Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 97)

- Triển khai thực hiện các chính sách tín dụng đối với các ngành, lĩnh

3.2.1.1. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là một sắc thuế có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển DNNVV thông qua việc quy định thuế suất, chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, kể từ khi áp dụng mức thuế suất phổ thông là 20% cho đến khi Luật Hỗ trợ DNNVV ra đời thì không có quy định riêng nào về những ưu đãi thuế dành cho DNNVV. Năm 2017, Quốc hội thông qua Luật Hỗ trợ DNNVV với những quy định chung về nội dung hỗ trợ DNNVV, trong đó có quy định hỗ trợ thuế, nhưng đến nay quy định này chưa được cụ thể hoá trong các văn bản

89

pháp luật về thuế. Vì vậy, hoàn thiện chính sách thuế TNDN hỗ trợ phát triển DNNVV cần quan tâm tới những nội dung sau:

Một là, thực hiện giảm thuế suất thuế TNDN cho DNNVV như quy

định của Luật Hỗ trợ DNNVV, tiến đến miễn thuế cho doanh nghiệp siêu nhỏ. Việc giảm thuế suất thuế TNDN cho DNNVV của Nhà nước được xem như là một khoản đầu tư để nuôi dưỡng nguồn thu; tăng khả năng tích luỹ, mở rộng đầu tư của DNNVV; góp phần tạo việc làm; tăng thu nhập của người lao động; tăng nguồn thu NSNN trong tương lai. Giải pháp này còn tạo cơ chế khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang doanh nghiệp. Chính sách miễn thuế TNDN cho các doanh nghiệp siêu nhỏ có thể áp dụng trong khoảng thời gian từ 2 - 3 năm. Điều này đảm bảo nguyên tắc hỗ trợ DNNVV là các chính sách hỗ trợ có thời gian phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của Nhà nước. Trong tương lai, nên xem xét áp dụng chế độ thuế khoán đối với loại hình doanh nghiệp siêu nhỏ, chế độ thuế khoán này bao gồm trong đó thuế TNDN. Theo kinh nghiệm của một số quốc gia áp dụng chế độ thuế khoán cho DNNVV, thuế được tính dựa trên doanh thu với thuế suất luỹ tiến theo doanh thu và theo ngành nghề. Các doanh nghiệp áp dụng chế độ thuế này chỉ phải nộp một tờ khai thuế duy nhất hằng năm thay thế cho nhiều tờ khai thuế như các doanh nghiệp trong chế độ thuế thông thường.

Hai là, cho phép DNNVV được tính khấu hao nhanh. Thực hiện chính

sách này cũng giúp DNNVV đón nhận những cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đổi mới công nghệ, ứng dụng những thành tựu mới từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào SXKD để tăng năng suất lao động và giảm thiểu thời gian vận hành, thời gian lưu chuyển hàng hoá trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định, doanh nghiệp được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng và quy định về tính khấu hao nhanh được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt quy mô lớn nhỏ. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nhiều quốc gia ban hành quy định về tính khấu hao nhanh dành riêng cho DNNVV như: cho phép tỷ lệ tính khấu hao nhanh lớn hơn các

90

doanh nghiệp lớn hoặc thời gian tính khấu hao ngắn hơn, điều này giúp các DNNVV nhanh chóng đổi mới tài sản, nâng cao năng suất lao động trong điều kiện kinh doanh có lãi. Do đó, có thể xem xét cho phép các DNNVV trong một số lĩnh vực như công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin, doanh nghiệp khởi nghiệp,... được trích khấu hao nhanh với tỷ lệ lớn hơn hoặc thời gian ngắn hơn so với các doanh nghiệp khác.

Bà là, áp dụng hình thức ưu đãi tín dụng thuế cho hoạt động nghiên cứu

và phát triển của DNNVV. Với mục tiêu đầu tư tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ cho doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh, luật thuế TNDN đã có quy định doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích từ nguồn thu nhập tính thuế hằng năm trước khi tính thuế TNDN để lập Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chính sách này không tác động nhiều đến DNNVV. Vì vậy, để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, cho phép những DNNVV trên thực tế thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển được trừ trực tiếp chi phí nghiên cứu và phát triển vào số thuế TNDN phải nộp hoặc được hoàn lại chi phí này (trong trường hợp doanh nghiệp bị lỗ).

Hình thức tín dụng thuế cho nghiên cứu và phát triển có thể được thực hiện theo hai cách: (i) dựa trên số lượng tuyệt đối vốn chi cho nghiên cứu và phát triển, (ii) dựa trên sự gia tăng vốn chi nghiên cứu và phát triển vượt quá một con số cơ bản. Theo đó, với những DNNVV thực tế đã chi cho nghiên cứu và phát triển sẽ được trừ một tỷ lệ nhất định số chi phí đã thực chi vào số thuế TNDN phải nộp, làm giảm trừ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Còn trong trường hợp với những doanh nghiệp khởi nghiệp thường chịu lỗ trong những năm đầu thì cho phép trong 03 năm đầu tiên được hoàn lại một tỷ lệ nhất định số chi phí đã thực chi cho nghiên cứu và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)