Các nhân tố ảnh hƣởng đến thất nghiệp, giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sông hinh, tỉnh phú yên (Trang 38 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến thất nghiệp, giải quyết việc làm

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp

Khi nghiên cứu thất nghiệp dƣới chủ nghĩa tƣ bản Các Mác cho rằng thất nghiệp là bệnh kinh niên không thể khắc phục đƣợc của chủ nghĩa tƣ bản và thất nghiệp mang bản chất kinh tế xã hội. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy để kích thích nền kinh tế tăng trƣởng cần phải duy trì một tỷ lệ thất nghiệp hợp lý (khoảng từ 3 - 5%) nhƣng nếu tỷ lệ thất nghiệp quá cao sẽ tác

động xấu đến kinh tế-xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu.

Thứ nhất, nguồn nhân lực dƣ thừa.

Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nền kinh tế phát triển chậm số chỗ làm việc ít, trong khi lực lƣợng lao động nhiều và tăng nhanh dẫn đến tình trạng mất cân đối về cung - cầu sức lao động, thất nghiệp và thiếu việc làm là phổ biến.

Thứ hai, trình độ chuyên môn, kỹ thuật của nguồn nhân lực chƣa đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng sức lao động.

Trong quá trình đầu tƣ phát triển, do chuyển giao công nghệ mới với nƣớc ngoài hoặc đƣa những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, thị trƣờng lao động chƣa cung ứng đủ sức lao động cần thiết cho các doanh nghiệp. Hoặc do những nguyên nhân khác, chẳng hạn việc đào tạo nhân lực chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, Ngƣời lao động không đủ kinh phí để theo học các lớp đào tạo… nên chất lƣợng lao động chƣa đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng sức lao động, hoặc do cơ cấu ngành nghề thay đổi, một số ngành nghề cũ mất đi trong khi có những ngành nghề mới xuất hiện, cung về sức lao động chƣa thích ứng kịp với sự thay đổi đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp không phải do thiếu chỗ làm việc.

Thứ ba, cơ cấu tiêu dùng của thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ thay đổi. Sức sản xuất, dịch vụ bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Cơ cấu tiêu dùng của xã hội luôn thay đổi đòi hỏi cơ cấu sản xuất, dịch vụ cũng phải thay đổi theo. Lúc đó, quy mô của một số lĩnh vực hoạt động tăng lên cần thêm nhu cầu về lao động; trong khi quy mô của một số lĩnh vực hoạt động khác phải thu hẹp dẫn đến có một lƣợng lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp do chƣa đƣợc đào tạo đáp ứng yêu cầu mới về sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dịch vụ.

Thứ tư, nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái.

Hầu hết mọi nền kinh tế đều phát triển không liên tục, có tính chu kỳ. Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, quy mô sản xuất bị thu hẹp, nhiều ngƣời bị mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Minh chứng cho vấn đề trên là cuộc khủng hoảng 1929-1933 của chủ nghĩa tƣ bản, cuộc khủng hoảng kinh tế ở một số nƣớc Châu Á vào cuối thế kỷ XX.

Thứ năm, mức tiền công đƣợc ấn định cao hơn mức tiền công cân bằng của thị trƣờng sức lao động.

Ở một số nƣớc, Chính phủ và Công đoàn trong khi đấu tranh với giới chủ, đã đạt đƣợc mức tiền công thỏa thuận cao hơn mức tiền công cân bằng của thị trƣờng sức lao động. Trong trƣờng hợp này, quy luật cung cầu hoạt động sẽ làm cho cầu về sức lao động giảm xuống, cung về sức lao động lại tăng lên, hiện tƣợng mất cân bằng cung cầu sức lao động xuất hiện gây nên tình trạng thất nghiệp. Hiện tƣợng thất nghiệp này xảy ra ngay khi nền kinh tế

có thể vẫn còn chỗ làm việc.

Thứ sáu, hệ thống thông tin về thị trƣờng lao động còn yếu.

Trong khi các quốc gia phát triển có đầy đủ các kênh thông tin về thị trƣờng lao động để chắp nối cung - cầu lao động thì ở các nƣớc đang phát triển, hệ thống này chƣa hoàn chỉnh: Các thông tin về cung - cầu lao động đƣợc truyền tải chƣa có hệ thống, mang tính chắp vá và chủ yếu là thủ công dẫn đến Ngƣời lao động vẫn thất nghiệp trong khi ngƣời sử dụng lao động vẫn không tuyển đƣợc ngƣời.

Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến thất nghiệp nhƣ chính sách của Quốc gia liên quan đến giải quyết việc làm, chất lƣợng của hệ thống giáo dục đào tạo, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế,…

Tạo thêm nhiều việc làm trống để thu hút thêm lao động tham gia vào sản xuất, dịch vụ là vấn đề đặc biệt quan trọng nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực xã hội. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm giúp chúng ta tìm ra các giải pháp thích hợp để khắc phục thất nghiệp. Có thể kể ra những nhân tố cơ bản sau:

Thứ nhất, vốn đầu tƣ.

Vốn là vấn đề rất quan trọng trong việc tạo thêm nguồn việc cho Ngƣời lao động, nó càng đặc biệt quan trọng hơn đối với Việt Nam. Chính vì vậy, việc huy động mọi nguồn vốn nhằm tạo thêm nhiều chỗ làm mới là hết sức quan trọng. Những năm gần đây, Nhà nƣớc đã đề ra nhiều chính sách nhằm thu hút vốn từ nhiều nguồn đề đẩu tƣ tạo mở việc làm nhƣ: Tăng cƣờng vốn từ ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ phát triển sản xuất thông qua các chƣơng trình lớn kinh tế xã hội (Quỹ Quốc gia về việc làm, chƣơng trình giảm nghèo, chƣơng trình đƣa Ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài…); huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi có trong nhân dân thông qua việc tạo điều kiện phát triển bình đẳng các thành phần kinh tế, khuyến khích thành lập và phát triển các doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp...; tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài thông qua mở rộng các quan hệ quốc tế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi thu hút vốn đầu từ nƣớc ngoài...

Thứ hai, việc lựa chọn và áp dụng khoa học - công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Bất kỳ một quốc gia nào, khi ban hành các chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội cũng đều cân nhắc kỹ lƣỡng giữa phát triển kinh tế với ổn định xã hội, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững. Theo đó, tùy từng thời kỳ mà việc lựa chọn và áp dụng công nghệ vào các lĩnh vực hoạt động là khác nhau. Những lĩnh vực hoạt động quan trọng, then chốt là nền tảng để phát triển thì cần lựa chọn công nghệ cao, những lĩnh vực hoạt động khác thì tùy

theo điều kiện về vốn, về lực lƣợng lao động mà sử dụng công nghệ phù hợp vừa đảm bảo không làm tăng thất nghiệp và phát triển bền vững. Nếu lựa chọn công nghệ cao thì vốn đầu tƣ nhiều, năng suất cao nhƣng lại tạo ra ít chỗ làm việc mới và đòi hỏi chất lƣợng lao động cao. Ngƣợc lại, nếu sử dụng công nghệ thấp thì vốn đầu tƣ ít, năng suất thấp nhƣng lại thu hút đƣợc nhiều ngƣời vào làm việc.

Thứ ba, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế.

Trong quá trình phát triển nền kinh tế-xã hội, cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo hƣớng tăng tỷ trọng GDP ở khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm hợp lý khu vực nông - lâm nghiệp. Sự thay đổi cơ cấu GDP giữa ba khu vực kinh tế cơ bản dẫn đến cơ cấu nguồn việc cũng thay đổi tƣơng ứng. Các nƣớc phát triển có tỷ trọng GDP của khu vực dịch vụ là cao nhất, kế đến là công nghiệp - xây dựng và cuối cùng là nông nghiệp nên cơ c

tƣơng ứng lần lƣợt theo từng khu vực khoảng 60%, 30% và 10%. Sự thay đổi này là tất yếu do nhu cầu của xã hội nông nghiệp tăng chậm hơn sự thay đổi nhu cầu công nghiệp, dịch vụ; mặt khác, chính sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ là cơ sở quan trọng để tăng năng suất lao động và phát triển nông nghiệp.

Thứ tư, sự phát triển của kết cấu hạ tầng.

Sự phát triển kết cấu hạ tầng là một trong những điều kiện quan trọng mà các nhà đầu tƣ quan tâm khi quyết định mở cơ sở sản xuất kinh doanh hay không. Thực tế cho thấy, nơi nào có kết cấu hạ tầng tốt thì nơi đó có tốc độ phát triển kinh tế nhanh. Các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng phải thực hiện đầu tƣ cơ sở hạ tầng mới thu hút đƣợc đầu tƣ. Đầu tƣ càng nhiều, tạo việc làm càng nhiều. Mặt khác, nếu quy hoạch, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hợp lý trên diện rộng là điều kiện phát triển đồng đều giữa các khu vực, các vùng kinh tế từ đó mà giảm áp lực về việc làm cho các vùng kinh tế.

Thứ năm, điều kiện tự nhiên.

Không ai phủ nhận đƣợc tầm quan trọng của điều kiện tự nhiên trong phát triển kinh tế - xã hội. Vị trí địa lý, yếu tố khí hậu thuận lợi; tài nguyên, đất đai nhiều, đa dạng, phong phú tạo ƣu thế và điều kiện thuận lợi mở rộng nguồn việc cho Ngƣời lao động. Chính điều nay nhắc nhở chúng ta phải sự dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá đó, phát huy thế mạnh để tạo mở việc làm và tăng thêm thu nhập cho Ngƣời lao động thông qua các hoạt động khai thác.

Thứ sáu, chính sách của nhà nƣớc.

Các chính sách của nhà nƣớc đặc biệt quan trọng đối với vấn đề tạo việc làm cho Ngƣời lao động nhƣ chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại.... Bất kỳ một sự thay đổi nào của chính sách kinh tế đều cần phải có chính sách tạo việc làm thích hợp. Thật vậy, việc xác định mức lƣơng tối thiểu của nhà nƣớc rõ ràng ảnh hƣởng rất lớn đến đầu tƣ tạo mở việc làm. Nếu lƣơng tối thiểu ấn định cao thì thế mạnh về nguồn lao động rẻ sẽ biến mất thì cách lựa chọn của các nhà đầu tƣ là không đầu tƣ, hoặc đầu tƣ với mức độ ít hơn. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến gia tăng về việc làm.

Ngoài ra, việc gia tăng nguồn nhân lực, cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn - nghề cũng là cơ sở để các nhà đầu tƣ lựa chọn lĩnh vực kinh doanh…

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1, cơ sở lý luận về việc làm và giải quyết việc làm đã tập trung làm rõ:

Các khái niệm về việc làm; giải quyết việc làm; thất nghiệp, nguyên nhân thất nghiệp; khái niệm về thanh niên và những đặc điểm của thanh niên.

Cũng tại chƣơng này, luận văn đã làm rõ lý luận thế nào là quản lý, quản lý nhà nƣớc về việc làm, giải quyết việc làm; nội dung quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm; các nhân tố ảnh hƣởng đến thất nghiệp, giải quyết việc làm. Từ đó, Nhà nƣớc sẽ hoạch định và thực thi các cơ chế, chính sách, giải pháp, biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

việc làm, giải quyết việc l

giải quyết vi

Với nội dung trên, luận văn đã hệ thống hóa đƣợc các cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về việc làm, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động theo nhiệm vụ đặt ra

ải quyết vi huyện Sông

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN 2.1.

Hinh, tỉnh Phú Yên

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Sông Hinh là một huyện miền núi nằm phía Tây Nam tỉnh Phú Yên, tọa độ địa lý từ 12045' đến 13006' độ vĩ Bắc và 108040' đến 1090 07' độ kinh Đông: Phía Đông giáp huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên; phía Tây giáp huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai; Phía Nam giáp huyện M'Đrắc tỉnh Đắk Lắk; Phía Bắc giáp huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên. Từ vị trí địa lý trên tạo ra những lợi thế nhất định về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, các hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi hơn, cơ sở hạ tầng phát triển nhanh thu hút nhiều cƣ dân nơi khác đến sinh sống. Với vị trí địa lý thuận lợi, trong những năm qua huyện Sông Hinh đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm, hàng năm giải quyết đƣợc một số lƣợng lớn việc làm.

Bên cạnh những thuận lợi trên, vị trí địa lý của huyện cũng tạo ra một số khó khăn nhất định nhƣ tốc độ đô thị hoá nhanh, dân cƣ tăng mạnh, an ninh phức tạp… trong điểu kiện điều kiện nền kinh tế - xã hội của huyện chƣa kịp thích ứng. Vì vậy chính quyền địa phƣơng cần phải nắm bắt, tận dụng một cách hợp lý, đề ra định hƣớng phát triển đúng đắn và khả thi để tạo việc làm cho ngƣời lao động.

Tổng diện tích đất: 88.664 ha phân theo các loại đất: Đất sản xuất nông nghiệp: 28.026 ha; đất lâm nghiệp 40.129 ha; đất phi nông nghiệp: 14.531ha; đất chƣa sử dụng: 5.920 ha. Những nhóm đất chủ yếu là đất xám, đất đỏ vàng, đất phù sa, đất đen... Với tài nguyên đất phong phú và đa dạng phù hợp nhiều

loại cây trồng khác nhau. Quỹ đất sản xuất nông nghiệp lớn, đa dạng, thích hợp với nhiều loại vật nuôi, cây trồng, nhất là cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Tuy nhiên đây cũng là vấn đề cần xem xét khi sản phẩm đầu ra của các loại cây trồng không tiêu thụ đƣợc gây khó khăn cho bà con nông dân.

Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông quan trọng nối với các khu vực trong và ngoài tỉnh, là cầu nối các tỉnh duyên hải Nam trung bộ với các tỉnh Tây nguyên, tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi hàng hóa và liên kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội thông qua quốc lộ 29, quốc lộ 19c, ĐT 645 và tuyến đƣờng Đông Trƣờng Sơn rất thuận lợi cho trao đổi hàng hoá.

Sông Hinh là huyện có vị trí quan trọng về quốc phòng, vừa là hậu cứ, vừa là hậu phƣơng, khu vực phòng thủ cữa ngõ phía tây vững chắc, vừa là cầu giao lƣu văn hóa giữa các tỉnh duyên hải miền Trung với địa bàn chiến lƣợc Tây Nguyên. Tiếp giáp với hai vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng là huyện Tây Hòa, vùng trồng Lúa lớn nhất tỉnh và vùng trồng cây công nghiệp phát triển của 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk. Là nơi tiếp giáp giữa khu vực đồng bằng và miền núi cao nguyên, thƣợng và trung lƣu của hệ thống các sông, suối lớn chảy qua phía nam tỉnh, có ý nghĩa quan trọng về phòng hộ, dữ trử nguồn nƣớc, giảm tác động thiên tai, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, giàu truyển thống hòa hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.

Sông Hinh nằm trong vùng có lƣợng mƣa lớn nhất của tỉnh (2.200- 2.600 mm/năm), số ngày mƣa trung bình 120-130 ngày/năm, nhiệt độ trung bình trong năm 24,90C thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi phát triển. Huyện miền núi với tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, có nhiều loại gỗ và động vật rừng thuộc vào loại quý hiếm. Sông Hinh có thế mạnh về lâm nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu phục vụ phát triển ngành công nghiệp

sản xuất bột giấy, công nghiệp chế biến gỗ và ngoài ra tài nguyên rừng là một thế mạnh để khai thác du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học. Hàng năm toàn huyện trồng mới 600 ha, nâng tổng số rừng trồng tập trung trên toàn huyện lên 5.134 ha, nâng độ che phủ rừng đạt 41,63%.

Huyện Sông Hinh có nhiều phong cảnh đẹp, hồ đập, nhiều loại động thực vật, cảnh quan núi rừng tự nhiên phong phú và hấp dẫn là một ƣu thế to lớn để phát triển du lịch sinh thái, nhƣ điểm du lịch sinh thái suối Mây, thác Mare, thác Hờ Ly tại xã Sông Hinh đẹp và độc đáo, dòng thác trải dài, có những bãi đá, nƣớc cạn. Hồ thủy điện sông Ba Hạ, hồ thủy điện Sông Hinh, thủy điện Krông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sông hinh, tỉnh phú yên (Trang 38 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)