Các vấn đề đặt ra từ thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện tĩnh gia tỉnh thanh hóa (Trang 71)

văn hóa trên địa àn huyện Tĩnh Gia

Huyện Tĩnh Gia cần có những biện pháp tích cực để giải quyết một cách triệt để và kịp thời đối với những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa của huyện.

Một là, vấn đề về xâm hại di tích và sự xuống cấp của các di tích lịch sử văn hóa, sự mai một của các di sản văn hóa phi vật thể.

Hiện nay, một số di sản lịch sử văn hóa đã và đang xuống cấp, bị biến dạng do tác động thường xuyên của thiên nhiên và những tác động vô thức và

hữu thức của con người, đặc biệt là quá trình tăng trưởng dân số thiếu sự kiểm soát. Trong những năm gần đây, nhiều khu di tích vẫn chưa khắc phục được hậu quả do chiến tranh để lại, nhiều công trình đã và đang bị lạm dụng trái phép. ồng thời những tác động của cơ chế thị trường với sự đầu tư ồ ạt của nhiều tổ chức cá nhân cũng đã và đang tạo nên những ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân các di tích cùng môi trường cảnh quan của di tích. ên cạnh đó, mới chỉ chú trọng bảo tồn kiến trúc ở dạng bất động sản nhưng lại chưa chú ý đến các cổ vật trong di tích, trong nhân dân. Những vi phạm tại các di tích, đặc biệt là vấn đề xây dựng trái phép tại các khu vực di tích đang là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều ban, ngành và đòi hỏi sự giải quyết của huyện một cách thỏa đáng tránh gây bất bình trong nhân dân và bảo vệ cảnh quan văn hóa và môi trường văn hóa của các di sản. Các di sản văn hóa phi vật thể như các nghề thủ công truyền thống, các lễ hội của huyện Tĩnh Gia ngày càng mai một dần đi và không được phục hồi đúng giá trị.(phụ lục 2).

Hai là, vấn đề về kinh phí, thực tế hiện nay, kinh phí đầu tư cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa của huyện Tĩnh Gia còn hạn chế so với số lượng các di tích. Hàng năm, kinh phí của huyện đầu tư cho việc tu bổ các di tích vẫn còn chưa đáp ứng đủ, kinh phí từ ngân sách Nhà nước còn rất hạn chế, chủ yếu lấy từ nguồn vốn xã hội hóa để tu bổ. Tuy nhiên, nếu không thực sự quan tâm và đầu tư đúng mức tới việc bảo tồn các di tích thì các di tích ấy sẽ không phát huy được giá trị, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nhà hảo tâm và sự đóng góp của nhân dân. ởi vậy, công tác quản lý và vai trò, trách nhiệm của cấp ủy và chính quyền của huyện phải được hết sức coi trọng.

a là, vấn đề trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa huyện Tĩnh Gia đó là vấn đề về công tác cán bộ và đặc biệt là cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động quản lý văn hóa và công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích. Như đã nói ở trên, thực tế hiện nay ở huyện Tĩnh Gia cán bộ làm công tác quản lý các di tích còn thiếu và yếu, trình độ chuyên môn

nghiệp vụ và kinh nghiệm chưa đáp úng yêu cầu, chưa có cán bộ chuyên sâu nghiên cứu về lịch sử di sản văn hóa.

ốn là, sự kết hợp quản lý văn hóa nói chung và bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa nói riêng với các hoạt động kinh tế còn yếu. vẫn còn có sự tách rời giữa các hoạt động này trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý văn hóa nói riêng.

TIỂU ẾT CHƢƠNG 2

Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội huyện Tĩnh Gia đã và đang có sự quan tâm, coi trọng hoạt động bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, nhằm góp phần tích cực vào việc giáo dục truyền thống, tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa trên địa bàn huyện cũng đang theo hướng khai thác tiềm năng về văn hóa để phục vụ cho phát triển văn hóa du lịch; thúc đ y mạnh mẽ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

ể có được những kết quả như trên là có sự lãnh đạo; chỉ đạo của các cấp chính quyền; của lãnh đạo Huyện ủy, H ND, ủy ban nhân dân huyện,

Tĩnh Gia, ảng ủy, H ND, ủy ban nhân dân các xã; sự nỗ lực trong việc triển khai và thực hiện của các cơ quan quản lý chuyên ngành như Sở Văn hóa và Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, Phòng Văn hóa và thông tin huyện Tĩnh Gia, cán bộ văn hóa, thông tin và vai trò không thể thiếu được của an quản lý di sản các xã, Tiểu ban quản lý di sản cùng ý thức của người dân trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ sự phát triển của cộng đồng.

Những hạn chế, khó khăn và những vấn đề đang đặt ra ở huyện Tĩnh Gia đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa,đòi hỏi huyện Tĩnh Gia phải có những phương thức và giải pháp thích hợp đế giải quyết những vấn đề khó khăn ấy nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa.

CHƢƠNG 3

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓATRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA

3.1. Quan điểm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn h a trên địa bàn hu ện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh H a

Nhìn lại quá trình ổi mới, từ năm 1986, trong Nghị quyết ại hội ảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã đưa ra khái niệm Bản sắc v n oản tộc.

Sự hoàn thiện dần về luật pháp đối với lĩnh vực bảo tồn và phát huycác giá trị văn hoá được bắt đầu bằng những quy định trong Hiến pháp năm 1992, trong

đó, quy định trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức xã hội, nhân dân về bảo vệ, giữ gìn và phát huy tích lịch sử văn hóa dân tộc được nhấn mạnh: Nhà

nước chủ trương bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam, các di tích lịch sử dân tộc, những giá trị của nền văn hiến Việt Nam.

Trong văn bản số 4739/ G -TƯ ngày 28/6/1994, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép ộ VHTT triển khai Chương trình mục tiêu qụốc gia về văn hoá. ây là sự thể hiện một sự đầu tư đúng hướng, trên cơ sở các định hướng chính sách đúng đắn của ảng và Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Việt Nam đã ký vào Công ước bảo vệ văn hoá phi vật thể của UNESCO với tư cách là một thành viên. Năm 1997, ộ Văn hoá - Thông tin (nay là ộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã bổ sung mục tiêu sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trong C ương trìn

c ti u quốc gia về v n o từ năm 1997 đến năm 2005. Mục tiêu đặt ra trong chương trình này đã được thực hiện tương đối trọn vẹn. Chỉ riêng năm 2001 đến năm 2005, đã có 405 dự án sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể được thực hiện. Trong đó có 287 dự án do địa phương, 102 dự án do Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam, 18 dự án do Học viện Ầm nhạc

quốc gia Việt Nam thực hiện.

Nhìn chung, trong những năm qua, các cơ chế, chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di tích và danh lam thắng cảnh của Nhà nước đã góp phần quan trọng làm thay đổi nhận thức của toàn xã hội về vai trò, giá trị các di tích, đồng thời cải thiện một bước tình trạng kỹ thuật, góp phần bảo vệ và chuyển giao di văn hóa dưới dạng nguyên gốc cho các thế hệ tương lai, đặc biệt là bước đầu tạo được cơ sở pháp lý đế từng bước thực hiện chủ trương lớn xã hội hóa các hoạt động văn hóa . ể tăng cường quản lý nhà nước về di sản lịch sử - văn hóa trên địa bàn Tĩnh Gia, theo chúng tôi cần quán triệt các quan điểm sau:

3.1.1. Thống nhất quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa àn huyện

Trách nhiệm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích phải là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trên cơ sở được phân cấp, y ban nhân dân huyện Tĩnh Gia chủ động chỉ đạo, điều hành thống nhất quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện. Phòng Văn hóa –Thông tin tham mưu và giúp y ban nhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn huyện. Phòng Văn hóa – Thông tin chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, các ngành, các cấp ở địa phương thực hiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn. Các cơ quan quản lý di tích các cấp có vai trò giám sát, điều hành các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản. ên cạnh đó, đề cao vai trò của cộng đồng trong việc tham gia quản lý di tích. Cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy các di tích duới sự giám sát, định huớng và hỗ trợ của cơ quan quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ và có vai trò giám sát nguợc trở lại đối với hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các dự án bảo tồn các di tích. iều này tạo ra cơ chế hoạt động hai

chiều giữa các bên tham gia hoạt động quản lý. Các thành phần tham gia vào hoạt động quản lý di tích đều phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của luật pháp cũng như những vấn đề chuyên môn về lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa.

3.1.2. uản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa phải ảo tồn và phát huy được các giá trị di tích trên địa àn huyện, phải đàm ảo tính trung thực, tính nguyên gốc của các di tích

Các di tích lịch sử - văn hóa là bằng chứng vật chất phản ánh trung thực lịch sử phát triển của dân tộc, của đất nước, quê hương. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích phải đảm bảo yêu cầu không làm sai lệch các giá trị vốn có hàm chứa trong di tích là một yêu cầu đặt ra đối với hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử – văn hóa. Nếu các giá trị hàm chứa trong di tích bị mất đi, hoặc bị sai lệch thì sẽ không phản ánh đúng quá trình phát triển của lịch sử, thậm chí sẽ dẫn đến cái nhìn lệch lạc, mất đi giá trị vốn có của di tích.

ây là quan điểm có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động bảo tồn di tích.Tu y nhiên, việc bảo tồn di tích không có nghĩa là cố gắng giữ lại được càng nhiều càng tốt những gì thuộc về quá khứ hoặc giữ nguyên trạng một cách cứng nhắc làm cho di sản đó đóng băng và về lâu dài sẽ đưa tới sự xuống cấp, hủy hoại chúng. Trong quá trình bảo tồn cần linh hoạt, căn cứ vào những điều kiện cụ thể để đưa ra các giải pháp bảo tồn hợp lý đối với di tích, làm hài hòa giữa tính khoa học và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng, không để tính nguyên gốc trở thành vật cản cho sự phát triển, nâng cao chất lượng sống cho con người.

.1. . uản lý nhà nước về các di tích lịch sử – văn hóa phải ảo tồn và phát huy được giá trị các di tích gắn với c ng đồng, v c ng đồng

Trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát huy di giá trị các di tích, cùng với vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước, chúng ta thấy rõ vai trò rất quan

trọng của cộng đồng cư dân địa phương cũng như người dân trong cả nước. Những đóng góp của cộng đồng vào việc trùng tu, tu bổ di tích đã được thể hiện qua phân nghiên cứu thực trạng quản lý trên đây. Do vậy, quan điểm bảo tồn, phát huy giá trị di tích cần gắn với cộng cồng, tôn trọng và đề cao vai trò của cộng đồng với tư cách là chủ thế sáng tạo văn hóa, chủ sở hữu di tích, người hưởng thụ giá trị của di tích, đóng vai trò chủ động trong việc quản lý các di tích lịch sử - văn hóa tại địa phương. Cũng cần nhận thức rằng: mọi nỗ lực bảo vệ di tích không phải vì các cơ quan quản lý mà đó phải dành cho cộng đồng, cư dân địa phương. ảo tồn, gìn giữ được các giá trị di tích cũng chính là bảo vệ được bản sắc văn hóa, đặc trưng văn hóa của mỗi cộng đồng.

3.1.4. uản lý nhà nước về các di tích lịch sử – văn hóa phải ảo tồn, phát huy được các giá trị của các di tích gắn với sự phát triển kinh t x h i của địa phương

Hiện nay, chúng ta đều nhận thấy rằng di tích lịch sử văn hóa có chức năng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. ây là các sản ph m do con người tạo nên, hàm chứa những giá trị nhất định, có khả năng khai thác để phục vụ con người. Quan điểm di tích là tiềm năng, là tài nguyên đế phát triến du lịch, thu lợi nhuận đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Chúng ta vừa tiến hành bảo tồn, gìn giữ các di tích đó, một mặt phục vụ cho đời sống tinh thần, văn hóa tâm linh của cộng đồng nhưng mặt khác cũng thu lợi nhuận, kinh tế từ các di tích đó. Nhiều điểm di tích khi đưa vào khai thác giá trị phục vụ du khách đã làm thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế của người dân trong vùng, thúc đ y nhiều hoạt động dịch vụ phát triển. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chúng ta không khai thác chạy theo những lợi nhuận kinh tế, không khai thác di tích bằng mọi giá, mà cần có chiến lược phát triển bền vững, điều chỉnh hài hòa giữa mục tiêu bảo vệ di tích và khai thác, phát huy; cân nhắc những lợi ích và tác hại khác nhau, để tránh việc khai thác di tích

một cách thái quá dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ tới bản thân của các di tích.

3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về di tích lịch sử - văn h a trên địa bàn hu ện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh H a

3.2.1. Xây dựng, thực hiện quy hoạch, k hoạch ảo vệ, giữ g n và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trên địa àn huyện

Triển khai việc quy hoạch chi tiết đối với các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện để giải quyết hợp lý, hài hòa, bền vững giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Việc xây dựng quy hoạch các khu dân cư, khu công nghiệp, các đô thị mới phải bố trí quỹ đất phù hợp và thuận lợi để xây dựng các công trình văn hóa, công trình hạ tầng xung quanh khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn.

Tập trung tổ chức, chỉ đạo thực hiện các dự án thành phần thuộc quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị cụm di tích thắng cảnh Lạng ạch ở xã Hải Thanh để phát triển du lịch. Lập hồ sơ xếp hạng bổ sung các di tích hiện có trong cụm di tích thắng cảnh Lạng ạch – Quang Trung như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện tĩnh gia tỉnh thanh hóa (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)