2.3.1. Thành tựu
Thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về ưu đãi NCC nói chung và quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định như:
- Cơ sở pháp luật chính sách ưu đãi nói chung, nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC nói riêng được các cơ quan quản lý nhà nước các cấp ban hành khá đầy đủ, đồng bộ và được các đối tượng NCC cùng nhân dân đồng tình, nghiêm
chỉnh chấp hành, đồng thời nó là hệ thống công cụ cho công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.
- Chế độ ưu đãi NCC cơ bản phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình chính trị của đất nước và của Thành phố Hà Nội, phù hợp với nguyện vọng chung của các tầng lớp nhân dân và bản thân các đối tượng NCC, vì thế nên được nhân dân đồng tình ủng hộ mạnh mẽ.
- Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều cố gắng để bổ sung các chế độ đặc thù của Thành phố nhằm ưu đãi NCC trong nuôi dưỡng và điều dưỡng.
- Thành phố thiết lập được 05 Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và đã đi vào hoạt động có bài bản nhiều năm nay. Về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC của Thành phố. Do tính ưu việt của pháp luật và chính sách đối với NCC nói chung và ở Thành phố Hà Nội nói riêng đã góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội trong tình hình mới.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC của Thành phố Hà Nội vẫn còn một số khó khăn nhất định như:
- Việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách ưu đãi đối với NCC của Đảng, Nhà nước có nơi chưa quán triệt đến hết mọi đối tượng nên còn có đối tượng chưa năm được đầy đủ chế độ chính sách, còn lúng túng trong triển khai thực hiện. Chế độ thông tin báo cáo còn chưa được thực hiện kịp thời.
- Trong thực hiện chế độ, chính sách đối với Người có công vẫn còn trường hợp thiếu sót, sai phạm.
- Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo một số việc liên quan đến chế độ chính sách của một số địa phương còn chưa kịp thời, giải quyết chưa triệt để.
- Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác LĐ-TB&XH vẫn còn hạn chế. Dẫn đến tình trạng giải quyết công việc còn chậm, chưa làm tốt vai trò tham mưu cho lãnh đạo trong việc quản lý chặt chẽ NCC, thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi NCC.
- Chế độ điều dưỡng chưa cao, cơ sở vật chất của các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng chưa được đảm bảo nâng cấp mới, so với nhà riêng của đối tượng không hơn bao nhiêu. Việc mời các đối tượng đi điều dưỡng khó khăn vì nhiều người chỉ muốn ở nhà.
- Với đặc điểm của NCC đến nuôi dưỡng, điều dưỡng nhiều người cao tuổi, sức khỏe yếu, bệnh tật cho nên các Trung tâm cũng gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị, chăm sóc, phục vụ.
2.3.3. Nguyên nhân
- Do quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có lúc có nơi còn thiếu tập trung, chưa sâu sát, cụ thể, công tác đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn chưa được thường xuyên;
- Bộ LĐ-TB&XH, các cơ quan Trung ương chậm ban hành các Thông tư hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách. Một số quy định về điều kiện, thủ tục, hồ sơ trong việc giải quyết các chế độ ưu đãi đối với NCC còn bất cập, vướng mắc.
- Năng lực, trình độ nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của một số ít cán bộ, công chức Ngành LĐ-TB&XH còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu và luôn biến động.
- Công tác ứng dụng Công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ, thực hiện các chế độ ưu đãi của NCC chưa được quan tâm kịp thời.
- Chính sách ưu đãi NCC tuy đã được sửa đổi, bổ sung kịp thời, nhưng một số văn bản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh vẫn chưa bảo đảm sự thống nhất. Một số quy định liên quan công tác xác nhận người có công, thực hiện chính sách ưu đãi còn bất cập, gây khó khăn cho công tác tổ chức, thực hiện.
- Chế độ ưu đãi NCC hiện còn có những hạn chế, chưa phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn đời sống. Vẫn còn một số đối tượng NCC chưa được công nhận để thụ hưởng chính sách ưu đãi, đời sống của một số bộ phận NCC còn gặp nhiều khó khăn. - Đối tượng nuôi dưỡng, điều dưỡng có sự chênh lệnh lớn về độ tuổi trong khi một số chế độ phục vụ chưa phù hợp. Trình độ chuyên môn và chất lượng phục vụ của cán bộ công nhân viên tại các Trung tâm chưa thực sự đồng đều. Phương tiện đưa đón chưa đảm bảo, trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng, điều dưỡng chưa đầy đủ.
Đó là những vấn đề cấp thiết là cần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với NCC nói chung và đối với các tổ chức, hoạt động của các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC nói riêng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2, đã khái quát về chức năng, nhiệm vụ và kết quả hoạt động của các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCCthành phố Hà Nội.
Chương 2 luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các Trung tâm trên 6 nội dung cơ bản: Các quy định pháp lý; công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các Trung tâm; tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, chính sách; quản lý các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất; công tác thanh tra kiểm tra.
Qua đánh giá, đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC, trên cơ sở đó góp phần đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các Trung tâm này.
Bên cạnh việc đánh giá những kết quả đạt được, quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC, luận văn cũng nêu những hạn chế, bất cập của hoạt động nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC và đi sâu phân tích nguyên nhân dẫn đến hạn chế của những bất cập đó để có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng NCC trong Chương 3.
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG, ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI CÓ CÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Quan điểm và định hướng quản lý nhà nước về ưu đãi, nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công