2.2.1. Quy mô và cơ cấu lao động nữ tỉnh Quảng Trị
Cơ cấu dân số nữ LĐ chiếm 51,16% dân số nữ và lực lượng này tập trung chủ yếu ở nông thôn.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nữ toàn tỉnh từ 2013 – 2018
Năm 2018, cơ cấu dân số trong độ tuổi LĐ chiếm tới 55,75% cơ cấu dân số toàn tỉnh, dân số trong độ tuổi này có xu hướng tăng hằng năm, từ năm 2013 đến năm 2018 dân số trong độ tuổi LĐ tăng khoảng 23.567 người. Trong đó LĐ nữ tăng 10.301 người chiếm 43,7%.
Biểu đồ 2.2 cho thấy lực lượng LĐ nữ tỉnh Quảng Trị chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn, chiếm tỷ trọng trung bình trên 74% so với lực lượng LĐ nữ, trong đó chủ yếu tập trung ở các huyện: Hải Lăng, Đakrông, Hướng Hóa...; vì LĐ nữ tập trung chủ yếu ở nông thôn, phần lớn thu nhập của người LĐ không những chi tiêu cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình, con cái họ, điều này dẫn đến khả năng tích luỹ kém, họ ít vốn để mở rộng hoặc đầu tư sản xuất, kinh tế chậm phát triển, không mở mang được ngành nghề mới, không tạo được việc làm tăng thu nhập, đây có thể nói là vấn đề nan giải cho các cấp chính quyền của tỉnh trong việc GQVL, tăng thu nhập cho LĐ nữ.
Rào cản và thách thức là phụ nữ nông thôn: LĐ nữ nông thôn lớn tuổi cũng đang gặp khó khăn trong chuyển đổi việc làm, ngày càng có ít cơ hội tham gia thị trường LĐ vì phần lớn các doanh nghiệp hiện nay không nhận LĐ trên 30 tuổi; việc đào tạo nghề cho LĐ nữ nông thôn đã được chú trọng nhưng các loại hình đào tạo nghề dành cho phụ nữ thường là ngắn hạn; chưa
kể đầu ra sau học nghề gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, những yêu cầu cao hơn về trình độ đào tạo, kiến thức, năng lực…đến từ sự thay đổi của phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời đại mới, trong khi chức năng làm mẹ, chăm sóc con cái và gia đình vẫn luôn được cho là trách nhiệm chủ yếu của phụ nữ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia và chất lượng công việc của phụ nữ nông thôn. Để GQVL bền vững cho LĐ nữ khu vực nông thôn, trong các giải pháp của Kế hoạch thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐ nông thôn. UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến chính sách, mô hình đào tạo nghề; thực hiện công tác tuyển sinh, tư vấn học nghề, việc làm đối với người LĐ, nhất là LĐ nữ nông thôn.
2.2.2. Tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nữ tham gia lực lƣợng lao động theo nhóm tuổi, giới tính 2018
ĐVT: %
Theo Biểu đồ 2.3 cho thấy, tỷ lệ lực lượng nữ tham gia LĐ theo các nhóm tuổi đều cao hơn nam giới, chênh lệch bình quân là 7%.
Tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng LĐ cao ngoài tạo cơ hội cho các quốc gia gia tăng quy mô LĐ, đồng thời thêm giá trị cho tăng trưởng kinh tế. Để xem xét tầm quan trọng của phụ nữ đối với tăng trưởng GDP, cần biết tỷ lệ phụ nữ trưởng thành đang tham gia vào thị trường LĐ, theo bảng số liệu trên, nhóm tuổi từ 16 đến 40 tuổi, tỷ lệ này bình quân đều trên 55%. Tỷ lệ tham gia lực lượng LĐ phản ánh số người trưởng thành đang có việc làm hoặc đang tìm việc làm được coi là thành phần cơ bản trong tổng sản lượng kinh tế. Nếu nhân lực của các tỉnh tương đồng có năng suất lao động như nhau nhưng khác nhau về tỷ lệ người tham gia lực lượng LĐ trên dân số thì địa phương nào có tỷ lệ người LĐ nhiều hơn sẽ tạo ra sản lượng kinh tế lớn hơn. Do đó, nếu tăng số lượng nữ giới trong lực lượng LĐ sẽ có khả năng tăng sản lượng kinh tế. Khi GDP tăng, một số phụ nữ có thể lựa chọn dành thời gian đó cho các hoạt động bên ngoài thị trường LĐ. Có thể phụ nữ chọn ở nhà để chăm sóc gia đình, con cái hay nhiều người khác đang đi học có thể sẽ tiếp tục học lên cao hơn để phát triển năng lực nhằm tăng năng suất lao động khi họ tham gia vào thị trường LĐ và sự phát triển kinh tế có GDP thấp thường xuất phát từ việc chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa. Điều này làm thay đổi số lượng và tính chất công việc dành cho phụ nữ. Có một thực tế, theo báo cáo Điều tra cung cầu LĐ năm 2018 cho thấy mặc dù lực lượng dao động nữ tỷ lệ bình quân cao hơn nhưng thu nhập bình quân hàng tháng của phụ nữ thấp hơn nam giới ở tất cả các khu vực kinh tế - Nhà nước, ngoài Nhà nước và đầu tư nước ngoài. Ngay cả trong các ngành nghề chủ yếu tuyển dụng phụ nữ công việc xã hội và bán hàng, phụ nữ vẫn chịu mức lương thấp hơn các đồng nghiệp nam. Trong khi đó, khảo sát của Liên đoàn Lao động tỉnh cho thấy phụ nữ thường chỉ làm những công việc thông thường trong khi các vị trí quản lý thường do nam giới đảm trách.
Điều này phản ánh để đạt được sự bình đẳng giới hoàn toàn trong vòng một thập kỷ là không thể, do sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới trong cơ hội việc làm, quyền lựa chọn công việc, các gánh nặng không cân xứng trong trách nhiệm chăm sóc gia đình và những nguyên nhân khác; nguyên nhân nữa là tỷ lệ LĐ nữ chưa qua đào tạo cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Phụ nữ chưa qua đào tạo làm các công việc giản đơn, tập trung ở nhóm phụ nữ lớn tuổi, có tôn giáo, nhóm học vấn thấp, thuộc nhóm dân tộc ít người, nhóm người sống ở nông thôn, khu vực miền núi.
2.2.3. Quy mô, cơ cấu lao động nữ có việc làm
* Cơ cấu lao động nữ có việc làm theo lĩnh vực kinh tế
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động nữ có việc làm theo lĩnh vực kinh tế giai đoạn 2013 – 2018 Đơn vị tính: % Năm Tổng số Trong đó Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Khác 2013 9.200 992 7.045 661 502 2014 9.228 937 7.247 482 551 2015 9.362 809 7.523 493 492 2016 9.253 844 7.232 536 641 2017 10.060 855 7.906 587 712 2018 11.052 885 8.718 639 756
Nguồn: Niên giám Thống kê, điều tra lao động và việc làm năm 2016, 2017, 2018
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trong xu hướng chung đó, quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà những năm qua đã tạo điều kiện làm tăng tỷ trọng LĐ trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ làm giảm tỷ trọng LĐ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đối với LĐ nữ có việc làm tại các địa phương trong tỉnh, quan sát bảng 2.1 cho thấy chuyển dịch cơ cấu LĐ nữ có việc làm giai đoạn 2013 – 2018 ở 3 ngành kinh tế: "Nông, lâm, thuỷ sản", "Công nghiệp, xây dựng" và "Dịch vụ" năm 2018 tương ứng với tăng giảm tỷ lệ trong LĐ chung của tỉnh ở các lĩnh vực kinh tế.
Cơ cấu nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản có xu hướng giảm và tăng dần ở các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Nguyên nhân chính là trong những năm qua tỉnh đã có một số chính sách ưu đãi cho phát triển công nghiệp - xây dựng, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thu hút khá lớn lực lượng LĐ, trong đó có lực lượng LĐ nữ.
Cùng với đó thương mại – dịch vụ cũng được chú trọng đầu tư, nhất là hệ thống chợ nông thôn, các khu dịch vụ dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, cảng được hình thành đã góp phần giải quyết một lượng LĐ đáng kể tham gia lĩnh vực kinh tế đầy tiềm năng này.
Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ lệ LĐ trong các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm LĐ trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu LĐ còn chậm so với yêu cầu đặt ra, chưa tương xứng với khả năng, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.
* Cơ cấu lao động nữ có việc làm theo loại hình kinh tế
Tỉnh Quảng Trị có vị trí xa các trung tâm công nghiệp, trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Nền kinh tế của địa phương phát triển ở mức thấp, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhỏ lẻ nên chưa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, phần lớn LĐ của tỉnh làm việc chủ yếu ở loại hình “tập thể”; “tư nhân” và “nhà nước”.
Biểu đồ 2.4: Số lƣợng và cơ cấu lao động nữ tham gia các loại hình kinh tế, thời kỳ 2013 - 2018
Đơn vị tính: Người
Nguồn: Số liệu điều tra lao động việc làm tỉnh Quảng Trị
Nhìn tổng thể số liệu trong Biểu đồ 2.4 phản ánh số lượng và cơ cấu LĐ
nữ có việc làm theo loại hình kinh tế, điều đáng chú ý là các loại hình kinh tế tập thể ngày có xu hướng có tỷ trọng “teo” lại; trong đó loại hình kinh tế tư nhân với tính trội về sự phát triển năng động, mặc dù gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế hiện nay song vẫn có xu hướng phát triển khả quan thu hút lao động ngày càng nhiều, đối với loại hình kinh tế nhà nước giải quyết khá bền vững việc làm cho người LĐ nói chung cũng như đối với LĐ nữ.
2.2.4. Lao động nữ không hoạt động kinh tế
Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên không phải là những người có việc làm và cũng không phải những người thất nghiệp trong tuần nghiên cứu. Theo đó, nữ không hoạt động kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh không phải là những người có việc làm và cũng không phải những người thất nghiệp tại tỉnh đến thời điểm 31/12/2018 có 90.803 người, chiếm 14,41% dân số toàn tỉnh
Bảng 2.2: Nữ không hoạt động kinh tế chia theo giới tính và nhóm tuổi năm 2018
Đơn vị tính: %
Nhóm tuổi
Lao động nữ không hoạt động kinh tế
(Người) Tỷ trọng (%) Nam Nữ Tổng số 90.803 49 51 16 - 19 14.622 50 50 20 - 24 20.947 52 48 25 - 30 9.967 48 52 30-35 2.776 34 66 34-40 1.596 28 72 40-45 1.420 31 69 45-50 1.349 31 69 50-55 1.711 35 65 Trên 55 36.415 44 56
Nguồn: Số liệu điều tra cung cầu lao động việc làm tỉnh Quảng Trị năm 2018
Trong số LĐ nữ không tham gia hoạt động kinh tế, nhóm tuổi từ 34 - 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 72% số LĐ không tham gia hoạt động kinh tế, trong đó nam giới không hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ cao thấp hơn nữ giới. Tình trạng có việc làm của LĐ nữ cũng kém hơn so với LĐ nam; đặc biệt từ nhóm tuổi 25-30, 30-35, 35-40 và trên 40 tuổi; thực tế cho thấy LĐ nữ tham gia vào thị trường LĐ sớm hơn nam giới, nhưng chủ yếu là LĐ phổ thông, chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ nhóm tuổi từ 40 tuổi trở lên không tham gia hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ khá cao, qua khảo sát, đánh giá nguyên nhân chủ yếu là do trong độ tuổi này LĐ nữ làm những công việc nhà và làm nội trợ trong gia đình là chủ yếu. Số còn lại không muốn đi làm chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ do chưa có sự chuẩn bị về nghề nghiệp và tâm lý.
2.2.5. Thất nghiệp nữ trong độ tuổi lao động
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi LĐ tỉnh Quảng Trị 2018 là 3,2% trong đó tỷ lệ thất nghiệp của nữ là 2,79%. Trong lúc đó theo Tổng cục Thống kê Việt Namtỷ lệ thất nghiệp của LĐ trong độ tuổi cả nước Quý 1/2018 là 2,2%.
Bảng 2.3: Số lƣợng nữ thất nghiệp theo nhóm tuổi và giới tính năm 2018
ĐVT: % Nhóm tuổi Số Lao động nữ thất nghiệp Tỷ lệ Lao động nữ thất nghiệp Tỷ trọng (%) thất nghiệp theo giới tính Nam Nữ Tổng số 2.128 100 100 100 16 - 19 8 0,38 28 72 20 - 24 323 15,18 45 55 25 - 30 1.027 48,26 49 51 30-35 483 22,70 40 60 34-40 142 6,67 37 63 40-45 58 2,73 38 62 45-50 26 1,22 30 70 50-55 24 1,13 28 72 Trên 55 37 1,77 26 74
Nguồn: Số liệu điều tra mẫu lao động việc làm tỉnh Quảng Trị năm 2018
Bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp nữ cao nhất ở nhóm 25-30 tuổi có (chiếm 48,26 % trong nhóm tuổi), tiếp đến là nhóm 30-35 tuổi có (chiếm 22,7,% trong nhóm tuổi), theo bảng số liệu thì không đánh giá từ trên 50 tuổi trở lên. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong LĐ nữ cao một phần xuất phát từ việc thị trường LĐ hàng năm được bổ sung thêm nhiều nhân lực, trong khi nền kinh tế của tỉnh nhà chưa đạt đến quy mô và tốc độ tăng trưởng phù hợp để đáp ứng nhu cầu việc làm tăng thêm. Ngoài ra, chất lượng LĐ nữ tương đối thấp, mặc dù được đào tạo sơ cấp thông qua chương
trình hướng nghiệp dạy nghề ở bậc học THPT nhưng do chương trình dạy nghề chưa sát hợp với thực tế, LĐ nữ học nghề thiếu kinh nghiệm và kỹ năng LĐ nên khó đáp ứng yêu cầu của thị trường LĐ.
Nhóm tuổi có tỷ lệ thất nghiệp thấp 16-19 tuổi (chiếm 0,38% trong nhóm tuổi) nhóm này có lợi thế về thời gian chuẩn bị hành trang để lập nghiệp.
Bảng 2.3 phản ánh tình trạng thất nghiệp của LĐ nữ ở tất cả các nhóm tuổi, đây là vấn đề xã hội đặt ra đối với LĐ nữ.