Kinh nghiệm quản lý của một số địa phương và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công thành phố hà nội (Trang 38 - 44)

1.3.1.Tỉnh Thái Bình

Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công tỉnh trực thuộc Sở LĐ-TB&XH được thành lập theo Quyết định số 3214 ngày 06/12/2018 của UBND tỉnh trên cơ sở sát nhập 2 đơn vị: Trung tâm nuôi dưỡng và phục hồi chức năng, Trung tâm điều dưỡng người có công. Với chức năng tương đồng là chăm sóc, nuôi dưỡng, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người có công, vì vậy việc sát nhập được thực hiện theo đúng tinh thần các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, qua đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị.Sau khi sát nhập, Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công của tỉnh hoạt động tại 2 cơ sở: cơ sở 1 tại xã Đông Minh (Tiền Hải), cơ sở 2 tại xã Minh Quang (Vũ Thư). Hiện tại, số cán bộ, công nhân viên chức lao động của Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công trên 60 người. Ngay từ khi thành lập, Sở LĐ-TB&XH đã chỉ đạo Trung tâm xây dựng quy chế làm việc để làm cơ sở pháp lý điều hành hoạt động theo quy định của pháp luật; tổ chức rà soát lại các phòng để bố trí vị trí việc làm phù hợp với từng cán bộ; tạo môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả để thực hiện tốt chức năng nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công.

Theo kế hoạch hàng năm, bình quân Trung tâm tiếp nhận khoảng từ 3.500-4.500 lượt đối tượng đến điều dưỡng. Để đối tượng được chăm sóc đầy đủ và chu đáo, hàng năm Trung tâm đều xây dựng chương trình công tác, giao

nhiệm vụ cụ thể cho các phòng chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phân công trách nhiệm cho các cá nhân và bộ phận chuyên môn trong việc tu bổ, sửa chữa cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị. Mặc dù số đối tượng đến Trung tâm phần lớn đều cao tuổi, sức khỏe giảm sút, tỷ lệ thương tật từ 21% đến 81% song mọi cán bộ ở đây đều xác định công tác phục vụ người có công vừa là trách nhiệm vừa là vinh dự đối với mỗi cán bộ. Vì vậy, mỗi đợt đại biểu người có công đến ăn dưỡng (5 ngày), đơn vị đều thực hiện đầy đủ các nội dung: họp mặt thông báo rõ thời gian, tiêu chuẩn, chế độ do Nhà nước quy định, hướng dẫn việc nghỉ ngơi, sinh hoạt, ăn uống để giữ gìn sức khỏe, lập và quản lý bệnh án, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị trong phòng nghỉ, chăm sóc việc ăn, nghỉ, luyện tập phục hồi chức năng, hướng dẫn phòng tránh một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi, tham quan, chụp ảnh lưu niệm, liên hoan văn nghệ, cấp quà khi đợt nghỉ dưỡng kết thúc...

Tất cả đối tượng đến Trung tâm đều được đưa đón chu đáo, các cán bộ, nhân viên ở đây thăm khám sức khỏe, tư vấn đều trị bệnh, ăn uống theo nhu cầu của đối tượng, thường xuyên hỏi han, động viên tạo tâm lý thoải mái cho người được chăm sóc.Với những kết quả đạt được, Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng tỉnh Thái Bình đã góp phần cùng với ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa” [36].

1.3.2. Tỉnh Quảng Nam

Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công Quảng Nam thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam. Trong thời gigan qua, dưới sự chỉ đạo, quản lý của Sở, đặc biệt là đổi mới cơ chế hoạt động của Trung tâm theo hướng mở. Do đó, công tác nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng thường xuyên đối với thương binh, bệnh binh nặng và người có công của Trung tâm đã đạt được kết quả tốt, được đánh giá là một trong những Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công tiêu biểu của cả nước.

Trung tâm Nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công Quảng Nam tọa lạc tại khối phố Hòa Yên, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đơn vị có nhiệm vụ tổ chức, quản lý, thực hiện nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng thường xuyên đối với trên 60 thương, bệnh binh nặng và người có công; hàng năm tổ chức thực hiện điều dưỡng phục hồi sức khỏe và tinh thần cho hơn 4.500 lượt người có công của tỉnh Quảng Nam và các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên, các tỉnh thành phía Nam Trung bộ.

Để phục vụ tốt nhất cho các đối tượng chính sách nuôi dưỡng và điều dưỡng tại đây, ngoài những điều kiện bắt buộc về nơi ăn, chốn ở, tiêu chuẩn, chế độ, Trung tâm rất quan tâm đến việc xây dựng, đầu tư và thường xuyên chăm lo đến cảnh quan, môi trường và không gian xanh, sạch, mát mẻ. Lãnh đạo Trung tâm thường xuyên tuyên truyền, quán triệt đội ngũ cán bộ, nhân viên nâng cao nhận thức cũng như ý thức trong việc bảo vệ, chăm sóc môi trường, cảnh quan của Trung tâm. Theo qui định của Trung tâm, định kỳ cứ đến chiều thứ 6 hàng tuần, tất cả cán bộ - công nhân viên chức và cả các đối tượng chính sách có sức khỏe đều tham gia chương trình làm vệ sinh và chăm sóc bảo vệ cảnh quan, môi trường trong và ngoài Trung tâm.

Với kinh nghiệm trên, các đối tượng chính sách đã được điều dưỡng và đang được nuôi dưỡng thường xuyên tại Trung tâm Nuôi dưỡng, điều dưỡng Người có công Quảng Nam luôn cảm thấy yên lòng, hạnh phúc và thật sự thoải mái như được ở trong chính ngôi nhà của mình [37].

1.3.3. Thành phố Hồ Chí Minh

Theo quy định chung của Bộ LĐ-TB&XH, các địa phương trên tiến hành tổng hợp, phân loại và lập hồ sơ đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi NCC. Các địa phương trên đều có số lượng NCC lớn, song các cơ sở nuôi dưỡng tập trung do Bộ tổ chức quản lý không nhiều. Các cơ sở nuôi dưỡng

tập trung ở các địa phương này chủ yếu do địa phương đứng ra tổ chức thành lập dưới sự hướng dẫn hỗ trợ của Bộ LĐ-TB&XH.

Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC ở Thành phố Hồ Chí Minhđược tổ chức hoạt động theo hướng mở, có nghĩa là đối tượng nuôi dưỡng trong Trung tâm không phải chỉ hoàn toàn nuôi dưỡng tại Trung tâm. Họ chỉ đến Trung tâm và do Trung tâm quản lý, nuôi dưỡng khi họ bị ốm đau, tái phát vết thương nặng hoặc lên cơn tâm thần… Gia đình không có điều kiện chữa trị, quản lý. Khi đó gia đình liên lạc với Trung tâm, Trung tâm bố trí bác sĩ, phương tiện và xe cứu thương đến gia đình đón về Trung tâm để điều trị, nuôi dưỡng.Khi vết thương ổn định, cơn bệnh tâm thần qua đi, bệnh nhân và gia đình có nguyện vọng, Trung tâm lại bố trí phương tiên đưa đối thượng về nuôi dưỡng tại gia đình.

Việc tổ chức Trung tâm nuôi dưỡng NCC theo mô hình “Mở” có nhiều ưu việt như:

- Đối tượng NCC được sống gắn bó và sự chăm sóc của người thân nên giải quyết được yếu tố tinh thần thoải mái cho NCC, giải quyết được các yếu tố tâm lý khi bệnh tật tái phát.

- Gần gũi gia đình, con cái nên có sự yêu thương gắn kết, chia sẻ và trách nhiệm thiêng liêng.

- Sự động viên, thăm hỏi của người thân, gia tộc, cộng đồng và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội với đối tượng cũng thường xuyên và thuận tiện hơn.

- Thực hiện mô hình Trung tâm theo hướng “Mở” thì không phải lập nhiều Trung tâm nên tiết kiệm được kinh phí, tiết kiệm được biên chế, tiết kiệm được nguồn lực để mua sắm thêm trang thiết bị cho Trung tâm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh, nuôi dưỡng và đưa đón đối tượng.

Để thực hiện các hoạt động của mô hình “Trung tâm mở”. Các tỉnh giao nhiệm vụ cho các Trung tâm phải có trách nhiệm theo dõi việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho đối tượng nuôi dưỡng tại nhà. Định kỳ cử các bác sĩ đến kiểm tra, thăm khám tại nhà và thực hiện chế độ đến kịp thời khi gia đình đối tượng thông báo đối tượng có vấn đề về sức khỏe cần phải kiểm tra thăm khám và đưa về Trung tâm hay bệnh viện để điều trị.

Ngoài chức năng nuôi dưỡng, Sở LĐ – TBXH Thành phố còn giao cho các Trung tâm thực hiện chức năng điều dưỡng tập trung cho đối tượng NCC của địa phương mình. Để thực hiện chức năng điều dưỡng tập trung. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan văn hóa, du lịch của địa phương để có những hoạt động hữuích và có nghĩa đối với NCC trong kỳ nghỉ điều dưỡng.

1.3.4. Bài học kinh nghiệm

- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, quan tâm Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đối với người có công và các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách ưu đãi đối với người có công.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện QLNN đối với NCC và các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC.

- Đổi mới cơ chế hoạt động của các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC theo hướng mở. Trên cơ sở đó, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm.

- Tăng cường đầu tư ngân sách, nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị,... phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, điều dưỡng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với các nội dung: khái niệm QLNN đối với Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC; xác định rõ chủ thể quản lý; các nội dung QLNN đối với các Trung tâm.

Để làm rõ hơn cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu, Luận văn đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC gồm: pháp luật, chính sách của nhà nước; năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức; các nguồn lực vật chất, tài chính;...

Trong chương 1, để làm rõ cơ sở khoa học trong nghiên cứu, đề xuất giải pháp, tác giả cũng tập trung tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC ở một số địa phương qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội.

Các nội dung nghiên cứu trong Chương 1, đã hệ thống hóa được cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC. Đây cũng là khung lý luận nền tảng để nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC thành phố Hà Nội trong Chương 2 và đề xuất giải pháp ở Chương 3.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC

TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG VÀ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công thành phố hà nội (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)