềm mong ước, là nơi gửi gắm những ước mơ, niềm tin và sự hãnh diện. Vì vậy, ngay từ thời xa xưa, các nhà nước phong kiến đã đề ra những quy định bằng pháp luật để bảo vệ trẻ em; nhân dân cũng tự hình thành các quan hệ đạo đức nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em. Nhiều chủ trương, chính sách ra đời hướng tới mục tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và đạo đức của trẻ em. Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách ở tầm chiến lược để bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng đến bảo vệ sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Trong giai đoạn này, các chủ trương, chính sách về quyền trẻ em đã bắt đầu được quy định trong nhiều văn kiện của Đảng, trong đó đáng chú ý là Chỉ thị số 197-CT/TW ngày 19/3/1960 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác thiếu niên nhi đồng - chỉ thị chuyên đề đầu tiên của Đảng về một chính sách toàn diện đối với việc BV, CS&GDTE. Chỉ thị này đã chỉ ra ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục thiếu niên nhi đồng, mục đích giáo dục trẻ em, xác định bốn giải pháp cơ bản trong việc BV,CS&GD trẻ em (phải giáo dục cho các em có đạo đức, phẩm chất cao quý của giai cấp công nhân; luôn quan tâm đến việc học tập văn hoá của các em; hết sức chú trọng đến việc bồi dưỡng sức khoẻ cho các em; quan tâm tới việc tổ chức vui chơi và nghỉ ngơi cho các em), xây dựng tổ chức thiếu niên, nhi đồng thật tốt để giáo dục toàn thể trẻ em, tổ chức bộ máy làm công tác thiếu nhi và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thiếu niên nhi đồng.

Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa XI, một số vấn đề được đề cập đến chính sách phát triển xã hội liên quan đến bảo vệ chăm sóc trẻ em trong đó có vấn đề quyền khám chữa bệnh của trẻ em như sau:

- Về trợ giúp xã hội trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp, nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước.

Xây dựng mức sống tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội làm căn cứ xác định người được hưởng trợ giúp xã hội. Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội, phát triển các mô hình khám chữa bệnh phù hợp với các nhóm trẻ khác nhau.

- Bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em, đặc biệt là dịch vụ y tế, bảo đảm y tế tối thiểu, cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trẻ em ở các tuyến cơ sở, ưu tiên các huyện nghèo, xã nghèo, vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Đến năm 2020, trên 90% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân còn 10%. Nâng cao hiệu quả sử dụng bảo hiểm y tế đối với trẻ em dân tộc thiêu số, vùng miền núi, phấn đấu đến năm 2020 trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế [46,tr.2].

Ngay sau khi thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2001 - 2010, Nhà nước ta đã xây dựng và triển khai Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015, với mục tiêu nhằm tạo dựng được môi trường sống mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ, được chăm sóc về sức khỏe. Ngày 05 tháng 11 năm 2012, Bộ Chính trị ra chỉ thị số 20- CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, trong đó nêu rõ: “Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [13]. Để tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động, đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng mở rộng

chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em thuộc gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, gắn với Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020; Chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng trường học an toàn, thân thiện và xây dựng cộng đồng vững mạnh. Chỉ thị số 20 cũng nêu rõ chiến lược phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ cần xác định các mục tiêu chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là một trong những nội dung trọng tâm của mục tiêu xã hội. Các địa phương phải từng bước bố trí tăng nguồn ngân sách cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; trong đó ưu tiên kinh phí đầu tư cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, trẻ em các gia đình chính sách, gia đình nghèo và trẻ am có hoàn cảnh đặc biệt; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư và các tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường quản lý nhà nước, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; tăng cường giám sát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến trẻ em; phát hiện, ngăn chặn, lên án các hành vi phạm quyền trẻ em [13].

Qua những chính sách, chương trình, chiến lược nêu trên, có thể thấy rằng Đảng nhận thức rất rõ tầm quan trọng của công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung, khám chữa bệnh của trẻ em nói riêng, coi đó là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Đây là tiền cơ sở về chính trị để tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hiểu biết, ý thức trách nhiệm, và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong đó có lĩnh vực khám chữa bệnh trong thực tế.

1.3.2. Bảo đảm về kinh tế

Bảo đảm về kinh tế có vai trò quan trọng đến quyền khám, chữa bệnh của trẻ em. Vì kinh tế là tiền đề quyền định đến nội dung, mức độ hưởng quyền. Đối với những quốc gia phát triển có chính sách an ninh xã hội tốt như một số quốc gia ở Bắc Âu thì giáo dục và y tế là miễn phí cho người dân. Một số quốc gia trẻ em được Nhà nước nuôi dưỡng đến năm 18 tuổi. Để thực hiện những chính sách trên phải dựa trên tiềm lực kinh tế vững mạnh, ngân sách quốc gia cân đối được. Những dịch vụ liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh có nhiều mức độ khác nhau và chi phí thường khá đắt đỏ. Vì thế để bảo đảm quyền khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em phụ thuộc vào mức độ kinh tế của gia đình, trình độ phát triển kinh tế của đất nước và ngân sách của Nhà nước. Nều gia đình kinh tế khá giả, trình độ phát triển đất nước tốt, ngân sách của Nhà nước dương thì quyền khám bệnh, chữa bệnh của trẻ em sẽ được quan tâm, đầu tư và ngược lại trẻ em là đối tượng yếm thế sẽ khó khăn trong việc đầu tư chăm sóc và bảo vệ. Chính vì lẽ đó kinh tế là yếu tố quyết định đến quyền khám, chữa bệnh của trẻ em. Không có tiền đề này thì quyền khám, chữa bệnh của trẻ em chỉ tồn tại mang tính hình thức và không được đảm bảo.

1.3.3. Bảo đảm về pháp lý

Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ công hòa ra đời, dưới chế độ dân chủ nhân dân, truyền thống đó càng được nhân dân ta giữ gìn và phát huy, trở thành vấn đề có tính chiến lược, là mục tiêu quan trọng, nhất quán trong đường lối cách mạng. Nhiều chủ trương, chính sách ra đời hướng tới mục tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và đạo đức mà để đạt được mục tiêu đó chúng ta phải chú trọng đến quyền được chăm sóc sức khỏe của trẻ em trong đó cần quan tâm đến quyền được khám chữa bệnh của trẻ em. Nhà

nước đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách tầm chiến lược, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm tăng cường công tác khám chữa bệnh cho trẻ em.

Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là vấn đề được đề cập từ rất sớm trong pháp luật nước ta. Đặc biệt, từ khi tham gia Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1991) đến nay, Nhà nước ta đã tích cực xây dựng và củng cố hệ thống pháp luật về quyền trẻ em, trong đó có các văn bản và quy định pháp luật về quyền được khám chữa bệnh của trẻ em theo hướng hài hòa với pháp luật quốc tế và phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của nước ta. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo đảm các quyền của trẻ em nói chung, quyền được khám chữa bệnh của trẻ em nói riêng ở nước ta.

Dưới đây khái quát những bảo đảm về pháp luật với quyền của trẻ em nói chung, quyền được khám chữa bệnh của trẻ em nói riêng ở nước ta từ 1945 đến nay:

Giai đoạn 1945- 1975

Ngay sau khi nước nhà được thành lập, mặc dù phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, song Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng hệ thống pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ phục vụ quốc kế dân sinh, trong đó có vấn đề BV, CS&GDTE, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ trẻ em, bao gồm quyền của trẻ em được khám chữa bệnh [15, tr.6].

Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta đã quy định những vấn đề cơ bản của chế độ, trong đó có các quyền cơ bản của công dân và trẻ em được hưởng các quyền đó. Hiến pháp 1946 đã dành 2 điều quy định ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, thể hiện sự quan tâm đầy trách nhiệm của Nhà nước đối với trẻ em. Điều 14 Hiến pháp quy định: “Trẻ em

được săn sóc về mặt giáo dưỡng” và Điều 15 quy định: “Nền sơ học cưỡng bách không học phí… học trò nghèo được Chính phủ giúp” [34].

Để tổ chức thực hiện chính sách về trẻ em, Chính phủ đã thành lập Uỷ ban Thiếu niên nhi đồng Việt Nam theo Quyết định số 112/NV ngày 02/5/1961 của Bộ Nội vụ. Uỷ ban Thiếu niên nhi đồng Việt Nam là tổ chức quần chúng có nhiệm vụ phụ trách việc giáo dục thiếu niên nhi đồng một cách toàn diện và chỉ đạo phong trào thiếu niên nhi đồng trong cả nước. Uỷ ban Thiếu niên Nhi đồng Việt Nam được thành lập từ trung ương đến cấp huyện. Ở trung ương, khu, thành phố, tỉnh, huyện có Uỷ ban Thiếu niên nhi đồng Trung ương, khu, thành phố, tỉnh, huyện. Ở xã có ban Thiếu nhi xã.

Giai đoạn 1979-1989

Sau ngày thống nhất đất nước, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, việc BV,CS&GD trẻ em luôn là mối quan tâm đặc biệt hàng đầu của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ của mỗi công dân, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Trong tư tưởng và trong hành động của mỗi người, dù ở địa vị xã hội nào cũng luôn thể hiện sự ưu tiên cho trẻ em, đó là tình cảm, là yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp phát triển đất nước.

Hiến pháp năm 1980 đã quy định việc BV, CS&GD trẻ em gắn liền với bảo vệ phụ nữ, bảo vệ bà mẹ, đồng thời khẳng định trách nhiệm và nghĩa vụ của gia đình, Nhà nước và xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ bà mẹ và trẻ em: Điều 47 Hiến pháp năm 1980 nêu rõ: “…Nhà nước và xã hội bảo vệ bà mẹ và trẻ em; vận động sinh đẻ có kế hoạch”. Điều 64 quy định: “Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dậy con cái thành những công dân có ích cho xã hội. Con cái có nghĩa vụ kính trọng và chăm sóc cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con” [33].

Cũng trong giai đoạn này, nhiều văn bản chính sách BV,CS&GD trẻ em được ban hành, cụ thể như Pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 14/11/1979; Nghị định số 293-CP ngày 04/7/1981 của Hội đồng Chính phủ về việc thi hành Pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em [27]; Chỉ thị số 102/CT ngày 27/4/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Quyết định số 259/CT ngày 25/9/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập Uỷ ban Thiếu niên nhi đồng Việt Nam; Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 và nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương.

Nội dung chính sách về trẻ em trong giai đoạn này hướng tới mục tiêu giáo dục trẻ em thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy và bảo đảm cho trẻ em thực hiện các quyền về chăm sóc, nuôi dưỡng; bảo vệ sức khoẻ, được khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền; được học hết bậc phổ thông cơ sở không phải trả tiền, được giúp đỡ về sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Các em có năng khiếu được Nhà nước tạo điều kiện để phát huy năng khiếu; được vui chơi giải trí lành mạnh; con các liệt sĩ, trẻ mồ côi không có người thân thích trông nom được Nhà nước và xã hội quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục. Trẻ em tàn tật được chăm sóc, điều trị và được dạy những nghề thích hợp; được tôn trọng về nhân phẩm. Đồng thời, chính sách về trẻ em cũng quy định nhiệm vụ của gia đình, nhà nước và xã hội, bao gồm nhiệm vụ của cha mẹ, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường phổ thông, các đoàn thể nhân dân, các xí nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh khác và nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước.

Về tổ chức thực hiện chính sách về trẻ em, Hội đồng Bộ trưởng thành lập Uỷ ban Thiếu niên nhi đồng Việt Nam do Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng làm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban và uỷ viên Uỷ ban là lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương. Uỷ ban Thiếu niên nhi đồng Việt Nam cử ra Ban thư ký góp giải quyết công việc hàng ngày. Các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUYỀN được KHÁM CHỮA BỆNH của TRẺ EM từ THỰC TIỄN BỆNH VIỆN hữu NGHỊ VIỆT NAM CU BA ĐỒNG hới (Trang 31)