Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về giảm nghèo bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào m nông trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 92 - 112)

vững đối với đồng bào M’Nông tỉnh Đắk Nông đến năm 2020

3.2.1. Hoạch định, ban hành các chính sách đặc thù giảm nghèo cho đồng bào M’Nông, xác định người nghèo là đối tác để giảm nghèo

Nhằm đạt được mục tiêu giảm nghèo tại Nghị quyết số 56/2016/NQ- HĐND ngày 22/12/2016 về ban hành Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2016 – 2020 là ‘‘bình quân mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS từ 3% trở lên, hộ nghèo là đồng bào DTTS tại chỗ từ 4% trở lên’’, cần cần có các giải pháp đồng bộ, ban hành các chính sách giảm nghèo đặc thù của địa phương, có phương pháp tiếp cận mới, các chính sách đảm bảo tính đặc trưng, tôn trọng các giá trị của đồng bào DTTS tại chỗ, trong đó có M’Nông, không phải là cách tiếp cận chung, mang tính chuẩn hóa như từ trước đến nay, vì vậy, để giải quyết căn cơ vấn đề nghèo đói trong đồng bào DTTS M’Nông, tỉnh Đắk Nông cần xây dựng, hoạch định và ban hành các chính sách giảm nghèo đặc thù cho đồng bào DTTS tại chỗ nói chung và đồng bào người M’Nông nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông để tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững cho đối tượng này, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh, đạt được mục tiêu đã đề ra.

Xây dựng ban hành các chính sách giảm nghèo đặc thù cần phải xuất phát từ điều kiện, đảm bảo phù hợp với điều kiện sinh sống, thực trạng nghèo, tri thức bản địa, văn hóa, phong tục tập quán và nhu cầu, nguyện vọng để đáp ứng đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số M’Nông như giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, vay vốn, đất đai, phương tiện sản xuất, nhà ở, nghề nghiệp, việc làm, tiếp cận thông tin, pháp luật phù hợp với nguồn lực và thực tiễn địa phương; từng bước giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không sang tăng dần cho vay, hỗ trợ có điều kiện, có hoàn trả nhằm nâng cao tính tự chủ, tự lực của đồng bào nghèo; cần xác định rõ lộ trình và cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch; xác định vai trò trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Đồng thời xác định rõ công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể nhằm phát huy tối đa các nguồn lực hỗ trợ thực hiện mục

tiêu giảm nghèo.

Việc xây dựng, hoạch định các chính sách giảm nghèo cũng như việc lập kế hoạch giảm nghèo của địa phương cần phải có sự tham gia chủ động của người dân mà đặc biệt là người nghèo đồng bào DTTS tại chỗ M’Nông - đối tượng thụ hưởng các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; chương trình, dự án giảm nghèo cần phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai chính sách cụ thể từng xã, phường để hỗ trợ đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS M’Nông phù hợp với đặc điểm thực tế trên từng địa bàn...

Cần nghiên cứu cơ bản và toàn diện về thực trạng đói nghèo ở từng địa phương, rà soát và phân loại cụ thể các đối tượng nghèo đói làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện một số chính sách đặc thù trên cơ sở chính sách chung, nhất là các vùng có đông đồng bào DTTS người M’Nông như: Tuy Đức, Đắk R’Lấp…Các chính sách và chương trình giảm nghèo đặc thù cần coi trọng các tiêu chuẩn văn hóa và mặt khác vẫn đẩy mạnh sự hòa nhập của các cộng đồng người dân tộc thiểu số người M’Nông vào các chương trình quản trị và xã hội của địa phương. Nên thực hiện các hoạt động bằng hai thứ tiếng khi có thể và đưa người dân tộc M’Nông tham gia vào nhóm cán bộ đào tạo và trợ giảng, cũng như các đối tượng hưởng lợi.

Mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân từ việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo, triển khai thực hiện kế hoạch. Khi xây dựng và triển khai kế hoạch giảm nghèo cần quan tâm nguồn lực thực hiện, tập trung nguồn nhân lực đủ mạnh để triển khai có hiệu quả, vì hiện nay nhiều chính sách được triển khai, nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn như chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo, tiền điện, bảo hiểm y tế chỉ hỗ trợ 100% cho hộ nghèo thu nhập (N1) trong khi đó cũng là hộ nghèo nhưng nhóm nghèo N2 chỉ được hỗ trợ 70% nhưng khả năng và tình trạng nghèo

của hai nhóm tương đương nhau gây nên nhiều ý kiến kiến nghị của nhân dân.

3.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo là người dân tộc thiểu số tại chỗ M’Nông, nâng cao năng lực và tập trung đào tạo, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp

Giai đoạn 2016-2020, chương trình giảm nghèo của tỉnh được thực hiện trên quan điểm toàn diện, công bằng, bền vững với việc tiếp cận và triển khai các giải pháp giảm nghèo theo hướng đa chiều. Để chương trình đạt mục tiêu đề ra đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp có năng lực, nhiệt huyết, tận tâm với công việc. Vì vậy, cần củng cố, nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành và vai trò trách nhiệm của Ban chỉ đạo giảm nghèo ở các cấp; ban hành quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho các thành viên của Ban chỉ đạo; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, nhất là ở cơ sở để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thực hiện các cơ chế, chính sách ưu tiên nhằm thu hút cán bộ đến công tác ở những vùng sâu, vùng xa.

Thực tiễn cho thấy đội ngũ cán bộ cơ sở là hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công của chương trình giảm nghèo. Chỉ có cán bộ, công chức có trình độ năng lực, có kinh nghiệm và có tâm huyết với giảm nghèo mới chủ động đề xuất, tổ chức triển khai theo chương trình kế hoạch đúng mục tiêu và đảm bảo tiến độ thời gian. Tuy nhiên, hiện nay các xã bố trí công chức không phù hợp, lĩnh vực văn hóa – xã hội bố trí 01 biên chế, do khối lượng công việc khá lớn nên thường hợp đồng với đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội để phụ trách lĩnh vực trên, phụ cấp thấp nên người lao động không mặn mà với công việc dẫn đến thay thế nhân sự nhiều lần. Và

cũng chỉ có 7/8 huyện, thị xã (trừ huyện Đắk Glong) hiện nay đã xây dựng mạng lưới công tác viên công tác xã hội để hợp đồng phụ trách lĩnh vực giảm nghèo. Do đó, xảy ra tình trạng khi cán bộ công tác trong lĩnh vực được một thời gian, tích lũy được kinh nghiệm trong hoạt động giảm nghèo, hiểu được tâm lý của người nghèo ở vùng hay khu vực mình phụ trách để có thể theo sát để tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững thì lại chuyển công tác hoặc xin nghĩ việc. Người mới lại phải mất thời gian tìm hiểu và thích nghi công việc. Đó cũng là một trở ngại lớn đến hiệu quả của chương trình giảm nghèo bền vững. Vì vậy, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách cán bộ: có chế độ tiền lương, chế độ bố trí, sắp xếp cán bộ hợp lý, phù hợp với năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tạo sự ổn định vị trí làm việc cho cán bộ hoạt động giảm nghèo ở cơ sở để yên tâm công tác, từ đó tinh thần, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của cán bộ công chức được nâng cao.

Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ M’Nông là những cán bộ có khả năng gánh vác nhiều hơn công việc của địa phương; cần rà soát, đánh giá lại thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ có đủ trình độ chuyên môn theo quy định của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số M’Nông làm việc và khuyến khích học tập để nâng cao trình độ thông qua các hình thức đào tạo; xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo là người dân tộc thực sự tiên phong gương mẫu, vững vàng về chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong, lối sống lành mạnh đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong công tác giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, các hộ nghèo đồng bào DTTS M’Nông trong sinh hoạt hầu hết đồng bào dùng tiếng DTTS M’Nông, thế nhưng khi đến cơ quan

hành chính nhà nước thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt. Tuy nhiên, có những hộ nghèo thiếu hụt về chỉ số giáo dục, không biết Tiếng Việt. Về mặt ngôn ngữ, hiện tượng này gọi là “nhúng chìm”. Sự khác biệt về ngôn ngữ là “rào cản” lớn nhất đối với hộ nghèo đồng bào DTTS M’Nông khi giao tiếp, trao đổi với cán bộ, và ngược lại, cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp cơ sở cũng không sử dụng được ngôn ngữ tiếng M’Nông. Do đó, cần có những nghiên cứu, hành động để xóa đi dần rào cản này. Nên chăng, cần có các lớp tập huấn, đào tạo tiếng M’Nông cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác giảm nghèo cấp xã, để từ đó xóa bỏ rào cản, cán bộ hiểu được tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn của người nghèo đồng bào DTTS M’Nông.

3.2.3.Xây dựng nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ nguồn vốn giảm nghèo dựa vào lối sống văn hóa cộng đồng của người M’Nông (Giảm nghèo bền vững gắn với văn hóa bản địa)

Người đồng bào dân tộc M’Nông luôn có mối quan hệ gắn kết với cộng đồng, người dân nơi đây sống chết với cộng đồng, không muốn xa rời cộng đồng. Do vậy, người nghèo không thể rời bỏ cộng đồng trong một khoảng thời gian dài, để có thể đi xuất khẩu lao động, làm ăn xa hoặc tham gia các lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn liên quan đến sản xuất hay kỹ năng tổ chức đời sống cộng đồng. Như vậy, nếu trong xã hội truyền thống, những giá trị văn hóa của các tộc người thiểu số M’Nông đã có một vị trí quan trọng trong cố kết cộng đồng, thì trong xã hội hiện đại lại là một lực cản làm hạn chế quá trình nâng cao nguồn nhân lực ở các tộc người thiểu số. Do không muốn xa rời cộng đồng, nên khả năng tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật là hạn chế. Không nắm bắt được khoa học công nghệ, nên không thể vận dụng vào đời sống, dẫn đến năng suất cây trồng vật nuôi thấp, ảnh hưởng đến đời sống người nghèo M’Nông. Trong những trường hợp như vậy, văn hóa

truyền thống đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm mất đi động lực của sự phát triển của xã hội. Muốn phát triển và phát triển bền vững ở đồng bào DTTS M’Nông, thì văn hóa truyền thống phải cùng với những nhân tố mới trong phát triển văn hóa góp phần tạo nên động lực của cho công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Căn cứ vào các khó khăn, tồn tại hạn chế trong giảm nghèo đối với vùng đồng bào DTTS M’Nông để từ đó lập kế hoạch các chương trình, dự án giảm nghèo do cộng đồng đề xuất, quyết định; cộng đồng là nhóm hộ do các tổ chức đoàn thể làm đại diện hoặc hình thành theo từng thôn, bản được UBND cấp xã quyết định công nhận, có quy chế hoạt động cụ thể, không hỗ trợ cào bằng để hạn chế tính ỷ lại vào chính sách. Xây dựng cơ chế thu hồi, luân chuyển một phần nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được hỗ trợ cho người nghèo phù hợp với từng dự án, chính sách, đối tượng được luân chuyển hỗ trợ, nhằm nhân rộng dự án cho nhiều hộ nghèo đồng bào DTTS M’Nông khác được tham gia. Hộ gia đình được hỗ trợ ngân sách có trách nhiệm hoàn trả vồn cho cộng đồng để luân chuyển vốn cho các hộ khác, thời gian luân chuyển nguồn vốn sẽ tùy theo từng dự án cụ thể (mùa vụ, loại hình,…). Trên cơ sở nguồn vốn thu hồi, cộng đồng xem xét, xây dựng quy chế hỗ trợ, luân chuyển vốn cho các hộ nghèo đồng bào DTTS M’Nông khác trên địa bàn.

3.2.4. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp, lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, tập trung nguồn lực giảm nghèo cho các địa bàn có đông đồng bào M’Nông sinh sống

Cần xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch tập trung lồng ghép, huy động nguồn lực đầu tư thực hiện công tác giảm nghèo bền vững tại các địa bàn thôn, bon, buôn trọng điểm.

Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; đồng

thời tăng cường thu ngân sách địa phương tạo nguồn cân đối để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện xã hội hóa trong công tác giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, với phương châm: “nhân dân đóng góp, Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ”, "dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ", "lấy sức dân để lo cho dân", "lấy doanh nghiệp hỗ trợ nông thôn",...để tăng cường kêu gọi đầu tư, huy động đóng góp tối đa nguồn lực cho công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới đạt mục tiêu đề ra.

Hàng năm, ngân sách tỉnh cân đối bố trí kinh phí thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên cơ sở ưu tiên tập trung các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra. Đồng thời, tranh thủ thêm nguồn lực của các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cho mục tiêu giảm nghèo.

Có chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các địa phương đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ người M’Nông, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư trên địa bàn; tranh thủ nguồn vốn của các tổ chức tín dụng Trung ương, nguồn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và các nguồn tài trợ khác để huy động thêm vốn tín dụng cho Chương trình giảm nghèo của tỉnh.

Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức giúp đỡ nhau về vốn sản xuất trong các đoàn thể nhân dân; duy trì thực hiện tốt: "Quỹ hỗ trợ nông dân", "Quỹ tín dụng nhân dân", "Quỹ vì người nghèo", "Quỹ tín dụng cho người nghèo", "Quỹ trợ giúp người nghèo", "Tổ tiết kiệm", "Tổ tín dụng", "Tổ tương trợ",... ở các cấp.

trợ, giúp đỡ xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ liên kết phát triển sản xuất. Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giữa các dân tộc, địa phương, đơn vị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình kết nghĩa, đỡ đầu giúp các địa phương thực hiện giảm nghèo bền vững.

Quy hoạch và bố trí ổn định dân cư để tập trung đầu tư, hỗ trợ nguồn lực hiệu quả. Ưu tiên tập trung đầu tư trọng điểm vào những địa bàn còn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ M’Nông và đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

3.2.5. Giải pháp tuyên truyền, nâng cao trình độ dân trí, nhận thức của người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ M’Nông tỉnh Đắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào m nông trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 92 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)