7. Kết cấu luận văn
2.2. Công tác quản lý Nhà nƣớc về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn
bàn tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Cơ quan quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Sơ Ďồ cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý Nhà nước về di sản văn hóa trên Ďịa bàn tỉnh Đắk Lắk : UBND Tỉnh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phòng Quản lý Di sản văn hóa UBND Huyện Phòng Văn hóa - Thông tin UBND Xã Công chức Văn hóa - Xã hội
- Chức năng, nhiệm vụ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk về di sản văn hóa :
- Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy Ďộng, quản lý, sử dụng các nguồn lực Ďể bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại Ďịa phương sau khi Ďược phê duyệt;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích thuộc Ďịa phương quản lý sau khi Ďược phê duyệt;
- Tổ chức Ďiều tra, phát hiện, thống kê, phân loại và lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể thuộc Ďịa bàn tỉnh;
- Hướng dẫn thủ tục và cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể trên Ďịa bàn tỉnh cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam Ďịnh cư tại nước ngoài;
- Tổ chức thực hiện kiểm kê, phân loại, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên Ďịa bàn tỉnh;
- Thẩm Ďịnh dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh có khả năng ảnh hưởng Ďến cảnh quan môi trường của di tích;
- Tổ chức việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở Ďịa phương theo quy Ďịnh của pháp luật;
- Đăng ký và tổ chức quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong phạm vi tỉnh, cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng tỉnh và sở hữu tư nhân;
- Quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt Ďộng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử
2.2.2. Hiện trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Về công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
Tỉnh Ďã triển khai Luật Di sản Văn hóa ngày 29/6/2001, nhằm Ďẩy mạnh các hoạt Ďộng bảo vệ, gìn giữ, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản văn hóa các dân tộc ở Đắk Lắk, góp phần hiệu quả xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, Ďậm Ďà bản sắc dân tộc.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk Ďã ban hành Chỉ thị số 05/2003/CT-UB ngày 24/4/2003 về tăng cường công tác bảo vệ di sản văn hóa ở Đắk Lắk, Chỉ thị số 25/2006/CT-UBND ngày 18/12/2006 về việc bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa các dân tộc Đắk Lắk Ďể chỉ Ďạo các cơ quan, ban, ngành chức năng chủ Ďộng phối hợp với Cấp ủy, chính quyền Ďịa phương trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả; nhất là việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống: văn hóa lễ hội, văn hóa cồng chiêng, văn hóa sử thi, văn hóa nhà dài, văn hóa thổ cẩm,…; bảo tồn, khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, danh lam thắng cảnh…, Ďáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân, Ďồng thời phục vụ khách tham quan trong và ngoài tỉnh.
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa
Xác Ďịnh Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ có giá trị cao, thu hút nhiều lao Ďộng, thông qua Ďó làm cho giá trị văn hóa của dân tộc Ďược thấm sâu, Ďược lan tỏa trong nước và quốc tế, tỉnh Đắk Lắk Ďã ban hành nhiều quyết sách quan trọng về lĩnh vực du lịch và bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với các di tích lịch sử - văn hóa nhằm phát triển du lịch Ďồng bộ, bền vững.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa:
- Xây dựng kế hoạch, tiến hành khảo sát, thu thập tư liệu, xây dựng lí lịch di tích, tổ chức Hội nghị khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích Ďã hoàn
thành 03 hồ sơ khoa học di tích trình cấp thẩm quyền xếp hạng như: Di tích Khu căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965-1975) tại huyện Krông Bông; Di tích danh thắng Thác Drai Yông, huyện Cư Mgar và Buôn Đôn; Di tích lịch sử Điểm cao 519, huyện Ma Đ'rắk.
- Ban quản lý di tích tỉnh Ďã chỉnh sửa bổ sung các Ďiều, khoản Ďể tham mưu cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình UBND tỉnh ban hành Quyết Ďịnh quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên Ďịa bàn tỉnh. - Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ďã Ďề nghị UBND tỉnh ban hành các Quyết Ďịnh và bàn giao quyền quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích cho
các Ďịa phương như: Di tích lịch sử CADA, xã Ea Yông, huyện Krông Pắk cho UBND huyện Krông Pắk; Di tích danh thắng thác Drai Dlông, xã Quảng Hiệp và xã Ea Mrdoh' cho UBND huyện Cư M'gar và di tích danh thắng thác Bìm bịp, xã Yang Tao-Bông Krang, huyện Lắk cho UBND huyện Lắk.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ Ďạo Ban quản lý di tích hướng dẫn các thông tin liên quan Ďến di tích Đồi Cư H'lăm thuộc dự án khu du lịch danh lam thắng cảnh Đồi Cư H'lăm, xã Ea Pôk, huyện Cư M'gar cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Du lịch Đặng Lê.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ďã cung cấp tư liệu cho Công ty tư vấn xây dựng Đắk Lắk nghiên cứu Ďể lập quy hoạch tỷ lệ 1/500 tại di tích lịch sử Đình Lạc Giao.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, khảo sát Ďể xây dựng báo cáo thực trạng các di tích Ďã Ďược xếp hạng trên Ďịa bàn toàn tỉnh.
Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa
Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Ďã lập Ďề án Bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị di tích lịch sử Nhà Ďày Buôn Ma Thuột.Bên cạnh Ďó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp cùng Sở Giáo dục & Đào tạo Ďã triển khai chương trình “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” kết hợp cùng các trường học trên Ďịa bàn trong và ngoài tỉnh với các chính sách ưu Ďãi khi tham quan, hưởng thụ văn hóa dành cho học sinh khi tham quan, học tập tại các Ďịa Ďiểm là di tích lịch sử - văn hóa.
Công tác sưu tầm hiện vật cũng Ďược triển khai và Ďạt Ďược kết quả sau: Thực hiện công tác sưu tầm hiện vật, tư liệu và hình ảnh liên quan Ďến di tích lịch sử Số 04 Nguyễn Du (Biệt Điện Bảo Đại) Ďạt 24 hiện vật. Sưu tầm Ďược 300 bộ hồ sơ tù chính trị Ďã từng bị giam giữ tại Nhà Ďày Buôn Ma Thuột giai Ďoạn chống Pháp (1930-1945), tại Cục hồ sơ nghiệp vụ An ninh, Bộ Công An.
Bộ máy quản lý Nhà nƣớc
Bộ máy quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Ďã thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích của tỉnh thời gian qua, nhiều di tích lịch sử - văn hóa Ďã thực hiện tốt vai trò giáo dục văn hóa, lịch sử dân tộc cho khách tham quan như: Nhà Ďày Buôn Ma Thuột, Đình Lạc Giao, Đồn Ďiền CADA…
Thực hiện chặt chẽ việc phân cấp quản lý di sản, di tích, các công trình tôn giáo, phân Ďịnh trách nhiệm rõ ràng Ďối với cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý, Ďầu tư trùng tu, trách nhiệm của cơ sở và người chủ trì bảo quản di sản, di tích.
UBND tỉnh chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa cao nhất ở Ďịa phương theo phân cấp của Chính phủ. UBND cấp huyện, thị xã, phường, xã chịu trách nhiệm quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong Ďịa bàn quản lý.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn, tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên Ďịa bàn tỉnh về di sản văn hóa”. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quản lý di tích lịch sử văn hóa Ďược quy Ďịnh rõ trong chức năng nhiệm vụ của Ďơn vị này. Bộ phận chịu trách nhiệm quản lý di tích chính hiện nay là Ban quản lý di tích tỉnh Đắk Lắk và phòng Quản lý di sản.
Về cơ chế phối hợp của cơ quan quản lý các cấp: quản lý di tích Ďược tổ chức theo cấp hành chính, theo chiều dọc từ tỉnh xuống Ďến các cấp huyện/thị xã, xã/phường, thôn/khu dân cư.
Về mô hình quản lý
Mô hình mang tính chất cộng Ďồng tự quản: thành phần tham gia ban quản lý di tích Ďịa phương có Ďại diện chính quyền xã, thôn giữ vai trò giám sát, còn việc quản lý di tích chủ yếu là do cộng Ďồng với thành phần gồm hội người cao tuổi, hội phụ nữ, Ďoàn thanh niên,... Ďảm nhiệm.
Mô hình quản lý hoàn toàn do nhà nước Ďảm nhận: Nhà nước Ďảm nhận việc quản lý Ďối với các di tích lịch sử, cách mạng. Toàn bộ các hoạt Ďộng như: tu bổ, tôn tạo, trưng bày, giới thiệu về di tích Ďều Ďược nhà nước xây dựng kế hoạch, triển khai.
Mô hình tư nhân Ďiều hành Ďối với một số trường hợp di tích là các danh lam thắng cảnh.
Về công tác tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch với quy mô, cơ cấu hợp lý phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung trong Ďiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế theo Ďúng Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh giai Ďoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk giai Ďoạn 2016 - 2020, ngày 13 tháng 02 năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk Ďã ban hành Kế hoạch Ďào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch tỉnh giai Ďoạn 2017 - 2020, trong Ďó có một lực lượng lớn di sản viên, thuyết minh viên, cán bộ quản lý trong hệ thống quản lý các di tích lịch sử - văn hóa.
Tổng kinh phí Ďào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch trên Ďịa bàn tỉnh trong giai Ďoạn 2017 – 2020 là: 31.960.000.000 (Ba mươi mốt tỷ, chíntrăm sáu mươi triệu đồng). Trong Ďó: Nguồn xã hội hóa: 24.960.000.000 Ďồng (chiếm tỷ lệ 79%); Nguồn ngân sách Nhà nước: 7.000.000.000 Ďồng (chiếm tỷ lệ 21%). Ngoài ra, các cán bộ di tích, di sản viên cũng Ďược trau dồi kiến thức qua rất nhiều lớp tập huấn kỹ năng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa như: kỹ năng thuyết minh, kỹ năng bảo quản hiện vật,...
Về công tác huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa:
Ngày 12/8/2016 Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk Ďã có Quyết Ďịnh số 2372/QĐ – UBND về việc Ban hành danh mục dự án kêu gọi Ďầu tư tư giai Ďoạn 2016 – 2020 trên Ďịa bàn tỉnh. Trong danh sách này có không ít các hạng mục thuộc lĩnh vực văn hóa nói chung và di tích lịch sử - văn hóa nói riêng như: + Quyết Ďịnh số 125/QĐ-UBND ngày 06/9/2013 của UBND huyện Ea Sup về quy hoạch di tích lịch sử tháp Yang Prông.
+ Quyết Ďịnh số 838/QD-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc quy hoạch sử dụng Ďất Ďến năm 2020 của huyện Krông Bông nói
+ Quyết Ďịnh số 2054/QD-UBND, ngày 20/6/2011 của UBND huyện M'Drak về khu di tích danh lam thắng cảnh Dray K’nao.
Bên cạnh việc khai thác các di tích lịch sử - văn hóa như: Nhà Ďày Buôn Ma Thuột, Đình Lạc Giao, Đồn Ďiền CADA, di tích lịch sử văn hóa số 4 Nguyễn Du (thường gọi là khu Biệt Ďiện Bảo Đại), tỉnh Ďã vận Ďộng các doanh nghiệp lữ hành khảo sát, mạnh dạn Ďầu tư và mở các tour du lịch Ďến
Đình Lạc Giao, Đồn Ďiền CADA, tháp Yang Prong, hang Ďá Đắk Tuôr,... Đẩy mạnh công tác kiểm kê, nhận diện giá trị, lập hồ sơ Ďể xếp hạng di tích cấp tỉnh, quốc gia, quốc gia Ďặc biệt, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, lập quy hoạch di tích theo quy Ďịnh của Luật di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tiếp tục tuyên truyền, kiểm tra, xử lý việc chấp hành các quy Ďịnh của pháp luật về quản lý và bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, triển khai sâu rộng tinh thần chỉ Ďạo tại Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL ngày 08/8/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn ban quản lý các di tích không tiếp nhận công đức là các biểu tượng, sản phẩm, hiện vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Nhìn chung, công tác quản lý Nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên Ďịa bàn tỉnh bước Ďầu Ďã có những kết quả khả quan, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên Ďịa bàn toàn tỉnh.
Tổ chức, chỉ đạo khen thƣởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
Tỉnh Ďã có những chính sách, chế tài hỗ trợ cũng như khen thưởng Ďối với Ďội ngũ trực tiếp trông coi di tích khi bảo vệ an toàn di tích.
Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa cũng Ďược khen thưởng khi thực hiện xuất sắc công việc Ďược giao.
Ngoài ra các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa tùy theo thành tích Ďạt Ďược sẽ nhận giấy khen, bằng khen từ cấp Ďơn vị trực thuộc Ďến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Đắk Lắk và Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch.
Phối hợp, hợp tác về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
Việc phối hợp, hợp tác Ďược thể hiện dưới hai hình thức: một là phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong nước và hình thức phối hợp với các tổ chức quốc tế nhằm thực hiện các chương trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk Ďã thực hiện tốt công tác phối hợp trong nước cũng như quốc tế bằng việc triển khai hoạt Ďộng du lịch dựa trên giá trị di tích lịch sử - văn hóa thông qua các hội chợ du lịch Quốc tế Ďiển hình như: Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Năm năm 2016. Bên cạnh Ďó tỉnh Đắk Lắk Ďã thực hiện liên kết phát triển du lịch với nhiều Ďịa phương trong cả nước như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Nam Bộ, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, qua Ďó Ďã phối hợp quảng bá, xúc tiến du lịch, Ďào tạo bồi dưỡng nguồn nhân